K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2022

?????????

 

18 tháng 9 2022

Đất rừng phương Nam là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong cuốn tiểu thuyết đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đoạn trích kể về việc An theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng - một người đàn ông sống cô độc giữa rừng. Không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Cuộc đời của Võ Tòng cũng trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Câu chuyện này cho thấy Võ Tòng là một con người gan dạ, dũng cảm. Võ Tòng cũng là một người giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này để cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của con người Nam Bộ: phóng khoáng, tốt bụng, giàu tình cảm.

Cùng với đó, một điểm khiến người đọc cảm thấy ấn tượng là không gian núi rừng Nam Bộ được nhà văn khắc họa đầy chân thực. Những hình ảnh như “ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến”. Hay căn nhà của Võ Tòng: “Trên vách lều đóng đầy mồ hóng đen sì, một chùm xương sọ khỉ ước chừng vài mươi cái treo lủng láng cạnh những đầu con nhọ nồi khô, những chân tay khỉ, tay chân dọc xâu từng đôi một, gác trên đoạn sào nhỏ”. Cùng với tiếng kêu của con vượn bạc má “Ché... ét ché... ét…”. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh hoang dã, vắng vẻ.

Tóm lại, đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có nhiều nét đặc sắc về nội dung về nghệ thuật, góp phần làm nên tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.

28 tháng 9 2023

viết dài vậy

18 tháng 9 2022

Nếu cậu muốn có một người bạn trích trong chương XXI của cuốn sách “Hoàng tử bé” - một cuốn sách vô cùng nổi tiếng của Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Khi đọc đoạn trích này, chắc chắn người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật hoàng tử bé.

Đó là một cậu bé đến từ hành tinh khác. Cậu đến với Trái Đất để tìm kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ khác. Khi vừa đến đây, câu nhìn thấy một vườn hoa hồng và nhận ra rằng ở hành tinh của mình, cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Điều đó khiến cậu cảm thấy vô cùng thất vọng, nằm dài trên cỏ và khóc lóc. Đúng lúc đó, một cáo con xuất hiện, trò chuyện cùng với cậu.

Khi nghe thấy lời chào của con cáo, hoàng tử bé đã đáp lại một cách thật lịch sự, khen cáo rằng “Bạn dễ thương quá”. Điều đó thể hiện rằng hoàng tử bé có cái nhìn ngây thơ, trong sáng, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành, không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi. Cậu nói với cáo rằng mình rất buồn chán, và mong cáo hãy đến chơi với mình. Nhưng cáo đã từ chối cậu vì nó chưa được “cảm hóa”. Với tâm hồn tò mò của một đứa trẻ, cậu đã hỏi cáo ý nghĩa của từ “cảm hóa”. Và khi biết được cảm hóa có nghĩa là làm cho gần gũi hơn, hoàng tử bé đã dần nhận ra rằng bông hoa hồng ở hành tinh của cậu đã cảm hóa mình. Cậu lại tiếp tục lắng nghe câu chuyện về cuộc sống của cáo ở Trái Đất.

Hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện, khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là tinh ranh, xảo quyệt, xấu tính nên cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé. Nó nói với cậu: “Bạn làm ơn… cảm hóa mình đi”. Và rồi, cáo đã dạy cho hoàng tử bé cách cảm hóa mình. Khi chưa cảm hoá được nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau nhưng khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau” và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”.

18 tháng 9 2022

Với sự chân thành, kiên nhẫn của mình hoàng tử bé đã cảm hóa được cáo. Và họ trở thành những người bạn thân thiết. Thậm chí khi phải chia tay, cáo đã cảm thấy buồn bã và muốn khóc. Nếu cáo nhận được sự cảm hóa chân thành của hoàng tử bé. Thì cậu cũng đã nhận được những lời khuyên quý giá của cáo về tình bạn.

Như vậy, nhân vật hoàng tử bé trong đoạn trích này hiện lên đúng với hình ảnh của một cậu bé. Qua nhân vật này, nhà văn cũng muốn gửi gắm bài học về tình bạn.

18 tháng 9 2022

Jack Ma - một tỉ phú người Trung Quốc đã từng nói rằng: “Chúng ta sinh ra để sống và để trải nghiệm cuộc sống”. Quả vậy, những trải nghiệm đem đến cho con người nhiều giá trị.

Kì nghỉ hè năm nay, em đã được bố mẹ cho về thăm quê. Suốt ba tháng hè, em có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Từ đó, em đã có thêm nhiều bài học thật quý giá. Nhưng trải nghiệm mà em cảm thấy nhớ nhất chính là lần đầu tiên được ra đồng gặt lúa cùng với bác Sáu và chị Thu. Bác Sáu là anh trai của bố em, gia đình bác làm nghề nông và đang sống cùng với ông bà nội. Chị Thu là con gái Út của bác. Em và chị rất thân thiết. Nhờ có công việc này, em đã nhận ra được ý nghĩa của lao động, hiểu thêm nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những thành quả mình đang được hưởng.

