K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2022

a, 121 + 222 + 323 + 984 + 999 = 2648 

vì ở đây có 3 số lẻ nên tổng 3 số lẻ là số lẻ, lại có 2 số  chẵn nên tổng hai số là chẵn . vậy tổng 5 số là số lẻ mà tổng lại là số chẵn tổng đó là sai.

b, 121 + 222 + 323 + 984 + 999 = 5649 

121; 222; 323; 984; 999 đều là số có 3 chữ số nên nhỏ hơn 1000

vậy tổng 5 số nhỏ hơn 5000 nên tổng 5 số bằng 5649 là sai

13 tháng 9 2022

địt
 

23 tháng 9 2022

tự bik =)

 

27 tháng 9 2022

Trong đoạn trích, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Dế Mèn - nhân vật chính trong truyện. Tác giả đã khắc họa đầy đủ những nét ngoại hình, tính cách của Dế Mèn hiện lên một cách sinh động, chân thực. Dế Mèn hiện lên là một chàng dế thanh niên khỏe mạnh

11 tháng 9 2022

Câu 1: Văn bản Thánh gióng thuộc thể loại gì?

- Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết.

Theo em, Truyền thuyết là gì?

- Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. 

Câu 2: Để phân tích một tác phẩm truyền thuyết, em cần phân tích những yếu tố chính nào?

- Đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng

- Sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Các nhân vật trong truyền thuyết thường:

     Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình.

     Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh,

kì ảo.

- Thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

Em hãy dựa vào Sách giáo khoa trang 18 và cho cô biết: Nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo là gì?

- Nhân vật: Đối tượng có hình dáng, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc,... trong tác phẩm, gồm: con người, thần tiên, ma quỷ, loài vật, đồ vật,...

- Cốt truyện: Các sự kiện chính, sắp xếp theo thứ tự trật tự nhất định: Mở bài, diễn biến, kết thúc.

- Yếu tố kì ảo: Cái khác, cái lạ trong các tác phẩm văn học.

11 tháng 9 2022

Thuộc thể loại truyện truyền thuyết.

Truyện truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian kể các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Sự tích hồ gươm, sự tích bánh chưng bánh dày

11 tháng 9 2022

I. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về một đêm trăng đẹp
  • Cuộc sống tươi đẹp luôn cho chúng ta những khoảnh khắc quý giá và đáng nhớ. Đó có thể là một buổi bình minh trong trẻo, đầy sức sống; một buổi sáng tươi mới; một buổi hoàng hôn yên bình, thong thả sau lũy tre làng. Đặc biệt, là một đêm trăng mùa hè đẹp đẽ trên chính quê hương mình.

II. Thân bài

1. Thiên nhiên, cảnh vật

  • Không gian buổi đêm thật thanh bình và rộng lớn.
  • Cơn gió mùa hè dìu dịu thổi qua cây lá, mang theo chút thanh mát làm dịu đi cái oi ả của mùa hè.
  • Một đêm mười rằm, ánh trăng tròn vành vạnh như chiếc mâm vàng khổng lồ. Những ngôi sao lấp lánh không ngừng để tô điểm thêm cho bầu trời đêm, cùng nhau thi xem ai là người tỏa sáng nhất trong buổi đêm.
  • Ánh nắng vàng chói chang đã nhường chỗ cho những ánh sáng dịu nhẹ, bàng bạc của ánh trăng.
  • Trăng tỏa sáng cả làng quê. Ánh trăng tràn qua những con đường, qua mặt sông, trên những đồng lúa đang vào đòng, chiếu sáng những con ngõ nhỏ. Trăng in dấu trên mặt nước long lanh, lấp lánh phản chiếu qua kẽ lá như có đứa trẻ tinh nghịch nào làm đang chơi trò chiếu gương.
  • Đêm đến, cánh đồng là không gian hội họp của những loài vật. Tiếng ếch nhái, chẫu chuộc gọi bạn tình, gọi nhau kêu không ngớt. Tiếng sáo diều vi vu trên trời của đứa trẻ nào ham chơi buộc lại cánh đồng, gửi gió cất cao mơ ước.
  • Xa xa, thấp thoáng bóng những chú cò gầy guộc phải kiếm ăn vào ban đêm.
  • Cơn gió mơn man trên cánh đồng làm nên khúc giao hưởng rì rào, len lỏi qua kẽ lá, làm nên những giai điệu xôn xao.

