Đóng lại quyển sách vào cuối ngày , tôi chợt nhìn thấy một câu châm ngôn của Albert Einstein được in đậm vào cuối bìa sách : “ Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít”. Đây là một cuốn sách mà tôi tâm đắc nhất từ trước đến nay. Nó dạy cho bản thân tôi được nhiều điều trong cuộc sống. Có những câu châm ngôn hay và nêu ra ý nghĩa sâu sắc của nó. Nhưng đối với câu châm ngôn của ngài Albert Einstein thì lại được in đậm ở cuối bìa sách và lại không có một lời giải nghĩa nào. Lúc đầu, tôi thực sự không hiểu được câu này muốn nhắn nhủ tới tôi điều gì. Tối nằm ngủ tôi đã băn khoan mãi, rồi tôi lên mạng tìm kiếm thì nó đưa ra một cái nghĩa rằng :" Trong công việc hay là trong cuộc sống, chúng ta đều không nên quá vội vàng, hấp tấp bởi như vậy chúng ta sẽ rất dễ bị mắc phải sai lầm và khiến cho công việc của mình ngày càng thêm phức tạp hơn". Đêm hôm đó tôi không ngủ được, tôi nghĩ giữa một cái thế giới xô bồ như này, mọi người ai cũng đều vội vã, không quan tâm tới những gì xung quanh , chỉ biết chạy, chạy thật nhanh tới đích để có thể đạt được một ngôi vị là ' thành công'.

             Chúng ta vội vã chạy theo xu hướng, chạy theo đám đông, làm việc thật nhanh để hoàn thành công việc và nghỉ, chúng ta cố gắng hôm nay và để nhận được kết quả tuốt đẹp vào ngày mai, hoàn thành mục tiêu và về đến đích. Nhưng tại sao lại có một phản biện rằng: "Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít" . Sau khi đọc trên mạng được, tôi nghĩ rằng đi nhanh ở đây không phải là một người đang đi đến một nơi nào đó với một vận tốc nhanh mà đi nhanh ở đây nó là thể hiện sự hấp tấp, sự qua loa trong công việc hay đời sống, hoặc trên con đường đi tới thành công, vì sự qua loa, hấp tấp ấy và trong mình luôn có một cảm giác khao khát muốn tới được đích nhanh, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc mà bản thân mình bị nhầm đường, khiến cho hành trình tìm tới vạch đích ngày càng dài ra hơn, hoặc cảm giác như chúng ta đang đi chậm lại . Chúng ta chỉ biết nhìn vào một khía cạnh, không biết nhìn nhận những gì xung quanh, chạy thật nhanh trên con đường mình đã chọn nhưng lại không biết rằng là mình đã đi đúng hay sai đường, không chịu hỏi mọi người hay tìm hiểu về con đường ấy. Cho đến khi gần đến đích rồi, mà đi mãi, đi mãi cũng chẳng thấy đích ở đâu, vượt  ra cả thời gian dự kiến. Lúc đó khi quay lại nhìn về phía sau thì mình lại đi nhầm đường như vậy thì khoảng thời gian mà mình dùng để đi quãng đường đó có phải là vô ích không. Thành công thì không thấy mà lại tốn đi nhiều thời gian và sức lực nữa. 

          Đồng thời thì ngài Albert Einstein cũng phê phán những ai có tính hấp tấp, vội vàng, nóng vội muốn có được thành quả nhanh vì nếu như vậy thì sẽ chẳng có một chút lợi ích nào đến với chúng ta mà bản thân ta còn phải chịu nhiều thiệt hại về mặt thời gian và tinh thần lẫn vật chất. Qua đó ngài Albert Einstein đặc biệt khuyên chúng ta và nhấn mạch về điều :khi chúng ta làm gì cũng cần phải có thời gian, tìm hiểu thật kĩ và cần mọi người góp ý, khuyên bảo, đừng nên nóng vội hay bất cẩn bởi chỉ vì một điều sơ xuất nhỏ cũng khiến cho chúng ta chậm mất nhiều thời gian. Hãy học cách sống chậm lại, đừng vội chạy theo đám đông, đừng bao giờ nhìn thấy người ta thành công mà trong mình lại nổi lên cảm giác khao khát muốn có được thành công như họ. Ai cũng phải cố gắng, họ phải ờ đợi và làm việc thì thì mới có được thành công như ngày hôm nay.