K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

17 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2023

Nhận xét: Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

14 tháng 9 2023

- Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì dũng cảm, theo gương các hiệp sĩ giang hồ kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.

- Xan-chô nhận định đó chỉ là những chiếc cối xay gió còn Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.

14 tháng 9 2023

- Phần 1: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu

- Phần 2: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ

- Phần 3: Hai thầy trò tiếp tục lên đường

=> Cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê

14 tháng 9 2023

Tác giả

Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Ông thân sinh ra Xec-van-tec làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.

Tiểu thuyết

- Là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616).

- Là một trong những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho rằng là tác phẩm gây ảnh hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha

14 tháng 9 2023

- Sống có lí tưởng, ước mơ là tốt nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng.

- Không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

=> Nên dung hòa cả hai lối sống

31 tháng 10 2016

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Chúc bạn học tốtokNguyên Thị Thu trang

31 tháng 10 2016

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

7 tháng 10 2018

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

7 tháng 10 2018

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam