K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Có tất cả bao nhiêu từ Hán Việt trong đoạn văn sau? Trò chơi điện tử hay game, ban đầu được tạo ra như một hình thức giải trí lành mạnh. Nhưng hiện nay, hiện tượng nghiện game đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với học sinh. Nghiện game được so sánh với việc nghiện ma túy và được xem như một loại bệnh lý tâm thần bởi nó có thể gây tác hại đến sức khỏe và tinh thần của người...
Đọc tiếp

Có tất cả bao nhiêu từ Hán Việt trong đoạn văn sau?

Trò chơi điện tử hay game, ban đầu được tạo ra như một hình thức giải trí lành mạnh. Nhưng hiện nay, hiện tượng nghiện game đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với học sinh. Nghiện game được so sánh với việc nghiện ma túy và được xem như một loại bệnh lý tâm thần bởi nó có thể gây tác hại đến sức khỏe và tinh thần của người chơi. Ngoài ra, nghiện game cũng có thể gây ra các hành vi lệch lạc và bạo lực, như giết người hay cướp của. Điều này rất đáng lo ngại vì nó có thể dẫn đến việc sa sút nghiêm trọng trong học tập và làm cho đầu óc của người chơi không còn sáng suốt. Việc chơi game quá nhiều không mang lại bất cứ lợi ích gì cho người chơi, chỉ gây hại cho sức khỏe và tinh thần. Chúng ta cần phải nhận thức được nguy hiểm của nghiện game và tránh xa nó.

Ai làm đc mik tick choa nhoé!!!

1
21 tháng 4

1. Trò chơi

2. Điện tử

3. Hình thức

4. Giải trí

5. Lành mạnh

6. Hiện tượng

7. Nghiện

8. Vấn đề

9. Nghiêm trọng

10. Học sinh

11. Ma túy

12. Loại

13. Bệnh lý

14. Tâm thần

15. Tác hại

16. Sức khỏe

17. Tinh thần

18. Hành vi

19. Lệch lạc

20. Bạo lực

21. Giết người

22. Cướp của

23. Sa sút

24. Nghiêm trọng

25. Học tập

26. Đầu óc

27. Sáng suốt

28. Lợi ích

29. Nguy hiểm

30. Tránh xa

21 tháng 4

TK:

I. Mở bài

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương. Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta.

II. Thân bài

1. Giải thích tình yêu thương là gì?

Lòng yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là sự rung động, thấu cảm trước những hoàn cảnh khó khăn.
Người biết yêu thương là người sống chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại.
2. Phân tích tình yêu thương

a. Biểu hiện

- Trong gia đình

Ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
Cha mẹ hy sinh, chấp nhận những khó khăn, gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con
Con cái biết hiểu thảo với người lớn, kính trên nhường dưới, hòa thuận với nhau
Anh chị em phải biết giúp đỡ nhau, đồng hành cùng nhau những lúc khó khăn.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần để vượt qua những vấp ngã trong cuộc sống

- Trong xã hội

Tình yêu đôi lứa, nam nữ → yêu thương là tôn trọng nhau
Tình yêu thương giữa con người với con người → giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp
Quan tâm, sẻ chia vật chất và tinh thần cho những người thiếu thốn
Lên án những hành động sai trái, đấu tranh cho công lý và tình thương
Sống vì tập thể, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
b. Sức mạnh của tình yêu thương

Kết nối trái tim lại với nhau
Gắn bó tình cảm giữa con người với con người
Giúp ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và ấm áp
Giúp cuộc sống thêm ý nghĩa hơn
Là động lực, sức mạnh và ý chí để vượt qua thử thách
Là sự yên tâm khi có “hậu phương” luôn ủng hộ và yêu thương
Được mọi người yêu mến và quý trọng hơn → nâng cao giá trị bản thân
Thành công trong cuộc sống
Rèn luyện nhân đức, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân phẩm
Giúp xã hội văn minh và tiến bộ hơn
Giúp sưởi ấm những trái tim băng giá, chữa lành những đau thương, mất mát và bất hạnh
Là sức mạnh để những người “lầm đường lạc lối” quay về
c. Chứng minh tình yêu thương

- Trong văn học

Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí Phèo
Tình thương của cụ Tứ dành cho Thị trong Vợ nhặt
Tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.
Trong thực tế:

