K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5

Hôm nay mới thi văn mà em, làm gì có ai có đề bài trước đâu mà cho. 

Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên: Hiệu ứng nhà kính Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần...
Đọc tiếp

Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên

Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:

Hiệu ứng nhà kính

Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.

Quá trình công nghiệp hóa

Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.

 

                                  

 

 

 

 

(Theo LV, quangnam.gov.vn)

Câu 1. Văn bản Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự                         B. Văn bản nghị luận   

C. Văn bản thuyết minh                     D. Văn bản thông tin.

Câu 2. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?

A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa.       

B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .

C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.

D. Khoa học công nghệ phát triển; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.

Câu 3. Từ được in đậm trong câu sau: Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.” có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ Hán.                                           B. Ngôn ngữ châu Âu.

C. Ngôn ngữ thuần Việt.                                  D. Ngôn ngữ khác.

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên?

A. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có động vật, cây cối không phát triển được.

          B. Vùng đất hoang tàn đổ nát, khí hậu khô cằn, không có mưa.

C. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở.

          D. Vùng đất hoang vu, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.

Câu 5. Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì?

     Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường.

A. Trạng ngữ chỉ địa điểm.                              B. Trạng ngữ chỉ thời gian.

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.                       D. Trạng ngữ chỉ mục đích.

Câu 6. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng như thế nào?

A. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.             

B. Nêu lên chủ đề của văn bản.                 

C. Nêu lên thông điệp của văn bản.

D. Nêu lên mục đích của văn bản.

Câu 7. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô.                    B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Quá trình công nghiệp hóa.                               D. Rừng bị tàn phá.

Câu 8. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau:

     Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.

Câu 9 (1.0 điểm): Theo em văn bản trên mang lại cho chúng ta thông điệp gì?

 

Bức thông điệp mat tác giả gửi gắm qua văn bản nguyên nhân khiến trái đất nóng lên là: mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ trái đất, bảo vệ cuộc sống của con người.

Câu 10 (1.0 điểm): Qua nội dung văn bản, chúng ta cần làm gì để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên? (Viết câu trả lời bằng ba câu đến năm câu văn)

Giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính không chỉ làm cho không gian sống bền vững hơn, mà còn giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến ban đầu của các nhà khoa học.

Theo báo cáo về Khí hậu Toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 7 năm qua đang trên đà trở thành 7 năm nắng nóng nhất từ ​​trước đến nay, dựa trên dữ liệu của 9 tháng đầu năm 2021.

Trái Đất đang hướng tới sự nóng lên 2,7 độ C so với mức tiền công nghiệp. Hoạt động của con người đã thúc đẩy nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Nó giữ lại bức xạ từ mặt trời, làm bề mặt Trái Đất nóng lên và làm tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển – tất cả sẽ tạo điều kiện khiến các sự kiện thảm khốc dễ xảy ra hơn.

 

1
14 tháng 5

mong mn giúp mik với ạ

 

NG
14 tháng 5

Hạt gạo dẻo ấm lòng bạn ơi.

14 tháng 5

Ngày mai mới thi văn của lớp 7 em nhé.

Nay mới thi văn 6 thôi làm gì có ai có đề bài dâu.

14 tháng 5

Mình thi xong từ mấy hôm trước rồi

NG
14 tháng 5

truyện ấy là truyện gì em

Truyện j mới đúng chứ bn?

14 tháng 5

Ngày mai khối 7 mới thi mà em. làm gì có ai thi rồi đâu mà biết đề em ơi. Nay là khối 6 thi em nhé. 

Bài tập 1: Phần đọc hiểu: Câu 1: Thể thơ lục bát Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời. Câu 4: - Các biện pháp tu từ:  + Nhân hóa: ơi + Ẩn dụ: Biển lúa  + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn  - Tác dụng:...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm

Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 4: - Các biện pháp tu từ:

 + Nhân hóa: ơi

+ Ẩn dụ: Biển lúa

 + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 - Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam

Câu 5: Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6: Trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước trong thực tiễn hội nhập toàn cầu, tuy nhiên, mỗi sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước, nhà trường và toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành đúng và đủ các quy định của Nhà trường về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phương như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào Toàn dân phòng chống ma túy, Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; phong trào Toàn dân tham gia cảm hóa giáo dục người lầm lỗi cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác,....

Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần làm văn:

Kính gửi câu lạc bộ tình nguyện!

Em tên là Phạm Hồng An, lớp 10A1, trường THPT số 2 Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.

Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.

Được trở thành tình nguyện viên giới thiệu lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, đất nước ta đối với bạn bè trên khắp cả nước và thế giới là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao đối với em. Em luôn sẵn sàng cho công việc đầy ý nghĩa này. Em tin rằng, gia đình, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Em mong sẽ sớm nhận được sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lí.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!

Bài tập 2:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ bảy chữ

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: “Người mẹ”

Câu 3: Những từ ngữ hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ ==) Những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc – giản dị, gần gũi, với cuộc sống đời thường giúp nhà thơ tạo nên cảm giác quen thuộc, hoài niệm mà gần gũi cũng như dễ tìm được sự đồng cảm đối với các độc giả

Câu 4: - Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả.

Câu 5: Lưu Trọng Lư đã mang đến một hình ảnh đầy cảm xúc và ký ức về người mẹ đã khuất. Nội dung chính của khổ thơ này tập trung vào hình ảnh “Nắng mới” chiếu sáng trên mộ mẹ, thể hiện sự thương nhớ và niềm tin tiếc nuối của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, một lời tưởng nhớ tới người mẹ, và ánh nắng mới ở đây không chỉ mang ý nghĩa của sự bắt đầu mới mà còn là sự an ủi, ánh sáng của sự sống tiếp diễn dù người mẹ đã ra đi

Câu 6: Kỉ niệm là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, mỗi kỉ niệm đều chứa đựng trong đó những giá trị, sức mạnh lớn lao. Nó luôn tồn tại, luôn hiện hữu và tác động lên chính cuộc sống của mỗi người. Người ta bảo kỉ niệm là thứ đáng trân trọng nhất, bởi vì nó là duy nhất và không bao giờ trở lại. Trong cuộc đời mình, chẳng ai sống mà không có hay không cần những kỉ niệm, bởi “còn kỉ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính mình.” Những kỉ niệm tựa hồ như một kho tàng cổ tích nhiệm màu. Kỉ niệm về thời ấu thơ “ngày hai buổi đến trường”, về những trận đòn roi nghiêm khắc của bố, những lần theo mẹ đi cấy đêm trăng, những trò chơi dân gian bên hội bạn, hay tình cảm ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”,… Đằng sau những kỉ niệm ấy là rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta trưởng thành để rồi càng biết trân trọng, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và sống đẹp hơn.

Phần viết văn:

Kính thưa Ban giám hiệu trường Đại học Quốc gia Singapore 

Tôi tên là Phạm Hồng An học sinh lớp 10A1 trường THPT số 2 Đức Phổ

Qua một số kênh thông tin, tôi được biết trường đang tổ chức cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam yêu mến trường và có mong muốn theo học ở trường trong năm học tới. Do đó, tôi muốn chia sẻ một số điều về bản thân và niềm đam mê của mình đối với việc học để quý trường xem xét khả năng dành cho tôi một cơ hội đến và tham gia học tập tại trường.

Tôi là một học sinh năng động, sáng tạo và có niềm đam mê vô hạn với kiến thức. Từ khi bắt đầu hành trình học tập, tôi đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao cả và không ngừng nỗ lực để đạt được chúng. Điều này không chỉ giúp tôi có được thành tích học tập tốt mà còn nuôi dưỡng tinh thần ý thức trách nhiệm và sự tự quản lý.

Trong suốt thời gian học tại Việt Nam, tôi đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển bản thân và khám phá sâu rộng về những lĩnh vực mà tôi đặt niềm tin và quan tâm. Tôi là thành viên tích cực của câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học và Thể thao, nơi mà tôi có cơ hội áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế và cùng đồng đội đạt được những thành công đáng kể.

Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, ở đó tôi học được tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với cộng đồng. Tôi tin rằng học tập không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kiến thức mà còn là cơ hội để phát triển đầy đủ về mặt tư duy, kỹ năng xã hội và lòng nhân ái.

Niềm đam mê của tôi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật mà còn mở rộng đến ước mơ về tương lai. Tôi mong muốn được theo đuổi ngành..... tại đại học để có cơ hội nghiên cứu và đóng góp vào những lĩnh vực công nghệ mới mẻ. Điều này không chỉ là sự theo đuổi cá nhân mà còn là một cách để đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.

Trong tình hình gia đình của tôi, học bổng không chỉ là nguồn động viên lớn mà còn là cơ hội để tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ và đạt được mục tiêu của mình. Tôi cam kết sẽ sử dụng học bổng một cách có trách nhiệm và làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội.

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã dành thời gian đọc đơn của tôi. Tôi mong rằng sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết của mình có thể được đánh giá cao và tôi sẽ có cơ hội được học bổng để tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình.

Trân trọng!

Bài tập 3:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật

Câu 2: Nhân vật trữ tình là tác giả

Câu 3: Trong bài thơ này, từ láy được sử dụng là “lạnh lạnh” và “chênh chênh”.

Câu 4: Cảnh thiên nhiên được thể hiện qua câu thơ:

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm màu tâm trạng ấy.

Câu 5: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 6: Trung hiếu là một trong những yếu tố quan trọng trong phẩm chất con người. Từ ngày xưa trung hiếu đã được đặt lên hàng đầu. Và cho đến bây giờ hai chữ trung hiếu vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nếu như sự trung hiếu ngày trước là nghe lệnh vua, trung với vua thì ngày nay đó chính là sự trung với Đảng, hiếu với dân. Mỗi người đều có cần phẩm chất quan trọng này để phát triển xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.

 

0

Mik viết ko hay cho lắm

14 tháng 5

 Sáng sớm nào em cũng theo mẹ chạy thể dục trong công viên gần nhà, ở đó có một vườn hoa rất đẹp.

       Không khí buổi sớm thật trong lành, mát mẻ làm cho ai cũng dễ chịu, sảng khoái. Ông mặt trời lấp ló sau rặng cây um tùm, chiếu những tia nắng vàng nhạt xuống không gian, đánh thức vườn hoa tỉnh giấc sau một đêm dài. Vườn hoa hình tròn, không rộng lắm nhưng có rất nhiều loại hoa cùng nhau khoe sắc tỏa hương. Xung quanh vườn hoa là hàng rào bằng tre chắc chắn như những chàng lính khỏe khoắn để bảo vệ những nàng công chúa. Những bông hoa giật mình, hé mở những đôi mắt nhìn ngó xung quanh. Hoa nào cũng đẹp, cũng thơm tạo nên bức tranh sinh động, đầy màu sắc. Bông cúc nở to nhìn thật rực rỡ. Có mấy nụ hồng mới nở chúm chím trông e lệ, dễ thương. Những nàng hoa đồng tiền, hoa lay ơn duyên dáng... trên từng cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh như muôn ngàn hạt ngọc li ti. Ở giữa vườn, người ta trồng hoa tạo thành hình một ngôi sao rất lớn. Ngoài cùng, đường viên của ngôi sao là hàng hoa cúc trắng, hoa thủy tiên nổi bật. Bên trong, những bông hoa hồng tạo nên năm cánh ngôi sao nom thật rực rỡ. Ngôi sao ấy có lẽ là lớn nhất, sáng nhất mà em biết. Vì thế mà nó rất hấp dẫn với những chú chim, chú sâu hay ong bướm thi nhau đến hút mật, bay lượn làm dáng. Vài chị ong nâu kiếm mật sớm, bay rập rờn trên cánh hoa...

       Mỗi sáng được ngắm vườn hoa trong công viên, em thấy rất thư giãn và vui sướng. Em sẽ luôn luôn có ý thức thật tốt để bảo vệ vườn hoa ở công viên.