2. Con người

  • Những ngôi nhà đều đã sáng ánh đèn. Những ánh đèn vàng cam, trắng hắt từ những ô cửa ra ngoài sân, hòa cùng với ánh sáng của vầng trăng.
  • Con người sau một ngày làm việc vất vả, cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình. Tiếng cười nói của trẻ thơ, tiếng trò chuyện của người lớn rôm rả, rộn rã.
  • Trên các con đường làng, đám trẻ đã tụ tập đông đủ. Chúng chơi đủ các trò chơi: trốn tìm, ú òa, rồng rắn lên mây, kéo cưa lừa xẻ, … Những bước chân dập dìu, ngây thơ xem ông trăng có đi theo mình không.
  • Ngoài sân, những chú mèo đang vờn đuổi bóng mình dưới ánh trăng một cách thích thú. Tiếng chó sủa vào không ngoài ngõ. Đàn gà đã yên bình bên tổ ấm của mình.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân
  • Trời càng về khuya, ánh đèn của các gia đình đã dần tắt. Chỉ có ông trăng kia vẫn ở đó, sáng soi và canh giữ, bảo vệ cho con người. Với tôi, những đêm như thế là những đêm bình yên nhất.
11 tháng 9 2022

I) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

  • Đêm rằm trăng tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
  • Xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

II) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

  • Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
  • Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
  • Gió thổi mát rượi
  • Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

  • Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
  • Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
  • Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
  • Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

III) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

  • Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
  • Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
  • Càng thêm yêu mến quê hương
  • Không bao giờ quên hôm ấy
a. Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Mày hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng?...Hoa biến đi để tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây, với lá. b. Biển đã gửi lên trưng bày một số sản vật, hé cho nom thấy một phần, dù là rất nhỏ, sự phong phú vô cùng, vô tận của mình: những con thèn, lườn phơn phớt hồng, kẻ hai sọc vàng...
Đọc tiếp

a. Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Mày hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng?...Hoa biến đi để tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây, với lá.

b. Biển đã gửi lên trưng bày một số sản vật, hé cho nom thấy một phần, dù là rất nhỏ, sự phong phú vô cùng, vô tận của mình: những con thèn, lườn phơn phớt hồng, kẻ hai sọc vàng óng ánh;… con lượng, to bằng bàn tay, thắm đỏ, con thửng mình tròn, thịt ngọt và mềm, ngoài bắc quen gọi là con cá mối vì nó giống hình con mối;… con trát mắt rất to, viền một vành tròn to, màu phẩm như mắt tướng tuồng, con cá bò, mắt viền vàng, một cái gai dựng chóc ngóc trên lưng; con chuồn đầu phình to mum múp, vốn là cá đi nổi…

0
10 tháng 9 2022

 Vào đầu năm học mới, mẹ đã mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ… và một cái bảng con thật xinh xắn nữa. Cái bảng của em được làm bằng gỗ, rất nhẹ. Bảng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng khoảng 25 cm. Bảng khoác chiếc áo màu đen bóng. Hai mặt bảng được kẻ những ô vuông đều đặn. Ở một góc bảng có cái lỗ nhỏ để buộc vào góc bảng. Đầu dây còn lại em buộc cái khăn lau bảng được làm bằng những mảnh vải, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi viết, màu phấn trắng nổi lên trên nền bảng đen bóng. Em dùng khăn lau bảng xóa đi những dòng chữ đã viết, bảng lại trở về với chiếc áo thật đẹp của mình. Em rất thích cái bảng con của em. Bảng đã giúp em rất nhiều trong học tập. Em đã tập viết chữ, làm những phép toán và vẽ những bông hoa, những con vật… trên bảng theo yêu cầu của bài học. Cái bảng con như người bạn thân thiết của em. Em luôn nâng niu, giữ gìn cẩn thận. Chính vì thế, em đã sử dụng từ đầu năm học đến nay m

10 tháng 9 2022

Mà trông vẫn còn như mới vậy. 

8 tháng 9 2022

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019, là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona RNA liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này. hiện nay nó đã lây lan khắp thế giới. mỗi người dân chúng ta cần cẩn trọng  và lưu ý về loai virus nguy hiểm này

9 tháng 9 2022

Trước diễn biến phức tạp của tình hình và hậu quả tiêu cực do dịch COVID-19 (bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra), ngày 11/3, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu và ở Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Thời gian xảy ra dịch được xác định từ ngày 23/1/2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” - Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 với  tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động là“Chống dịch như chống giặc”.

