K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Câu thơ “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” - Ngôn ngữ: Đối thoại - Giải thích: Vì ở đây người cháu nói với bà trong tâm tưởng tưởngtượngtưởngtượng. Có dấu gạch

13 tháng 12 2021

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỉ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 5 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỉ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 5 của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

- Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm. Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỉ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỉ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỉ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học án kỉ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

bạn tham khảo nhé cái này trên mạng 

13 tháng 12 2021

Chỉ có những thánh thần mới là người hoàn hảo còn con người thì không. Trong cuộc đời, ai ai cũng có ít nhất một lần mắc lỗi với những người xung quanh. Và lần mắc khuyết điểm với cô giáo tuần trước có lẽ sẽ làm em nhớ mãi.

Trong lớp, em tự nhận thấy mình là một đứa học khá tốt môn Văn. Có lẽ một phần là bởi niềm yêu thích, say mê với văn chương, bởi những tác phẩm văn học không chỉ là bức tranh hiện thực bộn bề, phong phú mà còn là những bài học, những chân lí sống hướng con người tới cái chân thiện mĩ. Những bài kiểm tra Văn vì thế mà tôi được điểm khá cao song phần lớn là nhờ việc học bài, ôn bài chăm chỉ ở nhà. Và buổi tối trước hôm đó, em xem thời khóa biểu và biết rằng hôm sau có bài kiểm tra hai tiết về một tác phẩm văn học đã học. Nhưng buổi tối hôm ấy lí trí đã không thắng nổi sở thích nhất thời của tôi. Tối hôm đó trên TV có chiếu tập cuối của một bộ phim mà em rất thích. Tập phim này em đã chờ đợi rất lâu, là những kết thúc sau những tập phim đầy kịch tính. Vậy là em đánh liều xem hêt bộ phim phần vì chủ quan rằng mình có chút kiến thức văn chương phần vì hi vọng những đứa xung quanh sẽ nhắc bài vì mình giúp các bạn nhiều rồi. Hết bộ phim, em không hề băn khoăn hay lo lắng cho bài kiểm tra hôm sau, lên giường ngủ một chặp tới sáng. Sáng đến lớp em thấy bạn nào cũng học bài một cách say sưa và nghiêm túc. Em cũng mở sách ra đọc lướt nhưng chưa kịp đọc xong thì cô giáo bước vào. Cô yêu cầu cả lớp gấp sách vở và lấy giấy ra làm bài kiểm tra, đây là bài điểm hệ số hai nên khá quan trọng.

Sau khi cô đọc đề bài, cả lớp đều cặm cụi làm, duy nhất chỉ có mình em ngồi cắn bút vì không nghĩ ra được gì. Hỏi mấy đứa bạn bên cạnh cũng không được vì các bạn cũng đang say sưa làm bài. Khi ấy, em ước gì mình có thể quay ngược thời gian, về lại tối hôm trước để học bài chăm chỉ. Thấy cô giáo không để ý các bạn làm bài, trong đầu em lóe lên ý nghĩ sẽ mở vở ghi ra chép, dù sao cũng chỉ một lần nên chắc cũng không sao. Nghĩ vậy, em liền mở vở, nhanh tay chép bài cô đã dạy. Bẵng đi một thời gian, hôm có trả bài thì em chính là người được điểm cao nhất. Khi ấy, em bắt đầu xấu hổ và tủi thẹn với chính mình. Điểm cao này em không dám khoe với người khác, không dám vui vẻ bởi nó đâu phải của mình. Em day dứt và dằn vặt trong lòng, tự thấy mình đã lừa dối cô giáo và các bạn. Thật không thể chấp nhận được. Điểm số không quan trọng mà điều quan trọng hơn là em học được điều gì, khôn lớn và trưởng thành ra sao. Em lấy hết can đảm thú nhận mọi việc với cô giáo. Ban đầu cô cũng hơi bất ngờ vì không nghĩ em sẽ làm vậy, sau đó cô nhẹ nhàng nói:

- Trong đời học sinh, ai cũng ít nhất sai lầm một lần em ẹ. Cô cũng vậy và em cũng vậy. Cô phần nào cũng ngưỡng mộ em vì sự dũng cảm dám nhận lỗi. Cô không trách em đâu.

Nghe cô nói vậy, em nhẹ nhõm hẳn ra. Hai cô trò nói chuyện một hồi rồi cùng ra về. Đó là lần em mắc khuyết điểm với thầy cô giáo làm em nhớ mãi. Đó là bài học quý giá về lòng trung thực và việc đương đầu với lỗi lầm của chính mình

k tui nha plsssss 

13 tháng 12 2021

Câu 1 : Đoạn văn thể hiện chân thực , cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại đó

Câu 2 : 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Nội đung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

"Súng”là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho nhiệm vụ của người lính trong cuộc chiến. "Đầu" là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu. Câu thơ"Súng bên súng, đầu sát bên đâu"đã cho thấy sự đồng điệu sâu sắc trong tâm hổn những người chiến sĩ. Đồng thời, câu thơ cũng gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân: lẩn đầu tiên trong lịch sử, họ đứng lén làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

13 tháng 12 2021

????????????

13 tháng 12 2021

ở đâu ??

22 tháng 1 2018

Tôi có, acc của tôi có 2313 cái, nhưng phải k cho tôi trước. Xong rồi kết bạn, tôi sẽ cho mượn nick chơi chung

22 tháng 1 2018

làm gì

Giúp mình giải bài tập này vớiBài 1:“Có người hỏi:- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:- Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo....
Đọc tiếp

Giúp mình giải bài tập này với

Bài 1:“Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” (Trích Làng – Kim Lân)

Câu 1: Xác định nội dung của phần trích trên?

0
10 tháng 12 2021
Đáp án bằng 2
10 tháng 12 2021
= 2 (theo toán chuẩn lớp 1)