Giúp đỡ đồng bào lũ lụt
Sự hy sinh của các bác sĩ và các tình nguyện viên trong mùa dịch covid
Sự sẻ chia của các mạnh thường quân trong mùa dịch covid
Tấm lòng cao đẹp, đùm bọc lẫn nhau của người dân trong mùa dịch covid
d. Thực trạng ngày nay

Bệnh “mackeno” đã lan ra khắp nơi → thói vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn
Những lối sống ích kỷ vẫn còn len lỏi trong xã hội
Sự dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại
→ Phê phán và loại trừ những thói xấu này ra khỏi xã hội để có được một thế giới “văn minh” hơn.

e. Bài học về tình yêu thương

Tình yêu thương đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi người chúng ta
Thông qua việc yêu thương để sẻ chia, chúng ta thêm trân quý những gì mình đang có
Lan tỏa tình yêu thương của mình đến với mọi người bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, thể hiện ý thức của bản thân trong các hoạt động tập thể,…
“Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”

3. Kết bài

Tình yêu thương là phẩm chất tốt đẹp và đáng quý → gìn giữ và phát huy
Liên hệ thực tế: Giới trẻ ngày nay cần bồi dưỡng những tâm hồn đẹp để mang yêu thương đến cho mọi người.

NG
22 tháng 4

Dàn ý Nghị luận xã hội về Tình yêu thương
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tình yêu thương: Khái niệm, tầm quan trọng.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương là gì? Tại sao cần có tình yêu thương?
II. Thân bài:
- Giải thích về tình yêu thương:
+ Là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người.
+ Biểu hiện qua những hành động, cử chỉ quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
+ Mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Tại sao cần có tình yêu thương?
+ Là biểu hiện của lòng nhân ái, sự đồng cảm.
+ Giúp con người gắn kết với nhau, tạo nên xã hội văn minh.
Góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
- Biểu hiện của tình yêu thương:
+ Trong gia đình: Yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, con cái.
Ở trường học: Yêu thương thầy cô, bạn bè.
+ Trong xã hội: Giúp đỡ người gặp khó khăn, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
+ Trên thế giới: Chung tay góp sức vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Lòng yêu thương cần được lan tỏa và phát huy:
+ Mỗi người cần rèn luyện lòng yêu thương từ những việc nhỏ.
+ Gia đình, nhà trường, xã hội cần có trách nhiệm giáo dục con người về lòng yêu thương.
+ Tạo môi trường để lòng yêu thương được lan tỏa và phát huy.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của tình yêu thương.
- Kêu gọi mọi người hãy chung tay lan tỏa lòng yêu thương để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

21 tháng 4

TK:

I. Mở bài

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương. Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống của mỗi chúng ta.

II. Thân bài

1. Giải thích tình yêu thương là gì?

Lòng yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là sự rung động, thấu cảm trước những hoàn cảnh khó khăn.
Người biết yêu thương là người sống chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại.
2. Phân tích tình yêu thương

a. Biểu hiện

- Trong gia đình

Ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, đùm bọc lẫn nhau
Cha mẹ hy sinh, chấp nhận những khó khăn, gian khổ để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con
Con cái biết hiểu thảo với người lớn, kính trên nhường dưới, hòa thuận với nhau
Anh chị em phải biết giúp đỡ nhau, đồng hành cùng nhau những lúc khó khăn.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần để vượt qua những vấp ngã trong cuộc sống

- Trong xã hội

Tình yêu đôi lứa, nam nữ → yêu thương là tôn trọng nhau
Tình yêu thương giữa con người với con người → giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp
Quan tâm, sẻ chia vật chất và tinh thần cho những người thiếu thốn
Lên án những hành động sai trái, đấu tranh cho công lý và tình thương
Sống vì tập thể, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân
b. Sức mạnh của tình yêu thương

Kết nối trái tim lại với nhau
Gắn bó tình cảm giữa con người với con người
Giúp ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và ấm áp
Giúp cuộc sống thêm ý nghĩa hơn
Là động lực, sức mạnh và ý chí để vượt qua thử thách
Là sự yên tâm khi có “hậu phương” luôn ủng hộ và yêu thương
Được mọi người yêu mến và quý trọng hơn → nâng cao giá trị bản thân
Thành công trong cuộc sống
Rèn luyện nhân đức, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân phẩm
Giúp xã hội văn minh và tiến bộ hơn
Giúp sưởi ấm những trái tim băng giá, chữa lành những đau thương, mất mát và bất hạnh
Là sức mạnh để những người “lầm đường lạc lối” quay về
c. Chứng minh tình yêu thương

- Trong văn học

Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí Phèo
Tình thương của cụ Tứ dành cho Thị trong Vợ nhặt
Tình yêu thương trong chiếc lá cuối cùng.
Trong thực tế:

Giúp đỡ đồng bào lũ lụt
Sự hy sinh của các bác sĩ và các tình nguyện viên trong mùa dịch covid
Sự sẻ chia của các mạnh thường quân trong mùa dịch covid
Tấm lòng cao đẹp, đùm bọc lẫn nhau của người dân trong mùa dịch covid
d. Thực trạng ngày nay

Bệnh “mackeno” đã lan ra khắp nơi → thói vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn
Những lối sống ích kỷ vẫn còn len lỏi trong xã hội
Sự dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại
→ Phê phán và loại trừ những thói xấu này ra khỏi xã hội để có được một thế giới “văn minh” hơn.

e. Bài học về tình yêu thương

Tình yêu thương đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của mỗi người chúng ta
Thông qua việc yêu thương để sẻ chia, chúng ta thêm trân quý những gì mình đang có
Lan tỏa tình yêu thương của mình đến với mọi người bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, thể hiện ý thức của bản thân trong các hoạt động tập thể,…
“Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”

3. Kết bài

Tình yêu thương là phẩm chất tốt đẹp và đáng quý → gìn giữ và phát huy
Liên hệ thực tế: Giới trẻ ngày nay cần bồi dưỡng những tâm hồn đẹp để mang yêu thương đến cho mọi người.

NG
22 tháng 4

Tình yêu thương là một phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người, là biểu hiện của lòng nhân ái, sự đồng cảm, chia sẻ giữa con người với con người. Nó là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống và xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.
Tình yêu thương có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. Đó là tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, là tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò, là tình yêu thương của anh chị em dành cho nhau, là tình yêu thương của những người bạn bè thân thiết, là tình yêu thương của cộng đồng dành cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Tình yêu thương ấy được thể hiện qua những hành động, cử chỉ quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, an ủi.
Tình yêu thương mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Khi có lòng yêu thương, con người sẽ biết quan tâm, giúp đỡ người khác, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết. Lòng yêu thương giúp con người biết tha thứ, bao dung, vị tha cho những lỗi lầm của người khác, từ đó góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp. Tình yêu thương cũng là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Mỗi người cần rèn luyện lòng yêu thương từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống. Chúng ta hãy biết yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè, thầy cô, những người xung quanh và những người gặp khó khăn. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có trách nhiệm giáo dục con người về lòng yêu thương, tạo môi trường để lòng yêu thương được lan tỏa và phát huy.

Kể trải nghiệm về chuyến đi xa của bản thân

20 tháng 4

TK:

Trong cuộc sống, những thử thách, khó khăn và thất bại chính là một phần không thể thiếu trong hành trình đi đến tương lai của mỗi người. Thất bại được biểu hiện bằng việc ta không đạt được một dự định, kế hoạch, mong ước nào đó của mình. Cảm giác thất bại thậm chí còn đau đớn, buồn bã và thất vọng tột cùng, nhất là đối với những người trẻ dần dần bước vào đời. Vì thất bại là điều không thể tránh khỏi nên việc mà mỗi người chúng ta cần làm đó là tính toán kỹ lưỡng, cố hết sức mình để đạt được kết quả mong muốn. Nếu vẫn thất bại thì cách mà chúng ta đối mặt đó là rút kinh nghiệm, tiếp tục cố gắng và có thái độ đối mặt với thất bại đúng đắn. Vì thất bại ban đầu có thể sợ hãi, làm cho chúng ta không muốn làm thêm bất cứ điều gì nữa, nên bước đầu của việc đối mặt đó là chấp nhận. Ta chấp nhận thất bại như một phần trong câu chuyện hành trình của mình, chứ không phải chấp nhận một cách cam chịu, không phải là tin mình bất tài vô dụng. Ta chấp nhận thất bại bằng cách khắc ghi mãi thất bại đó trong tâm trí của mình, dần dần vượt qua bóng ma ám ảnh tâm lý đó và tìm phương hướng khác trong hành trình của chính mình. Khi ta nhìn thấy được phương hướng khác, việc mà ta cần làm đó là bắt đầu lại từ đầu, cố gắng và nỗ lực như thể chưa từng thất bại bao giờ. Và hương vị của thành công một ngày nào đó chính là thành quả ngọt ngào xứng đáng cho những con người chưa từng ngừng nỗ lực. Vì thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là khi ta dừng lại không bước nữa. Đối với tuổi trẻ thì thái độ đối mặt với thất bại đúng đắn càng trở nên cần thiết hơn, để mỗi người đều có thể đến được cái mục tiêu cuối cùng của mình.

21 tháng 4

1. Danh từ:

   - mảnh giấy: chỉ vật thể cụ thể.

   - mẹ: chỉ người, đặc biệt là mối quan hệ gia đình.

   - Tôm-mi: tên riêng của một người.

2. Động từ:

   -vuốt: hành động sử dụng tay để làm cho mảnh giấy phẳng hơn.

   - đưa: hành động chuyển một thứ gì đó từ người này sang người khác.

3. Tính từ:

   - nhẹ nhàng: mô tả cách thức hành động được thực hiện một cách dịu dàng.

4. Đại từ:

   - Tôi: chỉ người nói hoặc người viết, ở đây là chủ thể của câu.

20 tháng 4

Con người sinh ra không ai là hoàn hảo. Có thể nhiều lúc bản thân oán trách sao mình không xinh như bạn này, không giỏi như bạn kia. Nhưng thực tế, còn có những người bẩm sinh mang khiếm khuyết về cơ thể, năng lực hành vi hay cả nhận thức. Theo tôi, chúng ta cần đối xử với họ một cách công bằng.

Người khuyết tật là khái niệm chung để gọi những người mang trên mình khiếm khuyết, thiệt thòi hơn người bình thường. Họ có thể vừa sinh ra đã yếu về thị giác, thính giác, cơ thể không hoàn hảo,... Cũng có người mất đi cánh tay, đôi chân, khả năng nghe - nhìn,... bởi bệnh tật hay những vụ tai nạn. Họ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy, ta cần có thái độ như nào đối với những người khuyết tật? Dù mang trên mình bất cứ khiếm khuyết gì thì họ vẫn luôn là một phần của xã hội, xứng đáng được đối xử bình đẳng như những người khác. Hãy đồng cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, để họ cảm thấy bản thân mình được yêu thương và có giá trị. Hành động không nên làm nhất chính là chê bai, trêu chọc họ. Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cộng đồng.

Nhìn vào thực tế, ta được thấy rất nhiều người khuyết tật đã tự mình vượt lên trên nghịch cảnh để đạt tới thành công. Họ đã bỏ qua những mặc cảm về bản thân, nỗ lực rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt được thành tựu đáng nể như thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Stephen Hawking,... Chính họ đã đập tan những định kiến tiêu cực của một bộ phận trong xã hội. Tuy nhiên, cũng có không ít người bị sự tự ti "nuốt chửng", trở nên mặc cảm, xa lánh cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, họ cần rất nhiều sự ủng hộ từ mọi người xung quanh. Ai cũng có giá trị của riêng mình. Hãy cùng nhau khám phá, phát triển để hoàn thiện bản thân.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân giữ quan điểm tiêu cực, bảo thủ, cho rằng người khuyết tật là gánh nặng cho xã hội. Họ làm ra những hành vi chế giễu, hạ thấp, khinh thường người yếu thế hơn mình. Hiện tượng này gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Đa số mọi người bây giờ đều đã có đủ nhận thức và đạo đức để phản đối ý kiến phiến diện cùng việc làm xấu xí ấy. Đây là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội.


Tựu chung lại, đối với những người kém may mắn hơn, ta cần đối xử với họ bằng tấm lòng chân thành, yêu thương và thấu cảm. Sự hoàn thiện của mỗi cá nhân đều đem lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Hãy cùng nhau nâng cao nhận thức, thái độ của cộng đồng để con người được sinh sống và phát triển trong một môi trường tốt nhất.