K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2019

- Trường hợp cần hô hấp nhân tạo: ngạt khí, bị điện giật, đuối nước,...

- Cách tiến hành:

B1: Loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn nhịp hô hấp:

+ Điện giật: ngắt công tắc điện để ngắt dòng điện

+ Chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu vừa chạy

+ Ngộ động khí: khiêng nạn nhan ra khỏi khu vực đó

B2: Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

Cách 1: Hà hơi thổi ngạt

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau

+ Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay rồi tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sáy miệng nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc hoặc nếu miệng nạn nhân cứng thì bịt miệng nạn nhân và thổi vào mũi ( nếu tim nạn nhân ngừng đập có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim )

+ Ngừng thổi đẻ hít vào rồi thổi tiếp

+ Thổi liên tục với 12-20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân ổn định bình thường

Cách 2: ấn lồng ngực

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm để đầu hơi ngửa về phía sau

+ Cầm nơi 2 cẳng tay hoặc cổ tay nạn nhân và dùng sức năgj cơ theeps vào ngực nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân

+ Thực hiện như thế với 12-20 làn/ phút cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân trở lại bình thường

Hoặc

+ Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang 1bên

+ Dùng 2 tay và sức nặng thân thể ấn vào phía dưới ngực ( phía lưng ) nạn nhân theo từng nhịp

+ Cũng thực hiện khoảng 12-20 nhịp/ phút như tư thế nằm ngửa

30 tháng 11 2021

Tk:

Trong trường hợp nạn nhân đã ngừng thở nhưng tim vẫn đập và mạch vẫn còn thì phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt) để cấp ôxy cho nạn nhân thở trở lại. ... Trước mỗi lần thổi ngạt, người thực hiện sơ cứu nên hít hơi đầy không khí vào phổi của mình.

=> Khí oxi

Ý nghĩa:

Hô hấp nhân tạo là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở. Ngừng thở sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu và tế bào làm cho tế bào bị tê liệt rồi chết, trước tiên là tế bào thần kinh.

30 tháng 11 2021

Tham khảo :

Phương pháp hô hấp nhân tạo, tên khoa học là Artificial respiration được tìm ra và áp dụng từ lâu trong y học, giúp người không còn khả năng tự thở có thể phục hồi chức năng thở. Mục tiêu của hô hấp nhân tạo là đảm bảo lưu thông khí trở lại để không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài. Khi đó, các tế bào cơ thể vẫn được cung cấp oxy, đảm bảo hoạt động và duy trì sự sống cho người gặp nạn.

Hô hấp nhân tạo đúng cách giúp cứu sống người bệnh

Tế bào cơ thể, đặc biệt là tế bào não sẽ bắt đầu chết sau khi không được cung cấp đủ oxy khoảng một vài phút. Vì thế, hô hấp nhân tạo phải được thực hiện ngay lập tức, càng sớm càng tốt khi bệnh nhân ngừng hô hấp. Bệnh nhân được hô hấp nhân tạo thành công trước khi đưa đến bệnh viện có tỉ lệ sống sót cao hơn, biến chứng thấp hơn.

2 tháng 4 2019

+ Em từng gặp nạn nhân bị đuối nước.

    + Lúc đó nạn nhân bất tỉnh, da trắng bệch.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước) vì: Tế bào cần oxygen cho các hoạt động sống. Do đó, thời gian bị ngạt khí (thiếu oxygen) của bệnh nhân càng kéo dài thì các tế bào đặc biệt là các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết càng nhiều, dẫn đến tiên lượng hồi phục và sống sót của bệnh nhân càng thấp.

- Vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức vì khi ép tim lên vị trí này sẽ giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích để tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn, đồng thời, vị trí này cũng hạn chế nguy cơ gãy xương sườn, xương ức, tràn khí màng phổi, đụng dập phổi.

- Khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân vì: Nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

Trước khi hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp cần phải đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi rộng rãi 

27 tháng 12 2022

bóp cổ cho chết queo là xog

24 tháng 5 2021

Câu 1: Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ

Để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh ta cần:

+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Tập hít thở sâu ( thiền định và hít thở sâu hoặc yoga )

+ Cười nhiều, giảm các cơn tức giận và stress.

+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.

+ Hạn chế sử dụng chất kích thích ( thuốc lá, rượu bia,... )

24 tháng 5 2021

Câu 2:Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng

Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng

+ Biến đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantozo

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\) 

Các cơ quan hệ hô hấp người:

- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản

- Phổi

Sự thông khí ở phổi:

- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào

Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu

 Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Trồng cây xanh 

- Đeo khẩu trang

- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín

- Nơi sống và làm việc tránh ẩm

- Thường xuyên vệ sinh

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá

Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé 

- Khi cần hô hấp nhân tạo thì người bị đã rơi vào tình trạng suy hô hấp nặng. Các tế bào trong cơ thể không được đủ lượng oxi.

