K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 @Cỏ

#Forever

  1. Acid Ace.
  2. Acid Boric. Acid Boric: H3BO3. ...
  3. Acid Carbonic. Acid Carbonic: CH2O3. ...
  4. Acid Citric. Acid Citric: H3C6H5O7. ...
  5. Acid Hydrochloric. Acid Hydrochloric: HCl. ...
11 tháng 10 2021

Axit alpha hydroxy 

Axit alpha lipoic .

Axit beta hydroxy 

Axit glycolic

Axit hyaluronic                                                                                                                                                                                                        mình biết thế thôi

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

24 tháng 4 2019

Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn luu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được.

Đây là buổi biêu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay v.v… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dần như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.

24 tháng 4 2019

Bn lên mạng mà tham khảo nhé ! 

kết bn nha !

k cho mk !

30 tháng 11 2021

quả táo, quả bưởi, quả chanh, quả dưa hấu

30 tháng 11 2021

nho, mít, xoài, cam, táo, thanh long, vải, chuối, ..v..v..

1 tháng 12 2021

câu chuyện hai hạt lúa :

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

1 tháng 12 2021

bạn thử làm về ngày xưa,như:tấm cám,ba lưỡi rìu,... .UWU

29 tháng 6 2018

   - 5 loại rễ cọc : rau dền, rau muống, hồng xiêm, phượng vĩ, bưởi

   - 5 loại rễ chùm : mía, cau, bèo tây, lúa, tỏi tây

I.                 DÀN Ý

1.               Mở bài:

-             Giới thiệu khung cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu (người chiến sĩ Vệ quốc và Lượm).

2.               Thân bài:

-                     Kể về Lượm, chú bé hồn nhiên, tinh nghịch, tham gia làm liên lạc cho bộ đội.

-             Kể về tinh thẩn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hành động dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một trận chiến đấu ác liệt.

-                     Lòng cảm phục, thương tiếc Lượm khôn nguôi của người chiến sĩ.

3.                Kết bài:

-             Cảm nghĩ của người kể chuyện. Hlnh ảnh hồn nhiên, dáng yêu và tinh thần lạc quan, dũng cảm của Lượm để lại ấn tượng sâu dậm trong tâm tưởng.

II.                 BÀI LÀM

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lẩn nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: “Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?”. Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

ô! Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trống như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

- Cháu làm liên lạc. ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Vui lắm chú à!

Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: “Thôi, chào đồng chí!” kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nt)ảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm dã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay những người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên dạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

2 tháng 9 2019

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Ra thế
Lượm ơi!...

Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

4 tháng 11 2018

1/                                                           Bánh trôi nước

                                                     Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                                     Bảy nổi ba chìm với nước non

                                                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn    

                                                     Mà em vẫn giữ tấm lòng son

2/Theo như mk biết thì có những loại thơ Đường sau

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật
  2. Thất ngôn tứ tuyệt

1,                                                              Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

15 tháng 4 2019

bài 1

 Sáng nay Việt Trinh cũng đi đọc sách đấy à? Ngồi xuống đây với mình một lát, chút nữa thư viện mở cửa, chúng mình cùng vào. À, khi nào rỗi, đến nhà mình chơi! Nhà mình ở gần đây thôi. Ở số nhà 18C, đường Trần Phú, phường 5 đấy! Nghe mình nói, mình có một người bạn mới quen, bạn cùng đọc sách ở thư viện, bạn ấy tên Việt Trinh, vui tính và dễ thương lắm, gia đình mình ai cũng muốn gặp

bạn đấy! Nhà mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai chị em mình. Bố mẹ đều là thầy cô giáo, giảng dạy ở trường Caọ đẳng Sư phạm tỉnh. Chị mình thì đang học đại học năm thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng chị mới về thăm nhà. Cả nhà mình thương nhau lắm. Vui nhất là những lúc chị mình về thăm nhà, mẹ mình thường làm những bữa tiệc nhỏ. Những lúc như thế, cả chị và mình đều xúm vào giúp mẹ. Làm việc vừa vui, lại học được ở mẹ cách làm các món ăn. Thích lắm Trinh a! Chủ nhât tuần tới chị mình về, Việt Trinh đến nhà mình chơi nhé!

15 tháng 4 2019

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 2 năm 2005

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: – Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Trần Phú.

                –  Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: Bùi Thị Thanh Xuân

Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1997

Học sinh lớp 310 Trường Tiểu học Trần Phú

Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

–      Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.

–       Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

–     Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

                                                                                     Người làm đơn (kí tên)

                                                                                 Bùi Thị Thanh Xuân

23 tháng 10 2018

ai cũng biết

Tôi còn nhớ ngày đầu tiên Lam chuyển nhà đến gần nhà tôi, tôi rất ấn tượng với cô bạn dễ thương xinh xắn nhà hàng xóm. Kể từ hôm đó, chúng tôi đã trở thành  bạn tốt của nhau và đến nay cũng được mấy năm rồi.

Lam và tôi bằng tuổi nhau, bạn ấy có khuôn mặt hình trái xoan, nước da trắng hồng và mái tóc hung hung màu hạt dẻ. Đôi măt tròn, cùng cái mũi dọc dừa cao ráo càng làm cho Lam có nét giống cô gái phương Tây. Mọi người, khi gặp Lam đều ấn tượng với bạn ấy bởi nụ cười duyên dáng, cùng chiếc răng khểnh nhỏ xinh. Tôi đặt cho Lam biệt danh là "mặt trời", vì mỗi lần thấy Lam cười tôi như nhìn được cả không gian đầy nắng ấm.Tuy bằng tuổi nhau nhưng tôi và Lam là hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Cô bạn của tôi học hành rất chăm chỉ, không những thế còn chăm chỉ và đảm đang vì Lam là con cả trong nhà. Tôi vẫn thấy dáng hình nhỏ nhắn của Lam trước sân nhà, khi thì quét dọn, lúc lại tưới cây trong vườn. Trong khi đó, với mẹ tôi, tôi vẫn là đứa trẻ vô tích sự học hành không đến nơi đến chốn, chẳng bao giờ biết dọn dẹp nhà cửa hay phụ mẹ việc nhà. Thỉnh thoảng, mẹ tôi vẫn lấy cô bạn của tôi để so sánh với tôi. Lúc ấy tôi chỉ cười và nói chúng con là một cặp bù trừ để tạo nên sự hoàn hảo.

Tôi và Lam học cùng lớp. Ở trường, Lam là học sinh giỏi toàn diện thầy cô và các bạn trong lớp ai cũng yêu mến. Lam luôn cẩn thận và tỉ mỉ mỗi khi làm bài tập mà thầy cô  giao về nhà. Không chỉ nháp những bài toán, mỗi khi viết văn bạn ấy cũng sẽ lập dàn bài chi tiết rồi mới viết vào vở. Nhiều khi thấy tôi làm bài tập với thái độ cẩu thả Lam sẽ cho tôi mấy cái cộc đầu và lại ngồi hướng dẫn tôi từng chi tiết nhỏ để làm sao trình bày bài vừa dễ hiểu lại khoa học. Nhờ sự chỉ bảo của Lam, thành tích học tập của tôi đã có nhiều tiến bộ. Còn với các bạn trong lớp, Lam luôn thân thiện sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, nên cả lớp ai cũng quý Lam. Không những thế, Lam có giọng hát rất hay trầm ấm và lôi cuốn người nghe. Mỗi khi nhà trường tổ chức chương trình văn nghệ, cả lớp chúng tôi sẽ được thấy một màn lột xác của cô bạn trên sân khấu. Lúc này, Lam như một ca sĩ chuyên nghiệp mà chúng tôi ở bên dưới ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tài năng của Lam.

Tôi rất yêu mến Lam, nhờ Lam mà tôi thấy mình cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. Lam không chỉ là bạn thân trên lớp, một người hàng xóm tốt bụng mà với tôi Lam là tấm gương sáng để em học tập noi theo.

23 tháng 10 2018

Hè vừa rồi, có lẽ là kỉ niệm đẹp nhất trong suốt đời học trò của tôi. Đó là mùa chia tay thầy cô, bạn bè, tạm biệt mái trường tiểu học thân yêu đã ấp ủ biết bao dự định, ưốc mơ. Và còn là kỉ niệm đẹp về một người bạn mới quen — một cô bé — một trái tim lạc quan và yêu đời.

Hè năm nào cũng vậy, mẹ đều cho tôi theo học lớp hội hoạ ở cung thiếu nhi. Như đã hẹn, cứ sau một năm học tập đầy cố gắng, lớp vẽ của chúng tôi lại gặp nhau, bạn bè tay bắt mặt mừng. Nhưng buổi học hôm nay đã có thêm một người bạn mới.

Thầy giáo bưốc vào lớp, tất cả đều đứng lên chào :

  • Chúng em chào thầy ạ !

Thầy nhẹ nhàng :

  • Chào cả lớp ! Từ hôm nay lớp chúng ta sẽ có thêm một thành viên mới. Nào, các em vào lớp đi !

Cả lớp chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Đó là một cô bé tật nguyền ngồi trên xe lăn. Hai bím tóc xinh xinh đen nhánh, đôi mắt bồ câu thật dễ thương và một lời nói nhẹ nhàng : “Chào các bạn, mình tên là Hoa, mình rất mong được làm quen với các bạn !”.

Lớp học bắt đầu bàn tán xôn xao về người bạn mới. Chợt tôi giật mình khi nghe tiếng thầy giáo :

  • Hoa, em hãy xuống dưới kia và ngồi cạnh bạn Giang nhé !

Hoá ngồi cạnh chỗ tôi. Giờ học vẽ hôm nay thầy giáo cho đề tài : “Em hãy vẽ một bức tranh tưởng tượng xem em sẽ làm gì trong tương lai”.

Tôi quay sang Hoa mỉm cười, đôi bàn tay nhỏ bé đang cố gắng vẽ những nét đầu tiên. Tôi bất ngờ khi đọc được dòng chữ in đậm trên xe lăn : Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam năm 2003. Tôi giật mình, thì ra Hoa là nạn nhân của chất độc màu da cam. Tôi lặng ngưòi khi biết vậy và phần nào hiểu được sự chịu đựng của Hoa. Tôi vẽ tiếp bức tranh của mình, nhưng không thể tập trung được nữa…

Cuối buổi học, thầy giáo nhận xét các bài vẽ và có một bức tranh đã thu hút sự chú ý của cả lớp. Trong tranh là một cô giáo đang dạy các em nhỏ tật nguyền học vẽ, học viết. Tôi ngờ ngợ nhận ra bức tranh này là của Hoa, một ước mơ giản dị biết bao, một tương lai đầy màu sắc, với những dự định. Với một con người như tôi, đó là một ước mơ không quá khó, nhưng với Hoa đó là cả một quá trình cố gắng. Tan học tôi lại gần Hoa, bạn vẫn tươi cười vui vẻ và lúc lắc hai bím tóc.

Hoa làm quen với tôi rất nhanh. Trên con đường rợp bóng cây, chúng tôi đã nói mọi chuyện, và tôi tình cờ đã biết được nhà Hoa. Một ngôi nhà đã cũ và nằm khuất trong một con ngõ nhỏ ở thành phố.

Từ đó, ngày nào đi học tôi cũng ghé qua nhà Hoa và bắt gặp bức tranh hôm nào được dán lên tưòng. Tình bạn đã nảy nở giữa tôi và Hoa. Cuối hè, chúng tôi chia tay nhau dưới tán cây phượng vĩ và cùng hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt và hẹn nhau cùng gặp lại vào hè năm sau.

Hè năm nay, tôi vẫn đến lớp học vẽ nhưng chỗ ngồi của Hoa đã trống. Tan học, tôi ghé qua nhà Hoa, ngôi nhà đã vắng chỉ còn lại một cây phượng, trên cây vẫn còn một chùm hoa đỏ thắm, màu hoa của tình bạn. Và sau đó, tôi được biết nhà Hoa đã chuyển về quê.

Tuy đã xa nhau nhưng ánh mắt nụ cưòi và cả ước mơ của Hoa đã in đậm trong tâm trí tôi. Hoa sẽ mãi là người bạn, một bông hoa đẹp trong trái tim tôi.