K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
11 tháng 10 2023

Thánh địa Mỹ Sơn ( tỉnh Quảng Nam, Việt Nam):


loading...
Được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.
NG
11 tháng 10 2023

Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.

NG
12 tháng 10 2023

(*) Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ ngày xưa.

- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham Khaor

Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

– Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời, ..

 

Quảng cáo

 

– Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chung, bánh giầy.

– Tục cưới xin, ma chay, lễ hội khá phổ biển, nhất là hội mùa.

– Các lễ hội gần với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.

Công nghệ luyện đúc đồng phát đạt

Nền văn hóa khảo cổ học Đông Sơn phân bố khắp lãnh thổ miền Bắc nước ta kéo dài từ suốt thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến các năm SCN, mà tiêu chí là công nghệ luyện đúc đồng đạt đến trình độ điêu luyện

Các trung tâm lớn của văn minh Đông Sơn có nhiều, nhưng những địa danh liên quan đến Thục Phán – Âu Lạc lại nổi trội hơn hết, đó là Đào Thịnh – Yên Bái với sưu tập hiện vật đồ đồng đa dạng, trong đó có thạp đồng Đào Thịnh và nhiều trống đồng Đông Sơn. Đó là Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, lại là địa danh văn minh Đông Sơn xuất sắc vùng hạ lưu sông Hồng phía dưới Việt Trì.

Ở Cổ Loa có nhiều trống đồng Đông Sơn thuộc trống loại I Hêgơ, có hàng vạn mũi tên đồng. Cũng tại khu vực Cổ Loa tìm thấy nhiều lưỡi cày đồng. Có lẽ chưa có một địa danh văn minh Đông Sơn nào lại quy tụ nhiều loại hiện vật có giá trị tiêu biểu như ở Cổ Loa.

Chinh phục đồng bằng sông Hồng

Việc dời đô về Cổ Loa, bỏ qua Việt Trì – Phú Thọ thời Hùng Vương chứng tỏ rằng, cư dân Việt cổ của nước Âu Lạc đã chinh phục được đồng bằng sông Hồng. Điều lý thú là hàng loạt lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa, chứng tỏ rằng lúc đó nghề nông làm lúa nước bằng cày (có thể do người kéo hay súc vật kéo) đã phát triển.

Cây lúa hạt thóc là lương thực chủ đạo của cư dân Âu Lạc, những ruộng lúa ven châu thổ sông Hồng đã chín vàng vào mùa khô là điều chắc chắn. Thời Âu Lạc của An Dương Vương đã khác thời Văn Lang của Hùng Vương về lương thực là rõ ràng. Bởi vì thời Hùng Vương đồng ruộng vùng trung du, những đồng bằng hẹp ven sông, lợi dụng thủy triều lên xuống để làm ruộng…

Tất nhiên, kết quả là có hạn. Đến thời An Dương Vương, ruộng đất được cày xới, nghề nông dùng cày hiệu quả hàng chục lần hơn nghề nông dùng cuốc thời Hùng Vương, là một tiến bộ vượt bậc. Với nông nghiệp dùng cày, kinh tế thời Âu Lạc đã đạt đến trình độ cao. Đó là thành tựu rực rỡ của Âu Lạc.

Phát triển đô thị cổ

Với thành Cổ Loa, lâu nay giới nghiên cứu nói nhiều đến ý nghĩa quân sự của tòa thành này. Nhưng điều mà ít người nói đến Cổ Loa là ở vị thế đô thị cổ của nó.

Có thể là trung tâm hành chính không phải là đô thị cổ và trung tâm quân sự chưa phải là đô thị cổ. Nhưng Cổ Loa là đô thị cổ đích thực, bởi trình độ kinh tế thời Âu Lạc đã được thể hiện ở Cổ Loa, từ làng mạc vươn tới đô hội, nơi có tất cả mọi ngành nghề, quay về hướng nam, nơi có đồng bằng màu mỡ, có nhiều con sông nối với Cổ Loa, sông Hồng, sông Cầu…

Ba hạng mục thành tựu rực rỡ của Âu Lạc như vẫn còn đó trong những gì mà người Việt cổ lưu lại cho con cháu, từ truyền thuyết – di tích – hiện vật đến tâm tưởng của mọi thế hệ con cháu của Âu Lạc.

 

26 tháng 2 2016

Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành, cổng Isota thành Babilon.... Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

24 tháng 10 2021

Câu 4: - Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.

- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; tiếp đó, tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.

- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 - 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.

Câu 5: Đền Taj Mahal

Đức vua đã dành tất cả tấm huyết để thiết kế và xây một lăng mộ tuyệt đẹp theo hình thức kiến trúc đặc trưng nhất của Hồi giáo. Các nghệ nhân giỏi nhất của Ấn Độ của thời đó đã dùng những vật liệu lấp lánh sắc màu từ đá quý để trang trí cho ngôi đền.

Câu 6: Phương Tây: Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Phương Đông: Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc

24 tháng 10 2021

Những câu nói về công trình này.

Trả lời sao v ạ.