K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
1 tháng 5

- Về mặt quân sự:
+ Là chiến thắng quân sự oanh liệt: Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, với sự huy động lực lượng và nguồn lực to lớn của cả nước. Quân và dân ta đã dũng cảm chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội, tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - "pháo đài không thể công phá" của thực dân Pháp.
+ Làm phá sản chiến lược Nava của Pháp: Chiến lược Nava của Pháp nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định trong vòng 18 tháng (từ tháng 11/1953 đến tháng 4/1954) để buộc ta ký kết hiệp định hòa bình có lợi cho Pháp. Tuy nhiên, với chiến thắng Điện Biên Phủ, âm mưu của Pháp hoàn toàn bị phá sản, buộc chúng phải ký Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Về mặt chính trị:

+ Nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, buộc các nước đế quốc phải nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ.
+ Góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: Chiến thắng Điện Biên Phủ là nguồn cổ vũ to lớn cho các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, góp phần vào sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa trên thế giới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất đất nước: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6

Thế kỉ XV là giai đoạn có hai triều đại phong kiến cùng tồn tại, thứ nhất là nhà Hồ (1400 - 1407) và sau đó là nhà Lê sơ hay còn gọi là Hậu Lê (1428 - 1527). Để chứng minh nhận định trên, em cần khai thác các nội dung sau: 
- Chính trị, pháp luật. 
- Kinh tế.
- Văn hoá - xã hội. 
- Đặc biệt đây là giai đoạn có 2 cuộc cải cách lớn: cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV và cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV. 

1 tháng 5

Bạn cần giúp gì?

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6

Em có thể lựa chọn 1 trong số các công trình sau đây và tham khảo thông tin để giới thiệu: 
- Hoàng thành Thăng Long. 
- Đại nội Huế. 
- Thành nhà Hồ. 
...

1 tháng 5

TK:
Vào cuối thế kỷ IX, tận dụng thời cơ nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ - hào trưởng đất Hồng Châu thuộc Hải Dương - đã giành quyền tự chủ cho dân tộc Việt Nam, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc trên đất nước ta.

1 tháng 5

Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc.

Nhằm giữ thể hiện một siêu cường quốc quân sự để rút quân trong danh dự,Hoa Kì đã tiến hành chiến dịch đánh bom lần cuối này với ý định đưa miền bắc về thời kì đồ đá giảm bớt sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền nam

1 tháng 5

TK:
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

* Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền :

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

 

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):

+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

 

+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

 

+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.