K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3

                Hiền Lành:

    Ở hiền thì sẽ gặp lành,

Ấy là triết lí đã thành danh ngôn.

      Giữ trong nét đẹp tâm hồn,

Tâm hiền trí sáng như khuôn thước vàng.

      Đâu như những kẻ ác gian,

Sống trong nhung lụa mưu toan hại người.

Người hiền tâm trí sáng ngời,

Danh thơm còn mãi giữa trời quê hương.

 Tác giả: Thương Hoài olm.

 

 

 

22 tháng 3

Bộ phim truyền hình này chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng với cốt truyện hấp dẫn, diễn xuất tuyệt vời và hình ảnh đẹp mắt. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện của bộ phim và cảm nhận sâu sắc về tài năng của các diễn viên, hãy dành thời gian của mình để đắm chìm trong thế giới đầy màu sắc và cảm xúc mà bộ phim mang lại. Không chỉ giải trí mà còn là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về cuộc sống và con người xung quanh mình. Hãy để bộ phim này truyền cảm hứng và ý nghĩa đến với cuộc sống của bạn. Hãy cùng nhau thưởng thức và chia sẻ với nhau những cảm xúc sau khi xem xong bộ phim này nhé!

 
22 tháng 3

ok nha chị

 

Đọc ngữ liệu sau (1) Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều thú vị, nhiều bất ngờ. Nó cho ta cảm giác bình yên và vui vẻ, mở ra cho ta một thế giới mới để khám phá. Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách đến trường. (2) [...] Thật vậy! Trong thế giới ấy, ta được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự... Những lời...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau
(1) Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều thú vị, nhiều
bất ngờ. Nó cho ta cảm giác bình yên và vui vẻ, mở ra cho ta một thế giới mới để khám
phá. Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách đến trường.
(2) [...] Thật vậy! Trong thế giới ấy, ta được học tập, được thầy cô truyền đạt
kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự... Những lời hỏi han dịu dàng, ân cần, mỗi khi ta
bị mệt, ốm hay gặp chuyện buồn... đã cho ta thấy thầy cô luôn dành sự quan tâm đặc
biệt cho ta, là “chuyên gia tâm lí” của ta. Và bất chợt, ta nhận ra: hạnh phúc đơn sơ
và giản dị vô cùng.
(3) Không những thế, ta còn được vui chơi, được sinh hoạt tập thể, được chia sẻ
buồn vui với bạn bè để quên hết những âu lo, mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.
Một câu chuyện cười của lũ bạn có thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn mỗi khi bị điểm kém.
Một món quà nhỏ của nhóc nào đó có thể làm cho ngày mồng tám tháng ba của ta hạnh
phúc hơn, ý nghĩa hơn. Một thanh sô-cô-la của đứa bạn thân có thể làm cho ta quên đi
cảm giác đắng cay khi thất bại. Và từ đó, ta thấy cuộc sống mới hạnh phúc và đáng yêu
làm sao!
(4) Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta chỉ là một hạt
cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có miệt mài học tập suốt
cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì
vậy Lê-nin đã khuyên con người nên “Học, học nữa, học mãi”.
(5) Đúng như vậy, con đường học vấn luôn mang đến cho ta nhiều điều bổ ích và
lí thú. Ta hãy nghĩ xem tại sao có những người thợ sau một ngày lao động vất vả và mệt
nhọc mà vẫn đến trường. Rồi những người lính ở thao trường trở về vẫn miệt mài với
những trang sách. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký – người bị liệt cả hai tay vẫn ham học tập,
vẫn nuôi ước mơ trở thành một nhà giáo. Sau bao nỗ lực khổ luyện viết bằng bàn chân,
cuối cùng thầy đã thành công. Được cắp sách đến trường là một niềm hạnh phúc nhưng
chưa chắc hạnh phúc đó là mãi mãi nếu như chúng ta không hiểu được giá trị của nó.
(Cuộc sống quanh ta, https://thcsphandinhgiot.pgdthanhxuan.edu.vn, ngày 28/1/2018)
Câu 1. Em hãy liệt kê những bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến:
Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách đến trường.
Câu 2. Xác định cách tổ chức của đoạn văn (3) trong ngữ liệu trên.
Câu 3: Theo em, tại sao sau khi khẳng định được cắp sách đến trường là một niềm hạnh
phúc, tác giả lại cho rằng nhưng chưa chắc hạnh phúc đó là mãi mãi nếu như chúng ta
không hiểu được giá trị của nó?
Câu 4. Từ lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”, em hãy xây dựng kế hoạch
tự học ở nhà để bồi đắp tri thức cho bản thân và hỗ trợ việc học tập tại trường.

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ!!!MÌNH CẢM ƠN NHÌUUUU!!!!!!

2
22 tháng 3

chị chờ chút

 

Học tập là một quá trình quan trọng và cần thiết trong cuộc đời mỗi người. Muốn đạt được thành công, mỗi học sinh cần phải có thái độ nghiêm túc trong học tập.

Học tập nghiêm túc là có ý thức học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và không ngừng hoàn thiện bản thân. Khi học tập nghiêm túc, học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ kiến thức lâu dài và phát triển tư duy sáng tạo. Có thái độ nghiêm túc trong học tập sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Thứ nhất, giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập, có nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục học lên cao hoặc bước vào đời. Thứ hai, giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Thứ ba, giúp học sinh hình thành thói quen tốt như tự giác, chủ động, sáng tạo và kiên trì. Để học tập nghiêm túc, học sinh cần có phương pháp học tập hiệu quả. Cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng, lập kế hoạch học tập cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt. Đồng thời, cần chú ý nghe giảng trên lớp, tích cực tham gia thảo luận, hoàn thành đầy đủ bài tập và chủ động tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách vở.

Học tập là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi học sinh. Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và có thái độ nghiêm túc trong học tập để đạt được thành công trong cuộc sống.

22 tháng 3

ọc tập là một quá trình quan trọng và cần thiết trong cuộc đời mỗi người. Muốn đạt được thành công, mỗi học sinh cần phải có thái độ nghiêm túc trong học tập.

Học tập nghiêm túc là có ý thức học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và không ngừng hoàn thiện bản thân. Khi học tập nghiêm túc, học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ kiến thức lâu dài và phát triển tư duy sáng tạo. Có thái độ nghiêm túc trong học tập sẽ mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Thứ nhất, giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập, có nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục học lên cao hoặc bước vào đời. Thứ hai, giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Thứ ba, giúp học sinh hình thành thói quen tốt như tự giác, chủ động, sáng tạo và kiên trì. Để học tập nghiêm túc, học sinh cần có phương pháp học tập hiệu quả. Cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng, lập kế hoạch học tập cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt. Đồng thời, cần chú ý nghe giảng trên lớp, tích cực tham gia thảo luận, hoàn thành đầy đủ bài tập và chủ động tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách vở.

Học tập là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi học sinh. Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và có thái độ nghiêm túc trong học tập để đạt được thành công trong cuộc sống.

21 tháng 3

Giúp em với ạ

21 tháng 3

nhưng bạn phải tick cho mik

21 tháng 3
Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

21 tháng 3

tuổi buồi

21 tháng 3

làm sao

* Bạn dựa vô đây để tự viết ^^
1. Giới thiệu tác phẩm:
=> "Bữa Sáng Ấm Lòng" là một truyện ngắn kể về một buổi sáng bình thường của hai sinh viên nghèo, qua đó thể hiện tình bạn đẹp đẽ, sự sẻ chia và quan tâm lẫn nhau.
2. Phân tích nội dung:
a. Bức tranh sinh động về cuộc sống sinh viên:
--> Con hẻm đối diện trường đại học với những quán ăn sáng đa dạng, sôi động.
--> Hình ảnh hai sinh viên với áo đồng phục, tay xách cặp, tay cầm ổ bánh mì qua đường.
--> Thể hiện sự giản dị, mộc mạc trong cuộc sống thường ngày của sinh viên.
b. Vẻ đẹp của tình bạn:
--> Hành động chia đôi ổ bánh mì của hai sinh viên thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, đồng cam cộng khổ.
--> Ánh mắt ấm áp, nụ cười hồn nhiên của người bạn khi chia sẻ ổ bánh mì thể hiện tình cảm chân thành, gắn bó.
--> Qua đó, tác giả ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, cao quý giữa những người sinh viên nghèo.
c. Ý nghĩa của bữa sáng:
--> Bữa sáng không chỉ để no bụng mà còn là sự sẻ chia, gắn kết tình cảm.
--> Bữa sáng đầy yêu thương mang lại sự ấm áp, niềm vui và động lực cho một ngày mới.
3. Phân tích nghệ thuật:
--> Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời thường.
--> Giọng văn nhẹ nhàng, miêu tả tinh tế, thể hiện cảm xúc chân thành.
--> Sử dụng các chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm.
4. Đánh giá:
=> "Bữa Sáng Ấm Lòng" là một truyện ngắn cảm động, giàu ý nghĩa.
Truyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, đồng thời khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc tốt đẹp về tình người.
5. Bài học rút ra:
--> Biết quý trọng và trân trọng tình bạn.
---> Sống chan hòa, biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.
--> Tự biết yêu thương và trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.
=> Kết luận: "Bữa Sáng Ấm Lòng" là một tác phẩm giá trị, mang đến cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình bạn và tình người.

