K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2021

Câu hỏi là j vậy bạn

24 tháng 9 2021

Trần Vũ An Nhiên là ai dợ

12 tháng 10 2021

undefined

nhớ nha!!!

12 tháng 10 2021

Cho tớ tham gia nhé.

1 tháng 1 2017

Việc nhân vật chính trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xươngcủa Nguyễn Dữ - nàng Vũ Nương - không trở lại nhân gian nữa sau khi trầm mình xuống sông vì nỗi oan không gì tháo gỡ được là một chi tiết đầy ý nghĩa. Trước hết, điều đó khẳng định nhân cách tốt đẹp, lòng tự trọng của Vũ Nương. Nàng dù vẫn còn lưu luyến và khao khát hạnh phúc trần gian nhưng nàng thà lìa bỏ những khao khát của mình chứ không trở lại nơi đã ruồng rẫy nàng một cách cay nghiệt. Sự việc này đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm khắc thói đa nghi ghen tuông hồ đồ của. Trương Sinh. Chính Trương Sinh đã vội vã kết tội đẩy Vũ Nương đến cái chết thì nay, dù chàng có ăn năn hối lỗi thế nào Vũ Nương cũng không quay lại. Điều đó cảnh tỉnh người đọc rằng: hạnh phúc đã mất đi thì không bao giờ lấy lại được, bởi vậy mỗi chúng ta cần biết nâng niu trân trọng những hạnh phúc của đời mình. Mặt khác, đây cũng là một chi tiết mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó tố cáo xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng: đó là nơi không có chỗ dung thân cho những tâm hồn đẹp đẽ, cao thượng như Vũ Nương.

2 tháng 1 2017

thanksok

25 tháng 9 2017

- (Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.

17 tháng 9 2017

Khi Trương Sinh lập đàn giải oan,VN trở về nói lời cảm tạ ck-đó là biểu hiện của sự tha thứ.song,nàng cũng chẳng thể trở về nhân gian đc nx vì còn nặng ân nghĩa vs Linh phi"Thiếp cảm ơn....nhân gian đc nx".Nàng nguyện ở lại thủy cung để đền ơn cứu mạng cho Linh Phi=>Nàng không chỉ là ng phụ nữ nhân hậu,giàu lòng vị tha mà còn trọng tình trọng nghĩa.

18 tháng 9 2017

Vũ Nương trở lại trong giây lát một mặt là nàng trở về để rửa sạch mối nghi oan trong lòng mọi người và một mặt thể hiện sự thủy chung của nàng đối với gia đình.

6 tháng 10 2018

Tôi tên là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Mọi người trong làng yêu mến thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc. Tôi đã gặp và thành vợ chàng Trương. Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.

Cuộc sống của tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.

Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.

Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thành, tha thiết cũng không làm chàng tin. Hàng xóm thương tôi cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Chàng mắng nhiếc tôi thậm tệ rồi đánh đuổi tôi đi. Lòng tôi đau đớn, xót xa, cay đắng đến tuyệt vọng.

Tôi đã nương dựa vào chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hoà thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con tha thiết, nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ vậy, tôi bèn tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : "Con duyên phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết mà bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. Nếu con phản bội chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tôm, diều quạ và chịu để mọi người phỉ nhổ". Sau đó, tôi gieo mình xuống sông tự vẫn. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho tôi nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.

Xuống thiên cung, tôi gặp lại Phan Lang - người cùng làng. Nghe Phan Lang kể gia cảnh chồng con tôi, nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt, lòng tôi xót thương, ai oán. Được biết chàng Trương đã hiểu dúng ngọn ngành sự việc và vẫn thương nhớ tôi, tôi rất vui, bối rối nhưng lại cũng cảm thấy tủi cực bởi mình vẫn chưa được minh oan. Khi Phan Lang trở lại trần gian, tôi bèn gửi cho Trương Sinh một chiếc hoa vàng và nhắn chàng nếu còn nhớ tới chút tình xưa nghĩa cũ xin lập một đàn giải oan ở bến sông, tôi sẽ về. Trương Sinh liền làm theo. Tôi ngồi trên kiệu hoa về gặp chàng. Thấy tôi, chàng vội gọi. Nhìn chàng và nghe tiếng chàng gọi, lòng tôi bồi hồi, xót xa khôn xiết. Nhưng giữa chúng tôi đã có một khoảng cách không sao hàn gắn được. Tôi cũng đã thề với đức Linh Phi nên không thể trở về nhân gian được nữa. Tôi tạ ơn chàng đã lập đàn giải oan rồi quay lại thuỷ cung dù trong lòng còn bao lưu luyến cõi trần.

6 tháng 10 2018

trên mạng roy_

mở bài thoy cx đc

mở bài tự nghĩ

please

14 tháng 12 2021

Nguyễn Dữ là học trò xuất sắc của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm sống giữa thế kỉ XVI lúc mà chế độ phong kiến nhà Lê đang bắt đầu suy yếu. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật viết sách và sáng tác văn học. Chuyện người con gái Nam Xương được rút ra trong tập Truyền kì mạn lục, là một câu chuyện được nhà văn sáng tạo trở thành một tác phẩm văn học đích thực. Qua câu chuyện ta thấy nổi lên là nhân vật Vũ Nương với số phận và phẩm chất cao đẹp. Số phận của Vũ Nương là một tấn bi kịch đầy thương tâm. Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ phong kiến mang vẻ đẹp truyền thống “công – dung – ngôn – hạnh”. Bằng sự đồng cảm sâu sắc và tấm lòng trân trọng nâng niu, Nguyễn Dữ đã dành hết tâm huyết của mình để ca ngợi Vũ Nương. Nhưng thật oái oăm, Vũ Nương được kết tinh bao nhiêu thứ đẹp thì để rồi trở nên trắng tay trong cuộc đời. Trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh phong kiến, Trương Sinh phải đầu quân đi lính, nàng vất vả một mình nuôi con nhỏ chăm sóc mẹ chồng già yếu ốm đau. Cái bóng trên tường mà nàng vô tình dỗ con chính là nguyên cớ của sự sụp đổ. Ngày sum họp cũng là ngày nàng vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Đau đớn hơn nữa kẻ đẩy nàng vào chỗ chết không ai khác chính là chồng và con mình. Chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư” mà Trương Sinh nghi vợ mình không thuỷ chồng. Tâm lý ghen tuông khiến Trương Sinh đến mù quáng, sự ích kỷ của kẻ vô học khiến Trương Sinh băm bổ phỉ bám và độc quyền không cho vợ thanh minh. Quả thực sự ghen tuông dẫn tới đa nghi đó của người đàn ông khiến cho người vợ dù có tinh khôn đến mấy thì cũng khó lòng mà lường hết được. Lẽ ra cuộc sống hạnh phúc là tin tưởng là cảm thông nhưng một kẻ tầm thường như Trương Sinh thì chỉ cần một cái cớ rất nhỏ ấy cũng có thể tưởng tượng ra sự việc vô cùng nghiêm trọng. Cứ thế mà dẫn tới tan nát cửa nhà. Tuy nhiên xét về khách quan, trong hoàn cảnh Trương Sinh trở về sau ba năm mẹ đã mất, chỗ dựa tinh thần lớn nhất là vợ và con. Chàng cứ suy diễn để rồi tưởng tượng có người thứ ba xen vào trong gia đình mình. Chàng không còn tỉnh táo để suy xét lời con nói ngay cả sự van xin của vợ cũng chẳng thèm lọt tai. Nàng không tự minh oan cho mình được nữa đành gieo mình xuống sông tự tử.

 

Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi nếu như không có một đêm tình cờ “Cha Đản lại đến kia kìa” Người cha thứ hai vô tình ấy chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cái chết oan uổng của Vũ Nương. Thế là chỉ một trò đùa trong thương nhớ dẫn tới cái chết oan khiên của người vợ dung hạnh. Nàng chết sự lẻ loi cô đơn và nỗi ân hận sẽ là hình phạt dày vò Trương Sinh suốt quãng đời còn lại. Cái chết của Vũ Nương cũng là đại diện cho số phận chung của người phụ nữ phong kiến. Một con người đẹp nết đẹp người, thuỷ chung son sắt thì bị nghi oan là thất tiết. Một con người hết lòng xây dựng cho hạnh phúc gia đình đến cuối cùng phải bất hạnh lìa xa cuộc đời. Tác phẩm tố cáo đanh thép cái xã hội nam quyền độc đoán, cảnh chiến tranh phong kiến dẫn tới sự chia lìa. Người đọc cũng được cảnh tỉnh về sự nhẹ dạ vô ý dẫn tới những hậu quả thương tâm.

