K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2019

Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em.

Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn.

Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành.

Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.

11 tháng 8 2019

Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em. Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn. Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành. Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.  Trả lời 1 

5 tháng 9 2018

Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.

* Yêu cầu cần đạt

- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.

- Nội dung: 6điểm

+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.

+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.

- Hình thức: 1 điểm

Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

* Đánh giá cho điểm:Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….

* Tham khảo:

Mùa xuân không chỉ rực rỡ với ánh vàng óng của nắng, với sắc hồng phai của đào, sắc vàng tươi của mai, mùa xuân còn là thời điểm mà muôn khóm hồng bung xòe những cánh hoa nhiều sắc của mình. Tôi thích nhất là những đóa hồng nhung đỏ rực.

Nhà tôi trồng một khóm hồng nhung trước cổng, trong chiếc bồn sứ trắng ngần. Ngày mới đem về, hồng chỉ có vài nhánh cây thấp bé. Chẳng bao lâu, khóm hồng đâm chồi, vươn cành rồi xanh tốt um tùm. Mỗi cây hoa mảnh mai, chỉ to bằng đốt ngón tay, nhưng cao phải gần hai mét. Chúng không mọc thẳng mà uốn lượn, đan cài vào nhau một cách mềm mại. Thân cây được khoác một lớp vỏ xanh ngọc biêng biếc. Lá cây hoa hồng rất đặc biệt, chúng mọc theo từng nhánh quanh thân. Những chiếc lá đã già xanh tươi, óng ả dưới nắng. Còn những chiếc lá còn non trên ngọn nhuộm một màu đỏ thẫm. Có lẽ nào, chúng gần những bông hoa nên màu sắc của hoa đã lan truyền sang lá?

Nhìn kìa, những bông hồng nhung đỏ thắm đang ngả nghiêng theo gió... Hoa to bằng chiếc chén uống trà. Mỗi bông hoa đều có những lớp cánh mềm mại và mịn màng xen kẽ vào nhau. Cánh hoa hình trái tim, màu đỏ, càng vào bên trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt. Mấy cánh hoa khum khum quấn chặt như muốn bảo vệ thứ gì đó quý báu bên trong. Không ít lâu, cánh hoa bung nở, bông hồng chẳng khác nào tà váy của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Khi đã bung nở, cánh hoa để lộ nhụy vàng bên trong. Hóa ra, thứ quý báu mà chúng muốn bảo vệ chính là nhụy vàng này đây. Cánh mịn, nhụy tươi đã tạo nên hương thơm ngào ngạt, quyến rũ của những bông hồng nhung. Hồng uống sương đêm, tắm nắng mai nên nó lúc nào cũng tươi mơn mởn như nụ cười người thiếu nữ. Nắng lên, sắc hoa càng lộng lẫy bội phần, mời gọi từng đàn ong bướm dập dìu ghé thăm làm mật. Cây hoa hồng kiêu sa lắm, quanh mép lá là những chiếc răng rưa, khắp thân là vàn chiếc gai nhọn. Răng cưa hay chiếc gai còn để chúng tự bảo vệ mình, nhưng chúng chẳng bao giờ xua đuổi ong bướm. Có lẽ, chúng hiểu ong bướm sẽ điểm tô cho vẻ đẹp kiêu sa của nó. Không chỉ có những bông hoa đã nở rộ, bao nụ hồng còn e ấp trên đài xanh. Chắc chúng đợi nắng tắm, đợi ong gọi mới bừng tỉnh giấc.

Giờ đây, khóm hồng nhung nhà tôi lúc nào cũng rực rỡ. Có những cành vươn ra khỏi bồn, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hằng ngày, tôi vẫn thường tưới cho chúng những dòng nước mát rượi, để tiếp sức cho chúng ngày một rực rỡ, ngào ngạt.

29 tháng 4 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

29 tháng 4 2018

Vườn của ông nội em có rất nhiều cây ăn trái: bưởi, chôm chôm, mãng cầu, sa-bô-chê, nhãn, ổi, vú sữa và xoài... Mùa nào thức nấy, quanh năm gia đình em được thưởng thức trái cây vườn nhà. Trong khu vườn ấy, em thích nhất cây xoài.

Cây xoài này là giống xoài cát Hoà Lộc nổi tiếng, ông em trồng đã được sáu, bảy năm. Thân cây lớn, màu nâu nhạt, cao trội hơn các cây mọc xung quanh. Cành xoài chĩa ngang, chia thành nhiều nhánh. Lá xoài thon, dài, màu xanh đậm, nổi rõ các đường gân trên mặt lá.

Cây xoài năm nay trổ nhiều hoa lắm. Hoa xoài màu vàng nhạt, nhỏ li ti, trái xoài kết thành chùm, mỗi chùm năm mười trái, treo toòng teng, đung đưa trước gió. Khi trái xoài đã lớn, trông giống như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt.

Rễ cây cần cù hút mỡ màu của đất, chuyển thành nhựa sống nuôi cây. Trái cây tắm ánh nắng, khí trời, lớn lên rất nhanh. Rồi một trưa hè rực nắng, những trái xoài chín dần, chín dần. Thấp thoáng trong vòm lá xanh, những đốm vàng ẩn hiện - trái chín đầu mùa. Xoài chín cây có mùi thơm ngọt vô cùng quyến rũ.

Ông em lấy cây sào nứa, ở đầu đan thành chiếc giỏ để hái xoài, ông nhẹ tay đưa miệng giỏ vào trái xoài chín, khẽ giật. Trái xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm trái, mười trái... Chiếc rổ trong tay em cứ đầy dần, đầy dần. Em sung sướng bưng vào nhà, khoe với bà nội. Bà ngừng tay ngoáy cối trầu, móm mém cười, vẻ hài lòng lắm. Bà bảo em lựa những trái lớn, đem biếu mấy nhà hàng xóm.

Sau này lớn lên, dù có đi đâu xa em cũng không thể nào quên hương vị thơm ngon đậm đà của trái xoài cát quê em.

**** mik nha

18 tháng 4 2021

Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.

Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.

Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.

Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.

đây nha bn nó hơi dài

18 tháng 4 2021

Chọn 1 trong hai đề hay viết cả hai ạ? 

NG
2 tháng 10 2023

HS tự hoàn thiện bài tập.

22 tháng 3 2022

Cây cột điện

22 tháng 3 2022

Ở quê em, mỗi nhà đều có một khu vườn nhỏ trồng rau, cây trái. Mỗi người với sở thích, nhu cầu khác nhau thì sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là ở bất kì khu vườn nào trong xóm em cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối. Bởi đơn giản, giống cây này không chỉ dễ trồng, ít công chăm sóc, lại còn đem lại giá trị kinh tế cao.

Giống chuối được trồng nhiều nhất ở quê em là giống chuối lùn. Gọi là chuối lùn vì nó gần như là loại thấp nhất trong các giống chuối. Nhưng một cây chuối lùn trưởng thành cũng cao từ 1m6 đến 1m8. Thân cây chuối thẳng đuột, to tròn như cột nhà, với nhiều kích thước khác nhau. Cây nhỏ thì thân chỉ to như bắp đùi của người lớn, cây to thì thân phải to đến con nít ôm không xuể. Thân chuối thực ra được tạo từ nhiều lớp bọc sát vào nhau như bánh bông lan cuộn, chứ không đặc một khối như các loại cây thân gỗ khác. Các lớp bên ngoài, gần gốc có màu xám sẫm, càng lên cao chuyển sang xanh đậm, rồi xanh ngọc. Rễ của cây chuối là rễ chùm, tuy không to, dai, chắc như các cây ăn quả khác, nhưng nó vẫn giúp cây bám rất chắc vào mặt đất. Bởi nó còn có một phần gốc cắm xuống lòng đất, thường được gọi là củ chuối.

Cây chuối không mọc thành các cành, mà chỉ có lá thôi. Lá chuối mọc trực tiếp từ phần ngọn của thân cây chuối. Từng lá chuối to, dài như cánh quạt trần tỏa ra tầng tầng, lớp lớp. Mỗi lá chuối sẽ có sống lá to, nằm ở giữa, và phần lá tỏa ra hai bên, liền thành một tảng chứ không chẻ thành nhiều phần nhỏ như lá dừa. Lá chuối càng ở dưới thấp thì sẽ càng to và có màu xanh sẫm hơn lá ở trên. Lá chuối non ban đầu dựng thẳng như thân cây, cuốn chặt như một phong thư chưa được mở. Sau nó sẽ lớn hơn, đậm màu hơn, cứng cáp hơn mà mở bung ra, duỗi thẳng.

Cây chuối kết trái không có thời gian cố định. Cứ khi tích lũy đủ chất, hấp thu đủ tinh hoa đất trời thì nó sẽ ra trái. Từ ngọn cây chuối nhú ra chồi hoa. Khi hoa nở ra, bên trong nó là các lớp nhụy hoa, Từng lớp thụ phấn thành từng nải chuối, kéo dãn dài ra tạo thành cả một buồng chuối to. Tất nhiên, cũng không có giới hạn nào cho một buồng chuối cả. Có buồng chỉ có vài ba nải, có buồng đã ghi nhận đến cả gần trăm nải. Mỗi quả chuối dài và cong cong như lưỡi liềm, thường to bằng tay lái xe máy. Mỗi cây chuối lùn, cả cuộc đời chỉ cho ra quả một lần. Sau lần đó, nó sẽ không thể ra hoa kết trái nữa. Mà dành sức dưỡng lên những cây con mọc sát cạnh mình, chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo. Những cây con đó, được mọc lên từ phần rễ, phần gốc của cây chuối ban đầu. Đó chính là lý do mà cây chuối thường mọc thành bụi, thành cụm.

Đối với người dân quê em, thì cây chuối không có bộ phần nào là bỏ phí cả. Quả chuối lúc chín ăn thơm, ngọt, bùi. Khi còn xanh thì có thể làm món chuối chiên ngào đường, hay làm nộm, ăn với gỏi cuốn. Hoa chuối khi đã kết trái xong, thái mỏng trộn với rau sống ăn bún, phở. Lá chuối thì dùng để gói bánh, bọc xôi, còn phần thân thì làm thức ăn cho gia súc. Thế là chẳng để thừa cái gì.

Từ bé, hình ảnh những tàu lá chuối rung rinh trong gió như những cánh chim khổng lồ đã in sâu vào trong tâm trí của em. Em mong rằng, rồi mai đây, dù kinh tế phát triển, cuộc sống có đổi thay như thế nào, thì cây chuối vẫn sẽ được người dân quê em yêu quý, gắn bó như hiện tại.

Tả loài cây em yêu : Tả cây hoa đào mẫu 2

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới đó mà cuối năm đã đến rồi. Trời trở nên rét lạnh, khô hanh. Thoảng trong gió là những tiếng hát mừng xuân rộn ràng. Trên phố, hình ảnh những cây nào hồng thắm đã lác đác xuất hiện. Báo hiệu nàng xuân đã sắp về rồi.

Nói về cây đào, thì cũng như cây mai, nó là loài hoa đặc trưng, biểu tượng cho mùa xuân của đất trời. Nhưng nếu như hoa mai là sự ấm áp, rực rỡ, rộn ràng, thì hoa đào chính là sự dịu dàng, đằm thắm, say sưa của đất trời.

Cây đào có rất nhiều chiều cao, cây thấp, có khi chỉ khoảng 1m, những có cây có thể cao đến gần 10m. Tuy nhiên, ở nước ta, người ta thường chuộng và xuất hiện nhiều nhất là những cây đào cao từ 1m6 đến 2m - xấp xỉ với một người đàn ông trưởng thành. Thân cây đào thường không quá lớn, đường kính phần gốc chỉ khoảng 10cm đổ lại. Càng lên cao sẽ càng nhỏ hơn. Không phải là thân của nó không thể to hơn nữa, mà đơn giản là do thị hiếu của người chơi đào đa phần thích dáng vẻ tinh tế, thanh thoát của nó. Phần vỏ ở thân cây có màu nâu sâm, hơi xù xì, lên gần ngọn thì bớt đi. Tùy vào người chăm cây, mà thân cây sẽ được uốn theo nhiều hình thù nghệ thuật khác nhau, mang những ý nghĩa, kì vọng khác nhau. Từ thân cây, các cành, các nhánh đào tỏa ra, nhỏ như cây đũa, được tỉa tót lại cho hài hòa với dáng vẻ của thân. Lá đào nhỏ như lá mai, nhưng dày hơn và màu xanh sẫm.

Điều đặc biệt của hoa đào, là khi hoa nở rộ, thì lá sẽ rụng hết. Chứ không như cây mai, hoa lá đan xen. Chính vì vậy, cả cây đào lúc đó như một ngọn đuốc hồng rực rỡ. Cánh hoa đào mỏng tanh như cánh bướm, màu hồng nhạt, xếp thành nhiều lớp. Ở phần sát gốc, màu hồng đậm hơn. Đến cả nhụy hoa cũng là màu hồng. Những bông hoa mọc chi chít từ cành cây, sát vào nhau trông vô cùng thích mắt. Cứ khi Tết đến, xuân về là đến mùa hoa đào nở. Và nếu như hoa mai thích nơi ấm áp, thì hoa đào chỉ hợp với nơi giá lạnh. Khi đất trời khô ráo, mọi người cuộn chặt trong lớp áo ấm hồ hởi chờ năm mới đến, là lúc mà hoa đào nở rộ.

Từ lâu nay, hình ảnh cành đào hồng tươi thắm đã trở thành biểu tượng của cái Tết Việt Nam ta. Nó cùng với bông mai vàng xuất hiện trên báo đài, các nhãn hiệu quảng cáo, trang phục, bánh kẹo… Nhìn thấy hoa đào là thấy năm mới đã đến sát bên thềm nhà. Chính vì vậy, em yêu quý và mong chờ nó vô cùng. Và mong sao, dù năm sau, năm sau và rất lâu nữa, hoa đào vẫn mãi giữ được vị trí tinh thần quan trọng như vậy trong lòng nhân dân.

5 tháng 7 2020

Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ!

Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:

Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gió.

5 tháng 7 2020

Cây mít rất to và hàng năm cho rất nhiều quả. Nghe bà em kể lại thì cây mít đó không do ai trồng mà là tự mọc. Thân cây to, một mình em dang tay ôm cũng không xuể.

Vỏ cây không được nhẵn mà sần sùi, thậm chí có cả rêu mọc, chính vì vậy sau mỗi cơn mưa cây mít rất trơn không thể nào trèo lên được. Lá mít có màu xanh, những lá già và chuẩn bị rụng thì có màu vàng, chúng em hay nhặt lá mít làm tiền để chơi trò chơi, các cụ ở đình chùa thì hay lấy lá mít đóng những ông oản làm từ gạo nếp để phát lộc cho những ai ra chùa làm lễ, em nghe bà em kể, những đứa trẻ nào chậm biết nói, có thể lấy những lá mít này đập nhẹ vào miệng ba cái thì sẽ nhanh biết nói hơn, thật là kì diệu. Những cành và lá mít còn xanh và non khi bị bẻ gẫy sẽ có nhựa, nhựa này màu trắng và rất dính.

Đến mùa, mít bắt đầu ra hoa, hoa mít rất đặc biệt chúng em hay lấy những cánh rụng xuống thả vào chậu nước làm thuyền vì hoa những cánh hoa mít rất giống chiếc thuyền. Hoa kết thành quả, quả mít non ăn với muối là món ăn tuổi thơ, chúng em hay hái trộm, và hay bị bà mắng những lúc bị phát hiện.



 

30 tháng 1 2018

 Ông em trồng một cây xoài cát Long Khánh ngon nổi tiếng được bốn năm. Nay, cây đã ra quả.

   Quả xoài rất to, mỗi quả nặng gần nửa ki-lô-gam, hình thon dài. Lúc còn non, quả có màu xanh nhạt, lớn dần quả chuyển sang màu xanh đậm, khi chín quả lại có màu vàng. Những quả xoài lớn trông như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt. Những quả xoài ngon thường có màu vàng tươi, mùi thơm ngào ngạt lan toả ra xung quanh vô cùng quyến rũ.

   Khi xoài chín, ông em lấy cây sào có chiếc giỏ nhỏ, đưa miệng giỏ vào quả xoài chín, khẽ giật. Quả xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm quả, mười quả... Em bưng những quả xoài tươi ngon vào nhà khoe với bà nội. Bà bảo em lựa những quả lớn đem để trên bàn thờ thắp hương, những quả còn lại đem biếu mấy nhà hàng xóm.

   Em rất thích ăn những quả xoài chín tươi ngon. Xoài rất ngon và bổ. Sau này dù có đi đâu xa em cũng không quên hương vị của quả xoài vườn nhà em.



Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

30 tháng 1 2018

Viết một bài văn về một loại trái cây mà em thích.

Bài làm

Ông em trồng một cây xoài cát Long Khánh ngon nổi tiếng được bốn năm. Nay, cây đã ra quả.

   Quả xoài rất to, mỗi quả nặng gần nửa ki-lô-gam, hình thon dài. Lúc còn non, quả có màu xanh nhạt, lớn dần quả chuyển sang màu xanh đậm, khi chín quả lại có màu vàng. Những quả xoài lớn trông như hai bàn tay úp lại, tròn căng, trông thật thích mắt. Những quả xoài ngon thường có màu vàng tươi, mùi thơm ngào ngạt lan toả ra xung quanh vô cùng quyến rũ.

   Khi xoài chín, ông em lấy cây sào có chiếc giỏ nhỏ, đưa miệng giỏ vào quả xoài chín, khẽ giật. Quả xoài nằm gọn trong lòng giỏ. Năm quả, mười quả... Em bưng những quả xoài tươi ngon vào nhà khoe với bà nội. Bà bảo em lựa những quả lớn đem để trên bàn thờ thắp hương, những quả còn lại đem biếu mấy nhà hàng xóm.

   Em rất thích ăn những quả xoài chín tươi ngon. Xoài rất ngon và bổ. Sau này dù có đi đâu xa em cũng không quên hương vị của quả xoài vườn nhà em.

em hãy viết bài văn tả 1 loại cây ăn quả mà em thích trong đó có sử dụng phép nhân hóa và so sánh

Bạn tham khảo link này nhé: https://vndoc.com/van-mau-lop-4-ta-mot-loai-cay-an-qua-ma-em-thich-2041

Các bài ấy có sử dụng so sánh, nhân hóa đó.

12 tháng 1 2023

bn có chép trên mạng ko á

12 tháng 1 2023

văn ko  quá dài:))))))