K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2023

Mở bài: giới thiệu cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về trong bài thơ Quê Hương

Bài thơ “Quê hương” của tác giả Tế Hanh là một trong những bài thơ hay về chủ đề quê hương, bài thơ là tình cảm chân thành và da diết của tác giả dành cho quê hương của mình ở một nơi xa. Nổi bật trong bức tranh quê hương của Tế Hanh chính là hai khung cảnh: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và cảnh đoàn thuyền trở về bến

Thân bài: Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về trong bài thơ Quê Hương

Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: Những người đi đánh cá trên con thuyền ra khơi ấy phải là dân trai tráng khỏe mạnh, bởi công việc của họ rất vất vả, cực nhọc, và nguy hiểm rất cao. Chiếc thuyền cũng hòa chung vào khí thế hừng hực ra khơi ấy của ngư dân, nó được tác giả ví như một con tuấn mã rất “hăng” khi được ra khỏi chuồng

Phân tích cảnh đoàn thuyền trở về: Khung cảnh bến thuyền ồn ào cho thấy sự tấp nập khi dân làng đổ ra chào đón, niềm vui được nhân lên khi những người dân chài đi biển đã trở về bình an, mang về những chiếc ghe đầy ắp cá “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Thành quả của một chuyến ra khơi đầy gian lao, mệt nhọc đã được bù đắp bằng chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon bạc trắng”, đó là niềm vui sướng và hạnh phúc của người dân chài

Kết bài: Ý nghĩa cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá và trở về

Có thể thấy cảnh đoàn thuyền ra khơi và đoàn thuyền trở về trong bài “Quê hương” đã được tác giả Tế Hanh miêu tả bằng sự cảm nhận chân thực, tinh tế, cho thấy được tấm lòng và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương

18 tháng 3 2023

Phân tích bài thơ "Nhớ rừng":

* Khổ 1:

- Tâm trạng: "Gậm một khối căm....ngày tháng dần qua"

+ Gậm: nhấm nháp từng tí một

+ Khối căm hờn: sự căm tức đóng thành vật thể đông đặc khó tan

+ Câu 8 tiếng đầu: 5 vần trắc thể hiện sự giận dữ

+ Câu 8 tiếng tiếp theo: 7 vần bằng là tiếng thở dài

-> Nghệ thuật: nhân hóa, từ ngữ gọi tả, xưng hô kiêu hãnh "ta". Diễn tả tâm trạng uất hận, chán ngán và bất lực trước thực tại.

- Thái độ: "Khinh lũ người kia...chồng bên vô tư lự"

+ Những kẻ đắc thắng, nhỏ nhen, không hiểu được tâm trạng của nó (Vốn là chúa tể muôn loài kể cả loài người cũng phải nể sợ)

+ Từ chỗ là vị chúa tể, mọi vật đều sợ uy quyền của nó->nay thành trò chơi, tiêu khiển của con người, bất mãn vì bị xếp ngang hàng cùng những kẻ đồng loại tầm thường.

-> Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh đối lập thể hiện sự coi thường những kẻ đắc thắng, nhỏ nhen, bất mãn vì bị xếp ngang hàng cùng những kẻ đồng loại tầm thường, đồng thời cảm thấy tủi nhục trước cuộc sống tầm thường, tù túng.

* Khổ 2: Nhớ rừng

 

 

18 tháng 3 2023

* Khổ 2:

- Nhớ rừng

"Nhớ cảnh sơn lâm...ca dữ dội". "Ta biết ta chúa tể cả...không tuổi"

+ Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm

+ Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gào ngàn", "giọng nguồn hét núi"

- Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên, không tuổi

Từ ngữ chọn lọc, gợi tả-> diến tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ, phi thường, bí ẩn, linh thiêng giang sơn của con hổ

-> Điệp từ, từ ngữ gợi tả (ĐT, TT), hình ảnh lớn lao -> Cảnh núi rừng đại ngàn nơi hùm thiêng ngự trị thật hùng vĩ, bí hiểm, hoang vu.

- Nhớ thời oanh liệt: "Ta bước chân lên...đều im hơi"

+ Từ ngữ giàu chất tạo hình, giọng thơ hào hùng, nhịp thơ ngắn, linh hoạt

-> Vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.

+ Bước chân dõng dạc, đường hoàng-> oai phong

+ Tấm thân lượn như sóng nhịp nhàng-> sự mềm mại của thân hình hổ.

+ Vờn bóng, mắt thần quắc...vẻ đẹp oai phong, đầy sức mạnh chế ngự hoàn toàn cảnh vật, tất cả đều im hơi

=> Câu thơ sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả chính xác vẻ đẹp.

Chúa sơn lâm không chỉ nhớ về cuộc đời tự do, oanh liệt ngày xưa mà còn nhớ về chốn rừng thiêng - nơi hổ đã từng sống

 

17 tháng 3 2023

câu 1 : câu thơ trên đc trích trong văn bản : quê hương 

-t/giả : tế hanh

Câu 2: Nhân hóa : con thuyền rẽ 

Ẩn dụ: mùi nồng mặn

Câu 3: Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu 4:

kiểu câu cảm thán chị 

Mục đích: bộc lộ cảm xúc, nhớ đến cảm giác hương vị ấy

17 tháng 3 2023

Trong khổ 1 và 2 của bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh, tình yêu quê hương được thể hiện rất rõ qua những cảm xúc sâu sắc và cảm động của nhà thơ. Bài thơ mở đầu bằng những khối óc đồng cỏ, khúc câu chim hót, một bức tranh tuyệt đẹp của vùng quê, đem lại cho người đọc sự bình yên và thanh thản. Tác giả thể hiện sự cảm kích đối với cái đẹp tự nhiên trong quê hương, đó là "hàng cây chạnh nhớ, hoa dại nở rộ đón xuân / bến sông nghiêng mình ngắm bóng trăng vụt lên". Điều này cho thấy tình yêu của tác giả với quê hương là sâu sắc và không thể đong đếm bằng lời.

Khổ thơ thứ 2 cho thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh thể hiện qua sự tận tâm và tình cảm thiết tha của ông đối với đất nước Việt Nam. Ông viết rằng "gió đưa lá thoảng nghe nhạc non / dòng sông trôi phù sa lênh đênh", tiếp tục tri ân những giá trị văn hoá của đất nước bằng cách đề cập đến "trống riêng, phèn đắp đòn gánh". Những cảm nhận này cho thấy tình yêu của tác giả không chỉ dành cho vẻ đẹp thiên nhiên mà còn cho nền văn hoá, con người và cuộc sống của đất nước Việt Nam.

Tóm lại, không chỉ trong khổ 1 và 2, bài thơ "Quê Hương" cả bài đều thể hiện sự tình yêu sâu sắc của Tế Hanh đối với quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Tác phẩm này thực sự là một bức tranh tuyệt đẹp, một bài ca vang lên tình yêu của một người con xa xứ về quê hương của mình.

13 tháng 3 2023

Câu "Đi thôi!" có thể được hiểu như một lời mời, khuyên hoặc yêu cầu người khác đi cùng với mình, tùy vào ngữ cảnh và tình huống sử dụng. Tuy nhiên, nó không được coi là một câu cầu khiến trong định nghĩa chính thức.

13 tháng 3 2023

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

12 tháng 3 2023

Trong bốn mùa, mùa mà em yêu thích nhất chính là mùa xuân. Em yêu thích mùa xuân bởi rất nhiều lý do. Thứ nhất, mùa xuân là mùa của thiên nhiên tươi tốt. Khắp mọi nơi, cây cối đâm chồi nảy lộc dưới bầu trời trong xanh, khí hậu mát lành. Phải chăng màu cỏ cây xanh tràn ngập sức sống xuất hiện đều là nhờ khí hậu tươi đẹp mà mùa xuân mang lại? Thứ hai, em yêu thích mùa xuân vì màu xuân là mùa của Tết. Năm nào cũng vậy, cứ tết đến xuân về là em được quây quần bên gia đình gói bánh chưng, nhận những lời chúc tốt đẹp từ mọi người và cả những phong bao lì xì đỏ thắm nữa. Tết tượng trưng cho một sự khởi đầu mới tốt đẹp, cho những chuyện cũ được bỏ qua và hướng đến những điều tốt đẹp an lành trong cuộc sống. Thứ ba, em yêu thích mùa xuân là bởi vì em được tham gia những hoạt động ngoài trời như cắm trại, đi chơi,... Thời tiết đẹp của mùa xuân làm cho chuyến đi trở nên thật tuyệt làm sao! Tóm lại, mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất vì nhờ mùa xuân mà em có thật nhiều niềm vui. Mọi người hãy cùng nhau cố gắng học tập, làm việc thật chăm chỉ để mỗi khi tết đến xuân về thì chúng ta lại có thể trở về quây quần bên gia đình đón một năm mới sang.

- câu cảm thán: Thời tiết đẹp của mùa xuân làm cho chuyến đi trở nên thật tuyệt làm sao!

- câu cầu khiến: Mọi người hãy cùng nhau cố gắng học tập, làm việc thật chăm chỉ để mỗi khi tết đến xuân về thì chúng ta lại có thể trở về quây quần bên gia đình đón một năm mới sang.

GH
12 tháng 3 2023

Tư liệu:

1. Tên di tích: Thẳng cảnh hồ Lắk
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 534 QĐ/BT ngày 11 tháng 05 năm 1993

5. Địa chỉ di tích: thị trấn Liên Sơn-huyện Lăk-tỉnh Đăk Lăk
6. Tóm lược thông tin về di tích
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M‘Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M‘Nông.
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.
Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km²[1], được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M‘Nông.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn M‘Liêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc M‘Nông, hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng ở Đăk Lăk như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa và một đàn voi hơn 10 con. Du khách đến đây không chỉ tham quan hồ Lắk mà còn thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, t‘rưng, k‘lông pút, đàn đá,cưỡi voi hoặc dùng thuyền độc mộc đi dạo trên hồ hoặc vượt qua hồ.
Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Ở một quả đồi cạnh hồ còn có cả một khu nghỉ dưỡng quy mô rất lớn của Công ty Du lịch Đắk lắk đầu tư khai thác.
Ngôi nghà nghỉ mát của cựu hoàng đế Bảo Đại ngày xưa nằm cạnh hồ, trên đỉnh đồi sau lưng thị trấn Liên Sơn. Đây là nơi vua Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên Đắk Lắk. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao có góc nhìn rất đẹp bao quát gần như trọn mặt nước của hồ Lắk được xây cùng năm với Chùa Khải Đoan và được đích thân Nam Phương Hoàng hậu chịu trách nhiệm quản lý việc đầu tư xây dựng.
Không gian hồ,di tích Biệt điện và khu rừng xung quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường, phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái ... góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông Ana. Ở đây, người ta đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.
Được coi là mắt xích quan trọng trong các tour du lịch Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M"nông bản địa.
Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn MLiêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. Hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa. Du khách đến đây còn được thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá, hay đi thuyền độc mộc đi dạo trên hồ.