K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2022

many apples

2 tháng 8 2022

Phân tích : apple : quả táo là 1 danh từ đếm được , vì vậy ta phải dùng many . 

Câu : How many apples do you eat every day ?

2 tháng 8 2022

Truyền thuyết về ''Thánh Gióng'' kể về câu chuyện có được lâu thời của ông cha kể lại.

-Thánh Gióng là một nhân vật truyền thuyết tiêu biểu trong truyên kể nhân gian Việt Nam.Nhân vật''Thánh Gióng''tuy là trí tưởng tượng của nhân dân nhưng đó là tác phẩm đặc biệt của ông cha ta kể lại.Nói về sự kiện về''Hùng Vương Thứ 18''.Đó là tên gọi chung cho cả một thời đại lịch sử kéo dài hàng nghìn năm phong kiến.             

Nếu có gì sai,bn hãy sửa giùm tui.

2 tháng 8 2022

tui lôn là hùng vương thứ 6

SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VÔI                Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn.Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong – châu ban thưởng và đặt tên là Cao.Từ đó gia đình lấy tiếng “Cao” làm tên họ.               Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH TRẦU, CAU VÀ VÔI

               Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn.Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong – châu

ban thưởng và đặt tên là Cao.Từ đó gia đình lấy tiếng “Cao” làm tên họ.

              Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời.Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lưá tuổi với họ. Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa.Đứng sau khe vách,nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn.Nàng lẩm bẩm:- “À, ra anh chàng vui tính kia là anh!”.

             Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân.Sau khi cưới , hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. – “Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta”.Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà. Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em.Cái ghen làm tăng thêm sự hẫng hờ của Tân đối với chàng.Lang vừa giận vừa thẹn.Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét.Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành.Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi,trong lòng đầy bực bội oán trách.Đi luôn mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn . Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng.Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy,chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi,khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn.Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá.Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi.Tân chết và hóa thành một thân cây mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng.Người đàn bà ấy lại ngồi bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dâu quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về , vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận,vợ chồng tiết nghĩa”.

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cỏ cây đều khô héo cả.Duy  hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ:

“Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?”.

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.Hùng Vương càng nghe , không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn,vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi:nó vừa ngon  ngọt,vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên : - “Trời ơi! Máu!”.Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì thấy người bỗng nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

-Thật là linh dị!Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy.Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món:trầu,cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt.Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

(Nguyễn Đổng Chi,Kho tàng truyển cổ tích Việt Nam,

Tập 1, tr.90-92,NXB Trẻ 2019)

Câu 9.Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

 

0
1 tháng 8 2022

+Hạn chế sử dụng túi nilon

+Tái chế rác thải nhựa

+Ko đốt rác

+Tuyên truyền cho gia đình, và người thân, biết

+Trồng cây

1 tháng 8 2022

+trồng cây xanh
+tuyên truyền cho mọi người về tầm quan trọng của môi trường
+tái chế rác thải nhựa 
+sử dụng túi giấy
 

31 tháng 7 2022

a. TỰ SỰ. CẢM XÚC

b. đơn điệu ( đơn thân, điệu đà), khác hẳn ( khác nhau, phân hẳn ra)

c. = Cuộc sống ngày qua ngày, hôm nay như hôm qua ... không mới mẻ nhưng không giống ai cả.

a. TỰ SỰ. CẢM XÚC

b. đơn điệu ( đơn thân, điệu đà), khác hẳn ( khác nhau, phân hẳn ra)

c. = Cuộc sống ngày qua ngày, hôm nay như hôm qua ... không mới mẻ nhưng không giống ai cả.

Đọc bài "Cảm xúc mùa xuân" và ghi lại 10 câu văn con cho là giàu hình ảnh nhất, 5 câu văn con cho là cảm xúc nhất    Đó là con gió hiền hòa ấm ấp qua vai, những hạt nắng trong veo dịu dàng nhảy trên mái đầu, hay bằng những hạt xuân long lanh trong bàn tay nhỏ bé mỗi chiều mưa phùn.  Mùa xuân về rồi đấy! Đưa tay dang rộng đón lấy xuân, lòng tôi lâng lâng như chìm vào thiên đường tuyệt đẹp, Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào...
Đọc tiếp

Đọc bài "Cảm xúc mùa xuân" và ghi lại 10 câu văn con cho là giàu hình ảnh nhất, 5 câu văn con cho là cảm xúc nhất 

  Đó là con gió hiền hòa ấm ấp qua vai, những hạt nắng trong veo dịu dàng nhảy trên mái đầu, hay bằng những hạt xuân long lanh trong bàn tay nhỏ bé mỗi chiều mưa phùn.

 Mùa xuân về rồi đấy! Đưa tay dang rộng đón lấy xuân, lòng tôi lâng lâng như chìm vào thiên đường tuyệt đẹp, Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắn, chập chờn những cơm mua vội vã ban chiều, không mỏng manh như cô thiếu nữ e thẹn dưới ánh nắng chiều, xuân ôm từng hạt nắng trong lòng cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ phong sương. Tôi có thể cảm nhận được gió xuân luồn qua, mang hương thơm dìu dịu mùi hoa mai, mạnh mẽ, vui tươi, lạc quan và một chút vô vập, mùa xuân đến không ai hay, như có bàn tay phép thuật thần kì đưa tay biến đổi đất trời.

 "Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim", tôi cảm nhận mùa xuân bằng chính trái tim của mình, nhớ mỗi dịp chợ Tết bước nhẹ giữa sắc vàng hoa mai, hít thở thật sâu mùi vị quen thuộc, ấm áp của trời xuân. Thật thú vị khi ngày Tết đến chở theo những tà áo mới, mang theo những ánh mắt tràn ngập niềm vui được gặp người thân, được bắt đầu một năm kí ức mới. Qua 12 năm đi về trên con đường chưa bao giờ hết gió bụi, vời vợi một màu mây bàng bạc nối gót với những chiếc lá bàng già rơi lác đác sân trường, ngày đi học trở nên lãng mạng hơn trong tôi. Không định hình được niềm vui hay nỗi phấn khởi, lo ấu, tôi cứ xách cặp đi, đạp nhẹ những vòng xe, niềm bâng khuâng mơ hồ.

  Tôi thích ngắm những cơn mưa xuaanm không phải bận áo dài đến trường, ghé vào quán ngô nướng ven đường thưởng thức vị ngọt dẻo của từng hạt ngô. Có ai đó nói với tôi rằng:"Mưa xuân, lúc vui ngắm mưa sẽ vui hơn, những lúc buồn ngắm mưa chỉ càng buồn hơn.", nhưng đối với tôi, được ngắm từng hạt mưa nhỏ bé  nhảy múa trên vòm lá non đầy sức sống, luồn nhanh xuống mặt đất như đang chơi trốn tìm, tôi luôn mỉm cười dù đang vui hay buồn, vì lúc ấy, tâm hồn như thả trôi mênh mông, cảm xúc buồn sẽ bị rửa trôi và chỉ còn những niềm vui nằm gọn trong tim.

 Màu trắng là biểu tượng của tinh khôi, đôi khi đón những hạt xuân ào ạt của đất trời, tôi cảm thất không chỉ có màu trắng của mây trôi, còn của con sóng mà còn cả màu sắc trời xuân cũng chan chứ sự tinh khôi bí ẩn. Một nhánh mai rừng vời vợi giữa đồi núi, một chùm hoa sứ ngan ngát nỗi chờ mong, tôi đưa tay nắm lấy bàn tay xuân một cách nhẹ nhàng, níu giữ xuân như níu giữu một nét truyền thống cổ kính trên đất Việt.

 Nhưng rồi cái nhịp sống tất bật hằng ngày không cho phép tôi mãi mơ mộng, vì mưa xuân cũng sẽ ướt áo, ướt cặp, cũng sẽ khiến đường hoa trở nên gập ghềnh, ngao ngán, nắng xuân làm ướt áo lúc tiếp tục công việc của một sinh viên. Mệt, nhưng được lao động, được làm, được lắng nghem chia sẻ với xuân, đôi khi tôi bỏ quên lại kí ức những tháng ngày mệt mỏi. Tôi bước tiếp cùng thười gian để lại được nằm trong vòng tay trời xuân, nắm lấy mùa xuân.

 Tôi xòe đôi tay nhỏ, hứng lấy những giọt xuân để biết trân trọng từng khoảnh khắc của đời.

Bạn nào rảnh làm hộ mình với ạ!!!

0
                   Mẹ ta không có yếm đào         Nón mê thay nón quai thao đội đầu                   rối ren tay bí tay bầu         váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa                                   Cái cò ...sung chát đào chua ...         câu ca mẹ hát gió đưa về trời                   ta đi trọn kiếp con người          cũng không đi hết mấy lời mẹ ru                                          ("Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"-...
Đọc tiếp

                   Mẹ ta không có yếm đào

        Nón mê thay nón quai thao đội đầu

                  rối ren tay bí tay bầu

        váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa 

            

 

                  Cái cò ...sung chát đào chua ...

        câu ca mẹ hát gió đưa về trời

                  ta đi trọn kiếp con người

         cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

                                         ("Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"- Nguyễn Duy)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 :Chỉ ra các từ ghép có trong đoạn trích.

Câu 3:Theo em,trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi nhiều thiết bị hiẹn đại ra đời(như nôi điện)thì liệu những lời ru có còn vai tro hay không?

 

2
31 tháng 7 2022

mình cần gấp

 

31 tháng 7 2022

1.

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

3.

Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”“Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, lời ru của mẹ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.

2.

Yếm đào, nón mê,nón quai thao, câu ca, cái cò