- Cần thổi mạnh khí qua miệng để có thể đưa được lượng khí oxi vào phổi. 
- Đồng thời phải nhồi ép lồng ngực liên tục để quá trình lưu thông khí được diễn ra ở bên trong phổi. Và để giúp tim có thể đập lại một cách đều đặn duy trì quá trình truyền máu.

18 tháng 4 2023

* Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp:

- Bụi:

+ Nguồn gốc: Cháy rừng, phun trào núi lữa, cơn lốc, khí thải của máy móc sử dụng than dầu.

+ Tác hại: Khi số lượng bụi quá nhiều sẽ quá tải chức năng lọc sạch của đường dẫn khí dẫn đến bệnh bụi phổi 

- Nitơ oxit:

+ Nguồn gốc: khí tải của ô tô và xe máy

+ Tác hại: Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí

- Lưu huỳnh oxit: 

+ Nguồn gốc: từ khí thải sinh hoạt và công nghiệp

+ Tác hại: làm cho các bệnh hô hấp ngày càng nghiêm trọng

- Cacbon oxit: 

+ Nguồn gốc: khói thuốc lá, khí thải sinh hoạt, công nghiệp

+ Tác hại: chiếm chỗ của oxi trong máu, giảm hiệu quả của việc hô hấp

- Các chất độc hại (Nicotin,...) :

+ Nguồn gốc: từ khói thuốc lá

+ Tác hại: Làm tê liệt lớp lông phế quản, giểm hiệu quả lọc sạch không khí gây ung thư phổi

- Vi sinh vật gây bệnh: 

+ Nguồn gốc: các ở các môi trường thiếu vệ sinh, và không khí trong bệnh viện

+ Tác hại: gây các bệnh viêm đường dẫn khí, làm tổn thương hệ hô hấp

* Biện pháp: 

- Trồng thật nhiều cây xanh

- Xây dựng hệ thống lọc khí thải

- Đeo khẩu trang chống bụi tại các nơi nhiều bụi hoặc khi làm vệ sinh

- Giữ âm cho cơ thể khi trời lạnh

- Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, nguyên liệu sạch

- Không hút thuốc lá và tuyên truyền mọi người bỏ thuốc lá

- Thường xuyên dọn vệ sinh

26 tháng 2 2020

Suy hô hấp hay thiểu năng hô hấp là tình trạng mà hệ hô hấp ngoài không thực hiện được đầy đủ chức năng trao đổi và cung cấp oxy của nó. Hậu quả  sự thiếu oxy máu và thiếu oxy ở các mô. Đây  một bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp ngay để cải thiện tình hình tưới oxy cho cơ thể.

26 tháng 2 2020

Suy hô hấp là :

Suy hô hấp là tình trạng chức năng trao đổi khí ở phổi xảy ra vấn đề làm phổi không thể trao đổi O2 và CO2 dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu.

Nhu cầu cung cấp Oxy cho cơ thể không được đảm bảo dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị khó thở, đau tức ngực...

Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Suy hô hấp diễn ra đột ngột (suy hô hấp cấp tính) và suy hô hấp diễn ra từ từ (suy hô hấp mãn tính).

Nguyên nhân ;

Suy hô hấp cấp thường do các nguyên nhân:

- Do các tổn thương đường thở như thanh quản tắc nghẽn do nuốt phải dị vật hoặc bị viêm, u, chấn thương…

- Các bệnh như viêm phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xẹp phổi, xơ phổi, hen phế quản, chấn thương màng phổi – phổi – thành ngực cũng gây suy hô hấp cấp tính, phù phổi cấp huyết động, tắc mạch phổi,…

- Bệnh lý về tim mạch như suy tim.

- Các bệnh lý về thần kinh cơ cũng có thể gây suy hô hấp như hội chứng Guillain – Barries và liệt cơ liên sườn hoặc cơ hoành hô hấp.

Suy hô hấp mãn tính thường do các nguyên nhân:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi mãn tính, tràn dịch màng phổi nghẽn đường hô hấp trên như u vòm họng, u thanh quản…

- Các bệnh gây tổn thương thần kinh trung ương như viêm não, tai biến mạch não, xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Parkinson.

- Tổn thương trung tâm hô hấp như suy giáp, nhiễm kiềm chuyển hoá,…