K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

Thầy Bói Xem Voi :

Chuyện kể về 5 ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

Con Rồng Cháu Tiên :

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Ếch ngồi đáy giếng :

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.
Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

 

30 tháng 11 2016

ok mình sẽ giúp bạn

7 tháng 11 2016

nu

7 tháng 11 2016

??

 

9 tháng 8 2019

Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc xuất thân cao quý của người Việt

- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết hạn hẹp, lại huênh hoang, tự phụ

- Thầy bói xem voi: Chỉ những người phiến diện, chỉ xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều

13 tháng 11 2017

Con rồng cháu tiên ko phải truyện ngụ ngôn bạn ơi

13 tháng 11 2017

Trần Khánh Linh

Đề bài ghi như vậy bạn ạ

18 tháng 11 2016

1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.

Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.

 

18 tháng 11 2016

Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.

 

12 tháng 12 2021

Tóm tắt Con Rồng cháu Tiên
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên  kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.
Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Tóm tắt Ếch ngồi đáy giếng
Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Tóm tắt Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi, bảo voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau vì không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu.

tick mình nha,pls

1 tháng 12 2017

Vì sống lâu năm trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, con nó tì oai như một vị chúa tể. Một năm trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quên thói cũ, nó đưa cặp mắt nhâng nháo lên nhìn bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp

1 tháng 12 2017

Quen chứ ko quên nhé bạn

17 tháng 9 2017

2. Kể vắn tắt các truyền thuyết ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch các thành ngữ

a) Con Rồng cháu Tiên

Lạc Long Quân là thần nòi rồng ở dưới nước, còn Âu Cơ là dòng tiên ở trên núi. Một người có sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ. Một I người xinh đẹp tuyệt trần. Hai người kết duyên sinh ra bọc trứng nở trăm người con. Sau họ chia tay nhau: 50 con theo cha xuốhg I biển, 50 con theo mẹ lên rừng làm nên sự nghiệp mở nước.

b) Ếch ngồi đáy giếng

Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài loài vật bé nhỏ. Hàng ngày ếch kêu “Ồm ộp” khiến các con vật kia hoảng sợ. Quen tính kiêu ngạo chủ quan nên khi I trời mưa to, nước tràn bờ, ếch “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên trời, chả thèm để ý đến xung quanh” nên bị con trâu đi qua giẫm bẹp.

c) Thầy bói xem voi

Năm thầy bói mù nghe có voi đi qua rủ nháu biếu tiền cho người quản tượng để được cùng xem voi. Mỗi người chỉ sờ một bộ phận con voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi). Sờ được bộ phận nào thì mỗi thầy phán hình thù con voi như thế (như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn) tưởng đó là toàn bộ con voi


17 tháng 9 2017

Cảm ơn bn nha.haha

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).