K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

online math chứ k pjải văn nha

3 tháng 4 2019

văn cx dc , ai cấm hả ?

3 tháng 4 2019

Em ko có quê hương

XD

Trên quê hương yêu dấu của tôi có rất nhiều cảnh đẹp. Đậy là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Kia là dòng sông hiền hòa ánh trăng. Nhưng cảnh đẹp mà tôi đáng tự hào nhất là Đền Hùng - nơi thờ các Vua Hùng thời xưa.

Chao ôi, Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Đền Hùng được đặt trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao vút. Vào những ngày đẹp trời, ở đó ta có thể nhìn thấy dòng sông Lô hiền hòa trong vắt, xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh kiệt tác đầy mầu sắc.

Tòa bộ khu Đền có bốn Đền chính.Cao nhất là Đền thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Đến tận nơi đây bạn sẽ thấy hết được vẻ đẹp linh thiêng của nơi cội nguồn dân tộc này. Dưới chân Đền, những hồ nước trong vắt in bóng mây trời. Bên cạnh đó là những tấm thảm xanh rì được trồng theo quy hoạch như mời gọi du khách đến với Đền Hùng và kia nữa là vườn hoa tươi rực rỡ sắc mầu tỏa hương thơm ngan ngát lan tỏa khắp khu Đền nhue vẫy gọi ong bướm đến đây bay lượn rập rờn. 

Trên núi là rừng cây nguyên sinh rập rạp nhiều tầng không để một tia nắng nào lọt xuống mặt đất. Suốt ngày những chú chim ở đây hót tiếng hót ríu rít. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì vườn cây đã rì rào ca hát như muốn ca ngợi các Vua Hùng đã có công dựng nước và dữ nước. Không khí ở nơi đây hết sức trong lành. 

Thật là tuyệt vào những ngày dỗ Tổ Hùng Vương - ngày hội lớn của dân tộc thì quang cảnh Đền Hùng hoàn toàn khác. Cờ, hoa, biểu ngũ được trang hòa khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày này, Đèn Hùng như trẻ lại. Lúc nào cũng rộn rã tiếng loa, tiếng nói cười vui vẻ. Đặc biệt khi màn đên buông xuống thì hằng trăm, hàng nghìn bóng điện được bật sáng lung linh trông xa như một cây thông Nô-en khổng lồ, rực rỡ.

Phong cảnh Đền Hùng quả là tuyệt phải không các bạn? Tôi thật sung sướng và tự hào khi được là con cháu của Vua Hùng và được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Tôi thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương và Đền Hùng mỗi ngày đẹp hơn. 

10 tháng 12 2017

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO

11 tháng 12 2017

 Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

10 tháng 5 2016

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

11 tháng 5 2016

tả vịnh hạ long cũng được

 

Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.

Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.

Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.

Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.

Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.

Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...

Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...

26 tháng 5 2018

Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.

Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.

Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.

Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu.... Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim ... Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.

Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng ... Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.

Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng "cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa ...


 

26 tháng 5 2018

1. Nội dung:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh).
- Tuỳ theo cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử học sinh chọn tả để làm rõ, nổi bật nội dung cần tả. Đối với tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật vẻ đẹp chung song cũng thể hiện rõ những nét riêng, đặc sắc của cảnh đẹp. Đối với di tích lịch sử, ngoài yêu cầu chung về văn tả, cần làm rõ giá trị của di tích lịch sử đó.
- Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh đẹp hoặc di tích được tả và gây ấn tượng cho người đọc.

1 tháng 3 2020

Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp tiêu biểu của một vùng đất bởi vậy những đại danh đó trở thành niềm tự hào của mỗi người con trên mảnh đất họ được sinh ra. Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, vườn Bách Thảo,… Và đó là người Hà Hội thì ai ai cũng tự hào về chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Sự ra đời của ngôi chùa này gắn với những giai thoại lịch sử vô cùng lí thú. Được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên toà sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm, hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.

Chùa hoàn toàn được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là l,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói mà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Với những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Chùa hiện nay năm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân.

Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hoá Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng.

Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.

Tả vẻ đẹp của một di tích hoặc danh lam thắng cảnh - Bài tham khảo 2

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thương gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.

Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.

Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm. Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.

Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hổ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.

Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp. Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất

1 tháng 3 2020

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy  

Quê hương hai tiếng gọi vốn thiêng liêng mà sâu sắc luôn in đậm vào trong tâm trí  người dân chúng ta. Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng ngắm nhìn cảnh đẹp trên quê hương thanh bình yên ả?

Ở mỗi vùng miền thì cảnh thiên nhiên quê hương lại mang những nét đẹp khác nhau, nhưng cảnh đẹp quê hương tôi lại đẹp như một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp,là chốn nghỉ ngơi yên bình,thơ mộng. Quê hương là nơi tôi sinh ta và lớn lên, nên tự bao giờ cảnh vật trên quê hương đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của tôi. Mỗi lần nhớ về quê thì những cảnh vật ấy lại luôn hiện ra trong tôi với những cảm xúc khác nhau gắn với những tuổi thơ yêu dấu. Dòng sông quê tôi hiền hòa thơ mộng, dài ngoằn nghèo như một con trăn khổng lồ đang ôm ấp xóm làng. Nước sông trong vắt như một chiếc gương khổng lồ in hình cả bầu trời trong xanh cao vời vợi. Hai bên bờ sông là những cây cổ thụ tỏa bóng mát. Nơi đây cũng là hóng mát của các bà các mẹ đang ngồi trò chuyện tâm sự. Trên cành cây à những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác, ca hát líu lo tạo nên những bản giao hưởng tuyệt vời nghe thật vui tai.Không biết tự bao giờ dòng sông cũng là nơi để hò hẹn tâm sự của những đô nam nữ. Rồi những buổi chiều dòng sông lại là nơi đông đúc nhất. Những cô cậu học trò tinh nghịch ra sông tắm mát, nước sông hiền hòa như đang dang tay ôm ấp tôi vào lòng, rồi cũng có lúc chúng tôi lại cùng nhau ngồi bên bờ sông câu cá hay gấp những thuyền bằng lá tre thả trôi trên sông…

17 tháng 6 2021

Tả cảnh đẹp quê hương em Mẫu 1

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”

Khi lắng nghe đoạn thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, lòng tôi lại dạt dào, mến yêu hơn dòng sông quê. Có lẽ bởi nó đã trở thành cảnh đẹp của xứ sở in đậm trong tâm trí tôi.

Con sông có tự bao giờ, tôi cũng không biết nữa. Nó cứ lặng yên vắt qua cánh đồng quê tôi như một dải lụa đào mềm mại ai đánh rơi. Nước sông trong xanh, từ lâu đã trở thành điểm tụ tập lí tưởng của lũ trẻ chúng tôi vào những ngày hè nóng nực. Những rặng tre xanh mát đôi bờ khẽ buông mái tóc dài soi bóng xuống dòng nước với vẻ duyên dáng của người thiếu nữ. Giữa làn nước mát lành, từng đàn cá tung tăng bơi lội, “ngao du thiên hạ”, trông thật thích mắt. Cây cầu tre bắc qua bờ sông trông như một sợi chỉ kết nối đôi bờ. Dòng sông thân thuộc quá mà với tôi nó đẹp lạ thường, đó là món quà vô giá mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho người dân quê tôi.

Dòng sông thay đổi mình theo từng mùa. Có khi nó trầm tư phản chiếu bầu trời cao vời vợi, với những gợn sóng lăn tăn theo mãi vào bờ. Có khi sông giận dữ trở nặng phù sa đem nguồn nước tắm mát những bãi bồi, những triền đê xanh mướt. Có khi sông hiền hòa. Thỉnh thoảng, một chú cá nhỏ búng lên khỏi mặt nước như giỡn cùng gió mây khiến mặt nước chao động .Con sông quê tôi dường như cũng mang những xúc cảm buồn vui của con người vậy. Những hình ảnh đẹp tươi ấy cứ đi vào giấc mơ tôi, làm mạch nguồn trong lành tắm mát tâm hồn tôi khi còn thơ dại.

Con sông tự lúc nào đã gắn liền với cuộc sống của người dân quê tôi như máu thịt? Đó là niềm vui của bác thuyền chài khi kéo lên mẻ cá nặng. Dòng sông rộng lượng vun đắp cuộc sống còn khó nhọc của chúng tôi. Sông lại không biết mệt ngày đêm miệt mài dần dòng nước mát lành phủ xanh những cánh đồng bao la, những nương ngô biêng biếc. Nó như muốn góp sức mình giúp người dân quê tôi có cuộc sống ấm no từ những giọt mồ hôi, lam lũ. Còn với tôi, sông là người bạn thân thiết. Làm sao có thể quên được những buổi trưa hè, lũ chúng tôi trốn ngủ trưa, mò ra quãng sông mát rượi. Rồi “ùm...ùm” một loạt thi nhau nhảy xuống sông tắm, làm nước bắn tung tóe. Tiếng nói cười giòn tan khiến chú cò đậu trên cành tre giật mình, hoảng hốt bay đi. Sông ôm chúng tôi vào lòng như lòng mẹ vỗ về, che chở... Lũ trẻ chúng tôi vào những đêm trăng sáng thường kéo nhau ra bờ đê hóng gió. Trông xa, con sông như được dát những sợi vàng lóng lánh, làn nước phản chiếu bóng đêm huyền bí. Mảnh trăng tròn in bóng xuống lòng sông, mấy chú cá ngỡ chiếc bánh xúm lại, quẫy nước, làm vầng sáng vỡ tan trăm mảnh. Những gợn sóng đều đều cứ lăn mãi tới cuối chân trời. Tôi thấy lòng mình bình yên lạ.

Ngắm nhìn dòng sông quê thân thương, tôi thấy yêu hơn quê hương mình. Lòng thầm tự hào về sự giàu đẹp của con sông, người dân quê tôi cùng nhau bảo vệ con sông để dòng nước ngọt lành mãi phù sa bến bồi.

15 tháng 12 2017

Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng.

Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nuowsc sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.

Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi qua làng tôi, trôi em ả lạ lùng. Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thể nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn song nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng đưới ánh nắng chiều.

Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đông khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều. Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhấ là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ của học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.

Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đẩy con đò về phía tước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chở đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời, nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đồi hỏi gì.

Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.

Mỗi khi có việc gì đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?

15 tháng 12 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bài tham khảo 2

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

25 tháng 8 2016

Quê hương tôi là 1 vùng quê thanh bình. Quê hương tôi đẹp với cánh đồng lúa chín, dòng sông dồi dào nhưng buổi chiều vẫn là lúc quê hương tôi đẹp nhất. Chiều tà, ông Mặt Trời chuẩn bị đạp xe xuống núi kết thúc cuộc hành trình. Những cô Mây bồng bềnh đi dạo trên bầu trời xanh thăm thẳm. Những cô Nắng vẫn còn đọng lại trên những ngói nhà như lưu luyến chia tay 1 ngày sắp qua. Những chị Gió đánh vần cho những bé Cây tập đọc tập hát khúc nhạc buổi chiều. Trên cánh đồng, lúa gối lên nhau thì thầm nói chuyện. Trên đê, từng đàn trâu đang thung thăng gặm những đám cỏ non xanh rờn. Dưới sông, từng đàn cá bơi lội tung tăng đuổi theo những cô Bèo Lục Bình tinh nghịch. Từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Trên những mái nhà, khói cơm nghi ngút bốc hơi lên. Trên trời, từng đàn chim sải cánh bay về tổ. Trên con đường làng, những bác nông dân vác cuốc ra về, vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ sau 1 ngày làm việc vất vả, mệt nhọc. Buổi chiều trên quê hương tôi thật đẹp biết bao! Tôi rất yêu quê hương mình.