Cánh đồng lúa của quê em đang vào vụ thu hoạch. Từ sáng sớm, các bác nông dân đã ra đồng làm việc. Khuôn mặt ai cũng toát lên vẻ hạnh phúc vì vụ mùa năm nay rất bội thu. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, họ vẫn làm việc chăm chỉ, cần mẫn. Đôi tay của ai cũng thoăn thoắt cắt lúa, rồi xếp lại thành từng bó. Em đội một chiếc nón để che nắng, rồi bước xuống ruộng. Chị Thu đã hướng dẫn em cách cầm liềm và cắt lúa. Chiếc liềm là một vật dụng quen thuộc của người nông dân, dùng nó để cắt lúa. Lúc đầu vẫn còn lạ lẫm, em phải làm thật cẩn thận vì chị Thu nói chiếc liềm rất sắc, không cẩn thận sẽ bị đứt tay. Nhưng sau một thời gian, em đã quen tay hơn. Công việc thật vất vả, mệt nhọc làm sao!

Thỉnh thoảng, mọi người cũng dừng lại để nghỉ ngơi. Họ uống nước rồi trò chuyện vài câu và nhanh chóng quay trở lại làm việc. Sau một buổi sáng lao động, em cảm thấy rất hài lòng khi thấy thành quả của mình. Bác Sáu còn khen ngợi em nữa. Lời khen của bác đã tiếp thêm động lực cho em tiếp tục cố gắng.

Một trải nghiệm thật đáng nhớ trong kì nghỉ hè của em. Từ đó, em thêm trân trọng cuộc sống, cũng như những nông dân.

18 tháng 9 2022
Dàn ý cảm nhận về nhân vật lão Hạc

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác truyện
  • Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao, đặc biệt là nhân vật lão Hạc

II. Thân bài:

  • Lão Hạc là người cha yêu thương con (qua chi tiết tâm trạng của lão khi con đi đồn điền cao su, lúc lão nhận được thư của con, cực điểm là cái chết của lão)
  • Lão Hạc là một người có lòng nhân hậu (qua chi tiết lão đối xử với con chó Vàng, tâm trạng của lão khi lão bán chó)
  • Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng (lão ko nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào của ông giáo, trước khi tự tử đã gửi lại ông giáo chút tiền để lo ma chay)

=> Khái quát lại cuộc đời và số phận của lão Hạc (Lão Hạc là một người dân nghèo nhưng tốt bụng, có lòng nhân hậu, tự trọng và yêu thương con. Thế nhưng cuộc đời của lão Hạc vô cùng đau khổ, bế tắc, ko có lối thoát, cuối cùng phải chọn một kết thúc đau khổ)

 
  • Số phận của lão Hạc cũng là số phận của biết bao người nông dân khác trong xã hội phong kiến đương thời.
  • Thông qua đó tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát, vì tiền

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật lão Hạc.


 

18 tháng 9 2022

Nông dân Việt Nam muôn đời nay luôn lam lũ, vất vả. Họ sống có khi sung túc, có khi cơ cực. Nhưng ở họ luôn sáng ngời phẩm chất tốt đẹp. Việt Nam những năm 1930-1945 đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu phải chịu ách áp bức vừa của thực dân vừa của phong kiến. Cái đói cái nghèo tròng lên cổ nhân dân đặc biệt người nông dân áo vải lấm lem. Trước hình tượng ấy, rất nhiều nhà văn đương thời chọn lựa làm hình mẫu cho đề tài viết văn của mình. Trong đó có Nam Cao. Ông đã khắc họa bức chân dung Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên sinh động, chân thực.

 

Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm. Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão phải sống lay lắt, rau cháo qua ngày. Một ngày nọ, người con trai của lão phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt, một năm chẳng có tin tức gì. Lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng, kỉ vật người con trai để lại. Lão tôn con chó là “cậu Vàng”, coi con vật như người thân trong nhà. Vắng nhà đi kiếm ăn thì thôi, hễ tới nhà là ông lão lại kể chuyện tâm tư, là nguồn hạnh phúc đơn sơ mà thiết thực giúp lão sống trong đói nghèo, để đợi người con trai trở về xây dựng hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình, cho lão được sống bên con, bên cháu như bao con người bình thường khác. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau trận ốm nặng kéo dài, lão yếu người đi ghê lắm. Đồng tiền bấy lâu nay dành dụm cạn dần. Lão không có việc làm. Rồi một cơn bão ập đến, phá sạch sành sanh hoa trái trong vườn. Giá gạo thì cứ cao mãi lên. Vì thế lão Hạc lấy tiền đâu nuôi “cậu Vàng”. Kể ra trong nhà cũng còn ít tiền dành dụm cho đứa con trai, nhưng lão không tiêu lẹm vào đấy. Mà cho “cậu Vàng” ăn ít, thì cậu gầy đi, tội nghiệp. Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi, cuối cùng dằn lòng quyết định bán “cậu Vàng” rồi đến nhờ ông giáo cậy nhờ một việc quan trọng.

 

Bán con chó Vàng vì thương con, điều đó thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc của một người cha nhân hậu và giàu lòng tự trọng. Nhưng rồi lão Hạc lại vô cùng ăn năn, day dứt. Lão sang nhà ông giáo để giãi bày nỗi đau thống thiết của mình. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Phải chăng lão Hạc cảm thấy có lỗi với cậu Vàng, con vật rất đỗi thân thương của lão. Những lời lão kể với ông giáo mà như kể với chính mình: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à! Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Đây là lời nói, hay chính là lời sám hối, lời tự than, tự trách mình quá phũ phàng, nhẫn tâm của một tấm lòng nhân hậu.

Có thể nói, lão là một người nghĩa tình, thủy chung, vô cùng trung thực. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. "Lão đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết...". Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo…

 

Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng. Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, những phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.

Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ, cái xã hội mà “hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co mà người kia bị hở”. Lão Hạc vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh của cuộc đời để nhường tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối với những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng.