K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

16 tháng 1 2019

chep loi giai hay oe

NG
14 tháng 9 2023

a. Không vì nếu thay đổi sẽ mất đi sắc thái nghĩa khái quát, trừu tượng. Từ vĩ đại thường mang một ý nghĩa, sự kiện liên quan đến tầm vóc lớn lao, trọng đại. Từ to lớn thường chỉ sự vật, con người mang tính hẹp hơn. 

b. Không vì nếu thay đổi như thế sẽ mất đi sắc thái trang trọng trong từng câu văn. 

20 tháng 3 2023

Câu 1 
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp rất sôi nổi:

+ Phong trào ''tị địa'' của nhân dân Đông Nam Kì diễn ra mạnh mẽ

+ Các toán nghĩa binh vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ

- Đánh giá về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:

+ Ngay từ những ngày đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp

+ Mặc dù triều đình đã từ bỏ nhưng nhân dân vẫn tích cực đứng lên đấu tranh để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước ta
Câu 2 
  Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 1 Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
-Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
-Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
-Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
-Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

 Tại sao triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

 

26 tháng 3 2018

+ Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

26 tháng 3 2018

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước.

 

17 tháng 5 2022

1.

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

17 tháng 5 2022

Tham khảo:)?

7 tháng 5 2016

Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

  1. Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.
  2. Diến biến;
  • mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.
  • Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

     3. Kết quả:

  • xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.
  • giành lại độc lập cho dân tộc.

     4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta. 

 

 

Bài 1 (3,0 điểm): Tục ngữ là “túi khôn" của nhân dân, cho ta nhiều kinh nghiệmquí báu và những bài học bổ ích trong cuộc sống. Sách giáo khoa Ngữ văn 7,tập hai, NXB Giáo dục có câu tục ngữ sau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Câu 1 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học? Em hãychép 1 câu tục ngữ thuộc chủ đề câu tục ngữ trên? Câu 2 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên có mấy lớp...
Đọc tiếp

Bài 1 (3,0 điểm): Tục ngữ là “túi khôn" của nhân dân, cho ta nhiều kinh nghiệm
quí báu và những bài học bổ ích trong cuộc sống. Sách giáo khoa Ngữ văn 7,
tập hai, NXB Giáo dục có câu tục ngữ sau: 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 1 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học? Em hãy
chép 1 câu tục ngữ thuộc chủ đề câu tục ngữ trên? 
Câu 2 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên có mấy lớp nghĩa? Chỉ rõ các lớp nghĩa của
câu tục ngữ. Theo em lớp nghĩa nào quyết định giá trị của câu tục ngữ?
Câu 3 (1,0 điểm): Bài học được rút ra từ câu tục ngữ trên là gì?
Bài 2 (5,0 điểm): Nhân dân ta thường nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 
 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
--------------HẾT---------------- 

0
Câu 20. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:A. vũ khí của ta còn thô sơ.B. nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân PhápC. đất nước Việt Nam ta  nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng , không kiên quyết đánh Pháp.Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIXCâu 21: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến...
Đọc tiếp

Câu 20. Nguyên nhân đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:

A. vũ khí của ta còn thô sơ.

B. nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp

C. đất nước Việt Nam ta  nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp.

D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng , không kiên quyết đánh Pháp.

Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Câu 21: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản      

B. Vua Hàm Nghi  

C. Tôn Thất Thuyết

D. Nguyễn Văn Tường

Câu 22: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương  

B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến  

C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế  

D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 23. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến

C. Giảng hòa với phái chủ chiến.

 

D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

1
24 tháng 7 2021

20D

21C

22B

23B

NG
14 tháng 9 2023

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).