           giúp cần gấp  Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”. Lửa bom giặc bao trùm suốt ngày đêm. Cùng đó ngày đêm đạn pháo ta chống trả cũng đỏ kín trời. Bộ đội ta người trước thương vong, người sau liền thế chỗ trong bệ pháo....
Đọc tiếp

           giúp cần gấp 

Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”. Lửa bom giặc bao trùm suốt ngày đêm. Cùng đó ngày đêm đạn pháo ta chống trả cũng đỏ kín trời. Bộ đội ta người trước thương vong, người sau liền thế chỗ trong bệ pháo. Khói bom tan, cây cầu vẫn hiên ngang sừng sững tiếp nối hai bờ và dòng Thương vẫn êm đềm chảy…

Có phải mang tên Thương mà sông dịu hiền, tươi mát!

Tôi sinh ra nơi con phố nhỏ đổ ra bờ sông Thương. Hồi đó thị xã Phủ Lạng Thương - nay là Thành phố Bắc Giang không có nhà máy nước, gần người ta dùng nước sông, xa thì đào giếng. Con phố tôi sống nhờ vào sông Thương. Những ngày hè, sông náo nhiệt như hội. Giữa dòng nước mát trong lành, trẻ con rạng rỡ nô đùa; người già trẻ lại, nét nhăn rầu rĩ vơi đi; còn các cô gái da thịt nõn nà, tóc đen dài xòa mướt cả một vùng sông

(Trích, Có một dòng Thương chảy mãi đến vô cùng, Vũ Huy Ba)

 

Câu 1: Trong đoạn 1 của văn bản, tác giả nhắc tới những địa danh nào?

Câu 2: Tìm các từ láy có trong câu văn sau  Giữa dòng nước mát trong lành, trẻ con rạng rỡ nô đùa; người già trẻ lại, nét nhăn rầu rĩ vơi đi; còn các cô gái da thịt nõn nà, tóc đen dài xòa mướt cả một vùng sông

 Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nào được dùng trong câu văn sau: Những ngày hè, sông náo nhiệt như hội.

Câu 4: Đọc đoạn văn thứ nhất, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của vùng đất sông Thương?

A.yên bình, thơ mộng

B. vẻ đẹp hào hùng, bi tráng

C. trù phú, giàu có, ấm no

D. vẻ đẹp hoang sơ, tiêu điều

Câu 5: Đọc đoạn văn thứ hai và ba, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của vùng đất sông Thương

Câu 6: Hình ảnh cây cầu sắt bắc qua sông Thương được mệnh danh là gì?

Câu 8: Tìm phép liên kết có trong hai câu văn sau là :Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966). Khi đó cầu sắt qua sông Thương giữa lòng thị xã Bắc Giang được mệnh danh “Cầu Hàm Rồng thứ hai”.

Câu 9: Thành phần biệt lập có trong câu văn sau là: Đây, cây cầu sắt vẫn sừng sững hiên ngang từ thuở máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc (1964 - 1966).

Câu 10:Giải thích nghĩa của từ  “sừng sững” trong câu Khói bom tan, cây cầu vẫn hiên ngang sừng sững tiếp nối hai bờ và dòng Thương vẫn êm đềm chảy…

Câu 11 : Hiện nay, sông Thương đang có biểu hiện bị ô nhiễm. Theo em, chúng ta cần làm gì để những dòng sông của tỉnh Bắc Giang chúng ta luôn được trong lành? (Viết một đoạn văn từ 3-5 câu văn)

Câu12: Kể tên một số bài hát về vùng đất và con người Bắc Giang mà em biết?

0