K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4

Câu ghép trong đoạn văn là: "Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi."

Các vế của câu ghép này được nối với nhau bằng cách sử dụng liên từ "nên", để thể hiện một mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa việc cỏ gần nước tươi tốt và hành vi ăn của trâu, cũng như hành vi di chuyển của chúng sau đó.

 ĐỌC BÀI THƠ SAU:                ĐÀN BÒ TRÊN ĐỒNG CỎ HOÀNG HÔNĐàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanhGặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lạiMùa rạo rực chỉ đàn bò biết đượcVị cỏ râm ran đầu lưỡi ngọt mềm Đàn bò đi đủng đỉnhMột gam màu vàng óng trước thiên nhiênNhững chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núiKìa, vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên Đàn bò...
Đọc tiếp

 

ĐỌC BÀI THƠ SAU:

                ĐÀN BÒ TRÊN ĐỒNG CỎ HOÀNG HÔN

Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh

Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại

Mùa rạo rực chỉ đàn bò biết được

Vị cỏ râm ran đầu lưỡi ngọt mềm

 

Đàn bò đi đủng đỉnh

Một gam màu vàng óng trước thiên nhiên

Những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi

Kìa, vầng trăng như chiếc tù và người chăn bò bỏ quên

 

Đàn bò vàng trên đồng cỏ chiều yên

Tiếng mõ rơi, tiếng mõ rơi đều

Cả đồng cỏ lút vào khoảng tối

Như vẫn còn rung nhịp mõ kêu

 

Có một kẻ đi sau người chăn bò mê mải

Túi áo gói đầy hương cỏ thơm

Trái tim đựng đầy tiếng sáo và tiếng mõ

Đôi mắt đong đầy giàn giụa suối trăng non

Đàn bò vàng trên đồng cỏ hoàng hôn…

 

 

1.BÀI THƠ LÀ MỘT BỨC TRANH PHONG CẢNH Ở THỜI ĐIỂM NÀO TRONG NGÀY

A.BUỔI SÁNG SỚM

B.BUỔI CHIỀU

C.ĐÊM KHUYA

D.BUỔI TRƯA

2 .TÁC GIẢ DÙNG NHỮNG TỪ CHỈ MÀU SẮC NÀO ĐỂ MIÊU TẢ ĐÀN BÒ?

3.VỊ CỎ RÂM RAN LÀ VỊ CỎ THẾ NÀO

4.BÀI THƠ VẼ RA TRƯỚC MẮT NGƯỜI ĐỌC MỘT BỨC TRANH PHONG CẢNH NHƯ THẾ NÀO?QUA ĐÓ,TÁC GIẢ THỂ HIỆN TÌNH CẢM ,CẢM XÚC GÌ?

5.DÒNG NÀO DƯỚI ĐÂY CÓ QUAN HỀ TỪ?

A.CÓ MỘT KẺ ĐI SAU , NGƯỜI CHĂN BÒ MÊ MẢI

B.TÚI ÁO GÓI ĐẦY HƯƠNG CỎ THƠM

C.TRÁI TIM ĐỰNG ĐẦY TIẾNG SÁO VÀ TIẾNG MÕ

D,ĐÔI MẮT ĐONG ĐẦY GIÀN GIỤA SUỐI TRĂNG NON

6.ĐIỀN CẶP QUAN HỆ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG

a).................mặt trời đã xuống núi..............người chăn bò bắt đầu xua đàn bò về.

b)........bụng đã no căng .......đàn bò vẫn cố nán lại gặm cỏ.

c)............đàn bò ..............cả người chăn bò cũng mê mải với cảnh hoàng hôn

7.GHI LẠI NHỮNG ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

 MỘT HÔM,CHA TÔI BẢO:

-HÔM NAY LÀ NGÀY NÔ-EN . TRƯỚC KHI NGỦ,CON HÃY CẦU NGUYỆN XIN ÔNG GIÀ NÔ -EN CHO CON MỘT CON BÚP BÊ.CHA TIN LÀ ĐIỀU ƯỚC CỦA CON SẼ THÀNH SỰ THẬT.

SÁNG HÔM SAU,TÔI HÉT TOÁNG LÊN SUNG SƯỚNG KHI THẤY TRONG CHIẾC Tất tôi treo ở đầu giường có một con búp bê.

8,khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn thật trong lành.Theo bạn,chúng ta cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp ấy?

bạn nào bik thì giúp mình nhé ko bik thì đừng trả lời lung tung

0
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Từ chín trong câu trên là:a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:a.Danh từ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.
(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.

1
20 tháng 5 2020

1c 2c 3a 5b 6b 7d 8b

22 tháng 1 2019

Đề a: Bọn trẻ đứa nào đứa nấy tóc cháy khét, đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì nắng. Chúng thung thăng trên mình trâu, miệng vừa nghêu ngao hát vừa lùa đàn trâu tiến về phía sườn đồi: Đàn trâu vừa di chậm rãi vừa gặm cỏ, con nào cũng béo tròn. Buổi trưa, bọn trẻ không về làng mà ở lại bãi chăn. Mỗi đứa đều được mẹ hoặc chị gái chuẩn bị một phần cơm. Chúng lấy lá rừng trải xuống đất ngay dưới tán cây lớn rồi cùng ăn. Chúng vừa ăn vừa giưỡn, tiếng cười tiếng nói vang xa cả sườn đồi...

26 tháng 5 2021

Khó thế này thì ai mà làm được

28 tháng 1 2018

Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em .Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả.

4 tháng 4 2020

con bò

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)                                                                         Triền đê tuổi thơTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)

                                                                         Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
                                                                                                                Theo Nguyễn Hoàng Đại

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Câu 1: Điền từ thích hợp để được ý đúng :

Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ........................................ để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê                      B. Đêm trăng 

C. Đồng ruộng             D.Trường học

 

Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

C. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

Câu 4: Sau bao năm xa quê , tác giả nhận ra điều gì về con đê :

Viết câu trả lời của em :

Câu 5: Từ "chúng" trong câu văn: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc" chỉ những ai?

Xác định ý đúng ghi "Đ"sai ghi "S"

            Thông tin         Đúng hay sai
a.Tác giả bài văn 
b.Trẻ em trong làng 
c.Những người lớn  
d.Con đê sông Hồng 

Câu 6 : Nội dung bài văn này là gì ?

Viết câu trả lời của em :  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7 :Câu: "Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê."

Bộ phận in đậm của câu trên là :

A.Chủ ngữ                  B.Vị ngữ

C.Trạng ngữ

Câu 8 : Dấu phẩy trong câu "Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về." Có tác dụng gì ?

A.Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 9 :Câu " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau." có mấy từ dùng để so sánh ?

Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng hình ảnh con đê trong bài

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 5 2018

1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê

3 tháng 7 2018

1.ngày một chắc chắn

2. A

3. C

4.  Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.

5.a. Đúng

  b. Đúng

  c. Sai

  d. Sai

6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.

7. C

8. B

9. như, tựa

10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.

Câu ghép: "Tuổi thơ tôi gắn bó với cái ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu ao đàm mình khi chiều về". 

Có 2 vế câu.

hok tốt!!

17 tháng 3 2020

có 2 vế câu là "Tuổi thơ tôi ... trưa hè nắng oi ả" và"tôi từng lội,...khi chiều về"

LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Cách nối các vế câu ghép10. Đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi :    Khi bụi tre đầu làng bắt đầu rụng lá thì cánh đồng làng cũng vừa thu hoạch xong. Từng đàn chim ngói bỗng từ đâu bay về, đậu đầy mặt ruộng. Cả làng chẳng ai bảo ai đều biết. Mùa chim ngói đã đến rồi ! Chẳng cứ trẻ con rộn ràng mà ngay các cụ già cũng náo nức, bồn chồn.a) Gạch dưới các...
Đọc tiếp

LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Cách nối các vế câu ghép

10. Đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi :

    Khi bụi tre đầu làng bắt đầu rụng lá thì cánh đồng làng cũng vừa thu hoạch xong. Từng đàn chim ngói bỗng từ đâu bay về, đậu đầy mặt ruộng. Cả làng chẳng ai bảo ai đều biết. Mùa chim ngói đã đến rồi ! Chẳng cứ trẻ con rộn ràng mà ngay các cụ già cũng náo nức, bồn chồn.

a) Gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn.

b) Cho biết các vế của những câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào.

................................................................................................................................................................................................................

11. Viết thêm một vế câu nữa để đucợ một câu ghép :

a) Rau nào, ..................................................................................

b) Chúng em học tập thật chăm chỉ, ........................................................................

c) Chẳng những cái giếng đầu làng đã cạn sạch nước ..................................................................................

0