Dưới chế độ phong kiến người phụ nữ bị coi rẻ, mất hết quyền tự chủ nhưng bằng tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Dữ đã dành những trang viết hết sức xúc động để ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương. Mặc dù cuộc hôn nhân với Trương Sinh là hoàn toàn gượng ép nhưng nàng luôn sống yên phận hết lòng, vun đắp cho hạnh phúc nhà chồng. Biết chồng đa nghi và hay ghen lúc nào nàng cũng sống “khuôn phép” để vợ chồng khỏi “thất hoà”. Nàng thuỷ chung son sắt đợi chờ chồng trong những năm tháng chồng phải đi trận mạc: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Khi bị chồng nghi oan nàng cố gắng dãi bày và níu kéo khi hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ. Chuyện mẹ chồng nàng dâu trong xã hội phong kiến thường là chuyện đố kị nhất trong gia đình. Nhưng với Vũ Nương nàng là người con dâu hiếu thảo: “Chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ mình”, chạy chữa thuốc thang khi mẹ chồng ốm khiến cho mẹ chồng phải nể trọng. Trước khi chết bà cụ còn cầu nguyện “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất một mình nàng lo ma chay rất chu đáo, được mọi người kính nể. Vũ Nương còn là người mẹ tận tụy đảm đang hết lòng yêu thương con. Một mình một bóng nuôi con Vũ Nương vừa là người mẹ dịu hiền vừa làm thay bổn phận người cha để làm chỗ dựa tinh thần cho con trẻ. Về với thuỷ cung, một thế giới lung linh huyền ảo, Vũ Nương được hồi sinh đúng như lời nguyện trước khi chết. Nàng vẫn mong muốn trở về với quê hương gia đình. Nhưng ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Tác giả thêu dệt bức tranh dưới thuỷ cung nhằm hoàn thiện nhân cách Vũ Nương: con người ấy ngay cả khi chết vẫn muốn được trở về với quê hương. Bằng tài năng sáng tạo và tấm lòng nhân đạo cao cả. Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là những con người có phẩm chất truyền thống tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều nỗi oan trái cay nghiệt cái xã hội mà ta nói đến là:

                                               Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
                                               Mà em vẫn giữ tấm lòng son

mik k chắc nó đúng đâu!

1 tháng 11 2020

ặp mộng trong giấc ngủ chắc ai cũng đều từng trải qua. Ngoài những cơn ác mộng khiến người ta muốn quên ngay đi hoặc những giấc mơ nhỏ nhặt chóng vánh không làm con người bận tâm đến thì có những giấc mơ đẹp, cứ đọng mãi trong lòng ta. Tôi cũng có một giấc mơ thật thú vị. Đó là buổi gặp gỡ bất ngờ với chàng Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Dẫu biết là giấc mơ nhưng vẫn bồi hồi xao xuyến khi kể lại cho người thân nghe.

Trong giấc mơ tôi thấy mình đang lang thang dọc dòng sông lạ. Gió sông thổi thốc vào đem theo cái lạnh gai gai. Hàng phi lau bên sông chứ rập rờn ngả nghiêng theo gió. Nắng đã nhạt, hắt màu hồng tím hoàng hôn lên cảnh vật ven sông mang sắc buồn man mác. Tôi rảo bước nhanh tìm người hỏi thăm đường. Bến sông giờ này cũng vắng quá. Tôi đang hoang mang thì kịp nhìn thấy một đứa bé trai khoảng ba tuổi chơi đang nhoài mình ra mé sông để bắt bướm thì chới với, nên vội chạy đến đỡ em. Vừa lúc đó có một người đàn ông chạy đến nhận là cha đứa bé, cảm ơn tôi rối rít . Anh mời tôi một bát chè nóng của một quán ven sông. Bà chủ quán biết chuyện thằng bé té vội càu nhàu anh ta:

- Cậu Trương Sinh cũng lạ, vợ đã mất rồi, mà cứ buồn lo như thế, làm sa o chăm sóc tốt bé Đản chứ!

Tôi há hốc mồm tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ đây là nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Vài câu đưa đẩy, Trương Sinh bùi ngùi kể lại cụ thể về gia đình mình,

Tôi tên Trương Sinh. quê ở Nam Xương, thuộc gia đình hào phú. Vợ tôi vốn người cùng làng, tên là Vũ Thị Thiết, tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Biết tính tôi hay đa nghi, lại phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương rất ý tứ, giữ gìn khuôn phép không để gia đình thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tôi do thất học nên bị gi tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Nghe tin này, lòng tôi đầy lo âukhigia đình neo đơn, mẹ thì già yếu, vợ lại mang thai gần đến ngày s inh nở? Nhưng rồi ngày lên đường cũng đến. Trong buổi tiệc tiễn đưa, mẹ nhắc nhở tôi phải biết giữ mình làm trọng, thấy khó nên lui, lường sức mà tiến. Còn Vũ Nương thì rót rượu đầy, cất lời thiết tha:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo hai chữ bình yên, thế cũng đủ rồi.

