K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5: Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây    1. Những khu chợ sầm uất trên sông    Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

   1. Những khu chợ sầm uất trên sông

   Miền Tây có nhiều chợ nổi. Tiêu biểu, có thể kể chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp  Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau), sông Vĩnh Thuận (Miệt Thứ – Cà Mau),...

loading...

 Chợ nổi Ngã Bảy - Hậu Giang

(Nguồn ảnh: Vietnam Travellog)

   Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng. Ngày xưa là xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

   Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú. Nhiều nhất vẫn là các loại trái cây, rồi đến các loại rau củ, bông kiểng, hàng thủ công gia dụng, hàng thực phẩm, động vật,... Ở đây, lớn như cái xuồng, cái ghe, nhỏ như cây kim, sợi chỉ đều có bán. 

   2. Những cách rao mời độc đáo

   Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản tiện mà thú vị.

   Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây, rau củ – giúp khách nhìn thấy từ xa, bơi xuồng đến, tìm đúng thứ cần mua. Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm, “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa,... Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy. Lại có những chiếc ghe mà “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà: dấu hiệu cho biết người chủ muốn rao bán chính chiếc ghe đó, tấm lá lợp có ý nghĩa giống như một cái biển rao bán nhà.

   Đó là những cách thu hút khách bằng mắt. Lại có những cách thu hút khách bằng tai. Các ghe bán hàng dạo chế ra cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: Có kèn bấm bằng tay (loại kèn nhỏ, bằng nhựa), có kèn đạp bằng chân (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc). Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn...? Ai ăn bánh bò hôn...? Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

(Theo Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhậm Hùng NXB Trẻ, 2009, tr. 36 – 55 và Chợ nổi – nét văn hoá sống trước tiền Tây, Đài truyền hình Cần Thơ, https://canthotv.vn/cho-noi-va-van-hoa-song-nuoc-mien-tay/)

Câu 1. Xác định kiểu văn bản của ngữ liệu trên.

Câu 2. Liệt kê một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách giao thương, mua bán thú vị trên chợ nổi.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng tên các địa danh trong văn bản trên.

Câu 4. Nêu tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 5. Anh/Chị có suy nghĩ gì về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

2
1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: (1) Con đã đi rất xa rồi Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố (2) Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả Một ánh đèn sáng đến nơi con Và lòng con yêu mến, xót thương hơn Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé Mẹ một mình đang dõi theo con (3) Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường Đã có lúc lòng con hờ hững Thấy hạnh phúc của riêng mình...
Đọc tiếp

1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

(1) Con đã đi rất xa rồi
Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố

(2) Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả
Một ánh đèn sáng đến nơi con
Và lòng con yêu mến, xót thương hơn Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ
Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé
Mẹ một mình đang dõi theo con

(3) Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường
Đã có lúc lòng con hờ hững
Thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn
Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi

(4) Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi
Đã có lúc lòng con đơn bạc

Quên cả những điều tưởng không sao quên được

Như người no quên cơn đói của mình

(5) Sao đêm nay se thắt cả lòng con Khi con gặp ánh đèn thành phố
Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ
Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra

(6) Sao đêm nay khi đã đi xa
Lòng con bồng bồn chồn quay trở lại Bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi
Nỗi mất còn thăm thẳm trong tim

(7) Đời mẹ như bến vắng bên sông Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió
Như cây tự quên mình trong quả
Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây
Như trời xanh nhẫn nại sau mây
Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm

(8) Con muốn có lời gì đằm thắm
Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay.
(Kính gửi mẹ, Ý Nhi, in trong Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn họcHà Nội, 2006)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình trong bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu thơ Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây gợi anh/ chị nhớ đến câu tục ngữ nào trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam? (0,5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh “ánh đèn thành phố” đã gợi cho người con suy nghĩ về những điều gì? (0,5 điểm)

Câu 5. Người con muốn bộc bạch điều gì qua hai khổ thơ (3) và (4)? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau: Đời mẹ như bến vắng bên sông Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió Như cây tự quên mình trong quả Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây Như trời xanh nhẫn nại sau mây Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm (1,0 điểm)

Câu 7. Từ những trăn trở của người con ở trong bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (1,0 điểm)

Câu 8. Bài thơ kết thúc bằng một ước muốn: Con muốn có lời gì đằm thắm/ Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) để gửi những lời đằm thắm dành tặng cho người mẹ của mình. (1,5 điểm)

0
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.?
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Bài đọc:

     Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.

     Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.

      Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.

     Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.

          (Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)

0
DT
8 tháng 4

Thể thơ tự do.

DA-NI là j

7 tháng 4
Là thức ăn uống đã nấu chín bị biến chất và có mùi khó chịu.
7 tháng 4

nghĩa có từ thiu là thức ăn để lâu ngày khiến nó bị biến chất, có mùi lạ

7 tháng 4

Trong thời kì hòa bình ngày nay, lòng yêu nước không chỉ được thể hiện qua các hành động lớn lao như tham gia vào các hoạt động tình nguyện xã hội, bảo vệ môi trường, hay góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội, mà còn bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt hàng ngày của mỗi người.

Một cách phổ biến để thể hiện lòng yêu nước là bằng việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật, cũng như các quy định và nếp sống cộng đồng. Việc tham gia vào các chiến dịch vệ sinh môi trường, giữ gìn cơ sở hạ tầng công cộng, và duy trì vệ sinh cá nhân là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, sự hiểu biết và tôn trọng văn hóa, lịch sử của đất nước cũng là một phần không thể thiếu trong việc thể hiện lòng yêu nước. Sự tự hào về những thành tựu và giá trị văn hóa của quốc gia, cũng như việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ là những cách mà mỗi người có thể đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng yêu nước và phát triển bền vững.

Cuối cùng, việc thể hiện lòng yêu nước cũng đồng nghĩa với việc thấu hiểu, đồng cảm và hỗ trợ những người khác trong cộng đồng, đặc biệt là những người gặp khó khăn hoặc bất hạnh. Tinh thần đoàn kết và sự chia sẻ trong xã hội là những yếu tố quan trọng giúp củng cố lòng yêu nước và tạo ra một môi trường sống hòa bình và phồn thịnh cho tất cả mọi người.

8 tháng 4

bạn ơi đây là đoạn văn ko phải bài văn ak

 

DT
7 tháng 4

Dàn ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên nhưng tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện khá phổ biến.

- Nêu tác hại của hiện tượng này.

II. Thân bài:

1. Nguyên nhân:

- Do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông của học sinh và phụ huynh.

- Do tâm lý thích thể hiện bản thân của học sinh.

- Do sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường.

- Do nhu cầu đi lại của học sinh ngày càng cao.

2. Biểu hiện:

- Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi.

- Không đội mũ bảo hiểm.

- Đi xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng.

- Đi ngược chiều, lấn sang làn đường ngược chiều.

- Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

3. Hậu quả:

- Gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân và người khác.

- Gây mất an ninh trật tự giao thông.

- Gây ảnh hưởng đến tâm lý của gia đình và xã hội.

4. Giải pháp:

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục luật giao thông cho học sinh.

- Nâng cao vai trò quản lý của gia đình và nhà trường.

- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại tác hại của hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện.

- Kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi hiện tượng này.

IV. Suy nghĩ:

Hiện tượng học sinh chưa đến tuổi vị thành niên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe máy điện là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh.