K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng già nổi tiếng lương thiện nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Cho đến một ngày, người vợ đi ra đồng thì chợt thất một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, người vợ chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã vì con.

Thuở ấy, giặc Ân thế mạnh vô cùng, tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đứa bé trong nhà nghe tin của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con". Nghe được tiếng con, bà lão ngạc nhiên, mừng rỡ chạy ra mời sứ giả theo lời con nói. Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này." Sứ giả nghe xong vô cùng kinh ngạc nhưng cũng rất vui vì đã tìm ra được người giúp nước. Ông vội về tâu với nhà vua ngay. Nhà vua ngay chấp thuận yêu cầu của cậu bé và sai người ngày đêm làm ra những đồ vật cậu bé đã dặn. Nhưng có điều rất lạ rằng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo mới mặc đã căn đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ để nuôi con nhưng được bà con xóm làng giúp đỡ, người một ít góp gạo nuôi Gióng, mong cậu ra trận thành công cứu nước.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế nguy như ngàn cân treo sợi tóc, người người nhà nhà đều hoảng sợ bỏ chạy. Đúng lúc đó, sứ giả mang đủ những thứ mà cậu bé dặn đến. Cậu vươn vai, trong phút chốc đã trở thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa quyết tâm cùng Gióng, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí, quất tan đám giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa bay lên trời, chỉ để lại áo giáp sắt. 

Về sau, để tưởng nhớ công ơn, Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương và đền thờ tại quê nhà. Tại đây, mỗi năm còn có tổ chức hội mang tên hội Gióng. Hội Gióng là 1 trong những lễ hội truyền thống quan trọng của VN, diễn ra hằng năm ở làng Gióng và 1 số địa phương khác nữa. Trong lễ hội này, người dân từ nhiều vùng quê về đây tham dự các nghi lễ truyền thống, nhằm tôn vinh công đức của anh hùng làng Gióng, đồng thời cầu mong cho nghề nông phát triển, đất nước thêm giàu mạnh, thái bình.

 

14 tháng 1

Ko. Bít 

14 tháng 1

chải sẻ ?

Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:      Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên? (Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni...
Đọc tiếp

Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

     Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đẩy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đẩy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dướii ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca đao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...")

   Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đâu mùa)

ko chép mạng nha mọi người 

 

0
13 tháng 1

Câu nói này của Thái Công là một chân lí cho thuật dùng người của các bậc quân vương xưa và nay cũng như các nhà lãnh đạo kiệt xuất đương đại đó là: "Cử người hiền mà không dùng thì chỉ có tiếng là cử hiền mà không thực sự dùng hiền".

Dấu ngoặc kép có tác dụng trích dẫn lời nói của một quân sư vĩ đại thời Văn Vương "Khương Tử Nha"

 

13 tháng 1

Em cảm ơn Cô nhiều !!

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: QUÀ CỦA BÀ Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÀ CỦA BÀ

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2: .Tìm các cụm danh từ trong câu sau: 

Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra.

Câu 3: Qua câu chuyện em thấy tình cảm người bà dành cho cháu như thế nào?  

Câu 4: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về bổn phận của mình đối với ông bà? 

3

Câu 1. Tự sự

Câu 2. Tự tìm

Câu 3. Qua câu chuyện, tình cảm mà người bà dành cho cháu rất tình cảm và ân cần. Mặc dù bà không khỏe nhưng bà vẫn luôn nhớ đến cháu và chuẩn bị những món quà nhỏ từ tay bà.

Câu 3. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ về việc cần biết ơn và trân trọng những tình cảm mà ông bà dành cho mình. Đồng thời, cũng cần phải thăm hỏi, quan tâm đến sức khỏe của ông bà thường xuyên.

13 tháng 1

Câu 1. Tự sự

Câu 2. Tự tìm

Câu 3. Qua câu chuyện, tình cảm mà người bà dành cho cháu rất tình cảm và ân cần. Mặc dù bà không khỏe nhưng bà vẫn luôn nhớ đến cháu và chuẩn bị những món quà nhỏ từ tay bà.

Câu 3. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ về việc cần biết ơn và trân trọng những tình cảm mà ông bà dành cho mình. Đồng thời, cũng cần phải thăm hỏi, quan tâm đến sức khỏe của ông bà thường xuyên.

13 tháng 1

giúp mikkk

 

13 tháng 1

thể loại truyền thuyết nha

12 tháng 1

lên vietjack với lời giải hay chép ấy

 

12 tháng 1

ủa rồi hỏi làm gì hả bay

 

12 tháng 1

học nhanh vậy

 

12 tháng 1

cũng vừa học mà

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom...
Đọc tiếp

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

(Sưu tầm)

 

          Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên.

          Câu 2: Trong văn bản có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào?

          Câu 3: Tìm yếu tố miêu tả so sánh được sử dụng trong câu chuyện trên? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố đó?

          Câu 4: Mỗi người chúng ta đề có một giá trị riêng, vẻ đẹp riêng và là duy nhất. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

          II. Phần làm văn

          Câu 1: Qua nhân vật Đom Đóm và Giọt Sương, em thấy hai nhân vật này có những phẩm chất tốt đẹp gì? Từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.

          Câu 2: Từ nhan đề “Bông hồng kiêu hãnh”, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện.

help 😟😟😭😭😘

0
Bài 1:Dựa vào đoạn thơ sau ''Trời trong biếc không qua mây gợn trắng Gió nồm nam lông thổi cánh diều xa Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ thắm Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.'' Em hãy tả bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè ở quê em bằng một đoạn văn theo các gợi ý sau:                                     Hướng dẫn *Mở đoạn:Giới thiệu *Thân đoạn:Tả khái quát:Bức tranh thiên nhiên: +Bầu trời trong xanh...
Đọc tiếp

Bài 1:Dựa vào đoạn thơ sau

''Trời trong biếc không qua mây gợn trắng

Gió nồm nam lông thổi cánh diều xa

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ thắm

Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.''

Em hãy tả bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè ở quê em bằng một đoạn văn theo các gợi ý sau:

                                    Hướng dẫn

*Mở đoạn:Giới thiệu

*Thân đoạn:Tả khái quát:Bức tranh thiên nhiên:

+Bầu trời trong xanh với dải mây trắng.............

+Ánh nắng vàng.............

+Hoa lựu đỏ trong vườn ...............

+Những chú bướm bay lượn..................

*Chọn chi tiết tả:

-Ánh nắng trưa hè chói chang như lửa trong khắp không gian

-Cây cối trong vườn................

-Hình ảnh hoa phượng đỏ rực báo hiệu màu hè về,tiếng ve kêu...........

-Các bác nông dân đi làm về tiếng nói tiếng cười như thế nào?

-Đầu làng những chú trâu đang nằm dưới gốc cây nghỉ ngơi,thư giãn.

-Xa xa là cánh đồng lúa chín...................

-Đàn cò trắng...................

*Kết đoạn:Cảm xúc của bản thân

-Em yêu quê em như thế nào?

Các bạn ơi giúp mình vs ạ,mình đang cần gấp!!!!

5
12 tháng 1

Tham khảo:

Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước, những vùng thị thành giàu có cho đến những vùng nông thôn bình dị, nhưng nơi mà tôi thấy đẹp nhất vẫn là nơi tôi sinh ra và lớn lên - quê hương tôi.

Quê hương tôi là một vùng quê trù phú, tốt tươi. Vào những ngày nắng nóng oi bức, tôi rủ lũ bạn ra rừng bạch đàn hóng mát. Mắc võng trong rừng bạch đàn, nghe tiếng lá cây thầm thì, nhìn con sông êm ả chảy xuôi mà lòng tôi có cảm giác sảng khoái lạ thường. Nhìn lên trời cao, trời xanh biếc không một gợn mây, cao và rộng. Những khoảng trời bình yên như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo. chỉ thấy mấy chú bướm vàng mải chơi, quên cả đường về. Gió lên, mát rượi. Gió làm những khóm cỏ rung rinh, làm con diều bay cao vút, mang theo những ước mơ, những khát vọng của chúng tôi. Diều cũng là một niềm vui của trẻ thơ. Xa xa, chúng tôi nhìn thấy một vườn lựu, hoa đỏ thẫm giữa những chùm lá xanh mướt. Hoa lựu như những hạt nắng được chiếu vào vườn để làm cho khu vườn thêm rực rỡ. Cả khu vườn như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp!

Quê hương tôi thật đẹp! Tôi yêu quê nhiều lắm!

12 tháng 1

Tham khảo:

Tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước, những vùng thị thành giàu có cho đến những vùng nông thôn bình dị, nhưng nơi mà tôi thấy đẹp nhất vẫn là nơi tôi sinh ra và lớn lên - quê hương tôi.

Quê hương tôi là một vùng quê trù phú, tốt tươi. Vào những ngày nắng nóng oi bức, tôi rủ lũ bạn ra rừng bạch đàn hóng mát. Mắc võng trong rừng bạch đàn, nghe tiếng lá cây thầm thì, nhìn con sông êm ả chảy xuôi mà lòng tôi có cảm giác sảng khoái lạ thường. Nhìn lên trời cao, trời xanh biếc không một gợn mây, cao và rộng. Những khoảng trời bình yên như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo. chỉ thấy mấy chú bướm vàng mải chơi, quên cả đường về. Gió lên, mát rượi. Gió làm những khóm cỏ rung rinh, làm con diều bay cao vút, mang theo những ước mơ, những khát vọng của chúng tôi. Diều cũng là một niềm vui của trẻ thơ. Xa xa, chúng tôi nhìn thấy một vườn lựu, hoa đỏ thẫm giữa những chùm lá xanh mướt. Hoa lựu như những hạt nắng được chiếu vào vườn để làm cho khu vườn thêm rực rỡ. Cả khu vườn như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp!

Quê hương tôi thật đẹp! Tôi yêu quê nhiều lắm!