 
 

Vì sao chống dịch phải như chống giặc?

“Chống dịch như chống giặc” được hiểu là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.

 

Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, không chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến số người tử vong ngày càng cao; được coi là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam…

Các loại giặc trên đều nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt (dịch COVID-19 là “giặc vô hình” (mắt thường không thể thấy được làm người ta mắc bệnh và tử vong; đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị; do đó, chống giặc dịch được hiểu là chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ “giặc” còn lại cũng nguy hiểm không kém nên đặt ra tính cấp bách và là “đối tượng” phải phòng, chống nhanh chóng và kịp thời.

 Chống giặc như thế nào?

Về mục tiêu: Trước mắt, nhanh chóng đẩy lùi, tiến tới công bố hết dịch trong thời gian sớm nhất; về lâu dài, nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của dịch; đồng thời ra sức phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Về quan điểm và phương châm: Tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo đó, việc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay điều kiện tiên quyết là phải đề cao các biện pháp phòng dịch là chính; thậm chí “phải hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân” như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ.

Về sức mạnh và lực lượng: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng, trong đó, ngành y tế, quân đội và công an là lực lượng nòng cốt; phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác từ các nước trong khu vực và trên thế giới vì đây là vấn đề toàn cầu.

Về phương thức chống giặc:

Trong các chỉ thị, quyết định và hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta đều chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả”. Đặc biệt, phải “cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng cường ngăn chặn là vô cùng quan trọng; bởi vì, nếu chúng ta không kịp thời, không nhanh chóng thì dịch bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa. Đối với những người “nối giáo cho giặc” cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật; còn đối với các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam thì kiên quyết tiêu diệt.

Không được chủ quan khinh địch, vì diễn biến dịch hết sức phức tạp và hậu quả xảy ra trên diện rộng do đó phải hết sức chủ động phòng, chống kịp thời và hiệu quả. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện tốt lời kêu gọi của  Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19!". Mỗi người dân  là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh. Đó chính là tinh thần chủ đạo chống dịch như chống giặc hiện nay.

Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp tích cực tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là bà con nhân dân vùng có dịch hiểu rõ, tác hại củadịch và tích cực, chủ động tham gia phòng, chốngdịch với nhiều hình thức và phương tiện tuyên truyền khác nhau hiệu quả. Đồng thời, phải khơi dậy và phát huy sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống dịch; phân công, phân nhiệm lực lượng phụ trách cụ thể với tác phong “đi tận ngõ, ngõ tận nhà”… nhằm phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Phải kết hợp việc tiêu diệt giặc COVID-19 với thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác. Đây là giải pháp căn cơ nhất bởi vì dịch bệnh có thể kéo dài, nếu chỉ tập trung mọi nguồn lực cho một nhiệm vụ sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ cho cả nền kinh tế, gây mất ổnđịnh chính trị, mất trật tự an toàn - xã hội… Do đó, mới đây (ngày 25/3/2020), tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ trước tình hình khó khăn của người dân hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Thời điểm này rất cần sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để vượt qua khó khăn, đảm bảo tình hình đất nước ổn định, chăm lo đời sống nhân dân. Đặc biệt, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy hành chính Nhà nước, không vì dịch bệnh mà đình trệ công việc. Trước mắt, là làm tốt mọi công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm dẻo, vừa cương quyết; sẵn sàng nhận hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm xử lý dịch, chữa trị người nhiễm với cộng đồng quốc tế. Đây chính là tư tưởng cách mạng tiến công của đường lối chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào “cuộc chiến chống dịch COVID-19” hiện nay.

Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã luận giải:  “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh. Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực lượng nào, đoàn kết lực lượng nào, cô lập và phân hóa lực lượng nào, để tiêu diệt kẻ thù của giai cấp, của nhân dân. Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách mạng”(*). Vì vậy, khẩu hiệu“chống dịch như chống giặc” trong phòng, chống dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu đó của Người và tất yếu Việt Nam sẽ sớm giành thắng lợi trước thứ giặc nguy hiểm này./.