Lời nói đầy tình nghĩa của nàng khiến mọi người trong buổi tiệc đều xúc động. Tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành rứt áo lên đường. Cảnh vật như cũng nhuốm buồn theo con người trong buổi chia li.

Ở chiến trường, tôi trải qua nhiều nguy hiểm, gian khổ. Thế giặc quá mạnh, quân triều đình tổn thất nhiều, có lúc tôi suýt chết trong gang tấc. Nhưng lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Mẹ tôi khỏe không? Vợ tôi sinh con trai hay gái? Đứa con có giống tôi không? Chao ôi, tôi mongchiến tranh mau chấm dứt để tôi trở về phụng dưỡng mẹ già, sum hợp vợ con, tôi khát khao biết bao hạnh phúc làm cha, được bế đứa con đầu lòng yêu quý của mình!

Rồi chiến tranh cũng kết thúc, quân giặc bó tay chịu hàng. Về đến nhà, Trương tôi được biết mẹ đã mất, con thơ vừa tập nói. Tôi hỏi mồ mẹ và bế đứa con nhỏ đi thăm. Nó cứ quấy khóc, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về nghe tin bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Lời nói của bé Đản làm tôi sửng sốt:

- Ô hay, thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vội gặn hỏi thì bé Đản trả lời:

- Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả!

Nghe đến đây, tim gan tôi sục sôi, lửa giận bốc lên. Tôi ở chiến trường quá gian khổ, luôn thương nhớ gia đình, vậy mà vợ tôi lại thất tiết, lén lút tư tình với người khác. Tôi chạy vội về nhà, mắng nhiếc nàng, la um lên cho hả giận.

Vợ tôi nước mắt đầm đìa, phân trần, gặn hỏi nhưng tôi cố giấu lời nói của bé Đản. Bởi tôi nghĩ " đi hỏi già, về hỏi trẻ", lời nói của con thơ đáng tin hơn chứ. Hàng xóm qua khuyên can, bênh vực Vũ Nương, bảo rằng lúc tôi đi lính, nàng ở nhà rất hiếu thảo với mẹ chồng, khi mẹ tôi bệnh thì nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang, khi mẹ tôi mất thì nàng lo ma chay chu tất, một mình vất vả nuôi dạy con thơ nhưng tôi vẫn không tin , một mực kết tội và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Sau đó nghe tin nàng tự vận ở sông Hoàng Giang, tôi cũng xót thương,cho người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu.

Một hôm cùng con ngồi bên ngọn đèn, đứa con nhỏ chỉ vào bóng tôi và nói:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Trời ơi, thì ra người hay đến đêm đêm chính là cái bóng của Vũ Nương dỗ con khi con khóc đòi cha. Vậy mà tôi đã nghi oan cho người vợ hiền. đẩy nàng vào chỗ oan khuất phải tự vận. Chính thói hồ đồ ghen tuông của tôi đã phá tan hạnh phúc gia đình. Không ai lên án tôi nhưng tôi biết lương tâm tôi sẽ giày vò tôi suốt đời. Sự sai lầm của tôi đã phải trả giá quá đắt.

Sau này có một người tên Phan Lang, người cùng làng đã gặp nàng ở Thủy cung, nàng có nhắn tôi lập đàn giải oan, nhưng nàng không thể quay về trần thế được nữa.

Tôi nghe xong, cảm thấy xót xa vô cùng. Lúc học bài, tôi chỉ ghét chàng Trương đã làm khổ người vợ hiền dẫn đến cái chết oan ức cho nàng. Nhưng giờ nhìn cảnh ngộ gà trống nuôi con với nỗi đau cứ gặm nhấm tôi thấy chàng cũng đáng thương. Bởi suy ra chàng cũng là kết quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ ấy tác động đến,

Tính nói vài lời an ủi tự nhiên tôi không thấy chàng đâu cả, đang xoay người tìm kiếm thì mẹ gọi giật dậy để đi học tôi mới biết mình nằm mơ

Dù tôi đã được học Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ, nhưng cuộc gặp gỡ với chàng Trương trong giấc mơ đã để lại ấn tượng sâu sắc, hiểu thêm các nhân vật trong truyện và bài học quý báu về hạnh phúc gia đình. Cảm ơn giấc mơ, cảm ơn nhân vật Trương Sinh!