K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

THAM KHẢO

Bài làm

Quốc Oai là một huyện phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km.

Địa lý

Vào năm 2009, huyện Quốc Oai có diện tích 147 km². Dân số 163.355 người[1].

Thay đổi hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ).

Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây[2].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[3], gồm 23 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hiệp Thuận, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liên Hiệp, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội[4], trong đó 4 xã (Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành) nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979[5]). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai, gồm 16 xã: Cấn Hữu, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô.

Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây[6]. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai[7]. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ. Như vậy, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội[8], và tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của HĐND Thành phố Hà Nội mới (mở rộng).

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai[9]. Như vậy, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã.

# Đây là thông tin về huyện Quốc Oai, bây giờ, bạn chỉ cần dựa theo cái này mà làm thôi #

~ Thành công nha ~

10 tháng 10 2020

bằng tiếng anh nhé

10 tháng 10 2020

Hello my name is Phuong Chi, im 10 years old, im study in class 5H in Nam Thanh Cong primary school . My maternal homtown is Hai Phong , my paternal hometown is Thai Binh .................................. phần còn lại bạn tự làm nhé , mình chỉ làm sơ sơ qua về phàn này thui , còn lại bạn tự làm nhé 

     Học tốt!

28 tháng 8 2017

Tham khảo:

Đất nước quê hương ta rừng vàng biển bạc, đồng bằng, đồi núi đâu đâu cũng đẹp, cũng đáng yêu. Em luôn tự hào về điều đó, và tự hào hơn bao giờ hết về Hồ Gươm quê em. Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với sự tích Lê Lợi trả Rùa Vàng cây gươm thần sau khi đánh đuổi giặc xong. Hồ Gươm ngày nay nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ Gươm có hình bầu dục, sáng trong như một tấm kính phản chiếu mây trời thủ đô. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa nổi lên uy nghi. Xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Gần lối vào cầu là Đài Nghiên – Tháp Bút nổi bật với dòng chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Xung quanh hồ là những hàng liễu rủ, hàng phượng vĩ rực đỏ, hàng lộc vừng thướt tha. Hồ Gươm không chỉ mang vẻ đẹp lịch sử mà còn mang vẻ đẹp của thiên nhiên, của nhịp sống con người. Quanh Hồ Gươm là những bồn hoa rực rỡ, những hàng ghế đá rợp mát. Biết bao cô bác đi tập thể dục, bao gia đình đi dạo chơi ngồi bên hồ hóng mát và ngắm cảnh. Tất cả đều muốn tận hưởng vẻ đẹp của hồ. Và hồ cũng luôn dang tay che chở cho con người. Dù trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn nằm đó, đẹp và trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô chúng em.

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

18 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

Là một vùng đất trẻ, Cà Mau quê em mới chỉ được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ XVIII. Miền đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: ba mặt tiếp giáp biển (tổng cộng là 250km) và một hệ thống sông rạch chằng chịt (chiều dài tổng cộng hơn 7000km). Chợ nổi Cà Mau chính là sự giao hoà của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.

Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào (thuộc trung tâm thành phố Cà Mau), cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200km, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba Chùa Bà, cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hoá khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay mờ sáng, từ hàng trăm ngàn con sông rạch khác, các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn... đem hàng về chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới.

Chợ nổi Cà Mau hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí bầu, cà chua, khoai tây... Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn ở đâu đó bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm,... Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong - những ghe chiếu đã trở thành cảm hứng để soạn giả Viễn Châu thuở nào viết nên bài ca vọng cổ "Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến hôm nay.

Chợ trên sông nên khách mua hàng cũng phải đi xuồng hoặc đò. Khách đi chợ chỉ cần ngồi trên con đò lướt nhẹ qua những ghe hàng, nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây "bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử một thứ trái cây với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đất Mũi.

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia

8 tháng 4 2020

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^