K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bn ơi trên mạng đầy những hôm mk lên xem rui

21 tháng 1 2020

Vay Mượn Hoặc Trả Nợ Đầu Năm

Theo quan niệm của người xưa, nếu cho ai đó vay mượn tiền bạc, đồ đạc trong những ngày đầu năm. Thì cả năm đó gia đình sẽ rơi vào cảnh túng thiếu. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm, ngày đầu xuân mở cửa để đón lộc vào nhà. Ngược lại, nếu cho mượn hoặc trả sẽ giống như “dâng” tài lộc vào tay người khác.

Đổ Rác, Quét Nhà

Kiêng quét nhà, đổ rác là điều dễ thấy ở nhiều gia đình Việt Nam trong những ngày đầu năm mới. Bởi theo quan niệm từ người xưa, quét nhà, đổ rác ngày đầu năm sẽ đuổi Thần Tài ra khỏi nhà. Từ đó tiền tài không thể tới với gia đình. Hoặc nếu có quét nhà, rác cũng phải để ở một góc nhà và không được hốt rác đổ đi.

Sử Dụng Kim Chỉ

Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở. Chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sau này mắt con sẽ bị dẹt như cây kim.

Ăn Cháo Vào Sáng Ngày Mồng 1 Tết

Tương truyền, chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo. Do đó ngày mồng 1 các bạn hãy nên nấu cơm để ăn. Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu. Việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Cho Lửa, Nước Đầu Năm

Đây là một điều quan trọng trong những điều kiêng kị trong ngày Tết. Cho lửa đầu năm tức là cho đi vận may, tài lộc của bạn.

Lửa có màu vàng, màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa ngày đầu năm tức là cho đi vận may, khiến gia đình có nguy cơ gặp nhiều điều xui xẻo, tai vạ trong năm đó.

Trong khi đó, nước lại tượng trưng cho sự sinh sôi và được ví là nguồn tài lộc của muôn nhà. Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước đầy bể, dự trữ nước đủ cho sinh hoạt trong những ngày Tết.

Làm Rơi Vỡ Đồ Dùng Gia Đình

Gương, bát, đĩa, ly… là những vật dụng rất dễ vỡ. Trong khi đó, dân gian vẫn luôn có quan niệm việc rơi vỡ đồ dùng vào những ngày đầu năm. Điều đó sẽ khiến gia đình không gặp được điều cát lành. Không chỉ vậy, rơi vỡ đồ còn báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ của gia đình.

...

25 tháng 3 2018

Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay: Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.

Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.

Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.

Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1 Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.

Kiêng cho nước đầu năm: Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ./.

25 tháng 3 2018

Việc được xem là điều kiêng kị trong những ngaỳ Tết ở nước ta là:

-Kiêng quét nhà:trước tết các gđ đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ nen vào ngày tết sẽ ko cần dọn dep nữa.Những ngày đầu năm các gđ đề kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

-Không đổ rác ngày mồng một vì: theo quan niệm nếu đổ rác ngày mông một cũng sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

-Không cho lửa đầu năm:lửa tượng trưng cho màu đỏ cho sự may mắn nên vào đầu năm mọi người đều kiêng ko cho lửa cho người khác.

-Không cho nước đầu năm

-Không quan hệ nam nữ

-Không đi chúc tết sáng mùng một

-Không làm đổ vỡ đồ dùng

-Không tranh cãi bất hòa

-Không vay mượn đầu năm

-Kiêng để tang ngày mùng một

-Kiêng ăn những đồ xui

-Kiêng nói những điều xui

-Kiêng mua đồ xui

-Đóng cửa sẽ đói nghèo tù túng

-Tắm rử gội đầu hao mòn kiến thức,phúc lành

-Ăn dở,bỏ thừa cả năm mất mùa,đói kém

-Kiêng ăn đuôi cá

-Kiêng mở tủ vào mùng một

-Kiêng trượt chân,vấp ngã

-Kiêng ngồi hoặc dứng trước cửa

-Kiêng vỗ vai,quàng vai người khác

-Kiên chúc tết người đg nằm ngủ

-Kiêng đánh thức người khác trong mùng một tết

-Kiêng mặc quần áo màu trắng,đen

MÌNH CHỈ GHI TÓM TẮT THÔI MÀ BN MUỐN TÌM HIỂU THÊM THÌ LÊN MẠNG XEM NHA NHỚ K CHO MK ĐÓ THANK YOU VERY MUCH

15 tháng 5 2019

-cấm ăn xôi đỗ,ăn chuối,trứng vịt

-cấm để búp bê bên cạnh

43

15 tháng 5 2019

                    1 + 8 + 8 + 9 + 9 + 8 

                  = 43 

             - Theo mk nghic thì ko ăn lạc , trứng , chuối 

             - đi ngủ thì mk ko biết 

NG
30 tháng 9 2023

Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết dành cho trẻ em như: tết Thiếu nhi 1/6, tết Trung thu 15/8 âm lịch. Một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó là rước đèn và phá cỗ.

1 tháng 2 2016

Bạn nào tích cho mình, mình tích lại cho

1 tháng 2 2016

Giá hoa ngày tết tăng 20% so với tháng 11. Tháng giêng giá hoa lại hạ 20%. Hỏi:
Giá hoa tháng giêng so với giá hoa tháng 11 thì tháng nào đắt hơn và đắt hơn bao nhiêu phần trăm. Giải:
Giá hoa ngày tết so với tháng 11 là:
100 + 20 = 120 (%)
Giá hoa sau tết còn là:
100 – 20 = 80 (%)
hoa sau tết so với tháng 11 là:

120/100 x 80/ 100 = 96 (%)
Giá hoa sau tết so với tháng 11 là:
100 – 96 = 4 (%)
Đáp số 4

3 tháng 2 2019

Gia đình luôn là nơi cho ta những hạnh phúc ngọt ngào và tuyệt vời nhất. Ở đó không có sự lừa lọc, không có sự tranh giành mà ở đó là cả sự hi sinh nhường nhịn, là cả một không gian yêu thương ta. Cuộc sống cũng như công việc khiến cho gia đình không thể gần gũi nhau. Gia đình tôi cũng vậy, người ngoài bắc người trong nam vì thế cho nên rất cần một buổi sum họp gia đình. Buổi sum họp đó chính là ngày tết cổ truyền.

Đó là ngày tết nguyên đán khi những công việc được kết thúc và gác sang một bên, mọi người trở về đoàn tụ bên gia đình. Ngày tết chính là khoảng thời gian để cho chúng ta trở về cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn thắp hương cho ông bà và đón một cái tết ấm cúng trong tình yêu thương của gia đình. Và gia đình tôi cũng thế, khi tết đến gia đình tôi thường sum họp vào ngày mùng ba tết vì khi đó là khoảng thời gian rất đẹp cho và thuận tiện. Khi mùng một mùng hai mọi người đi chơi tết thì mùng ba sẽ là ngày sum họp gia đình.

Cô chú tôi ở miền nam bay ra bắc để đoàn tụ, những bác rể bác dâu gần xa cũng trở về trong ngày này. Nhà tôi tuy ở xa nhau thế nhưng đến ngày sum họp đoàn tụ thì chưa thấy thiếu ai bao giờ. Những người ở xa nếu không có tiền để bay về thì những người có kinh tế khá hơn thì sẽ giúp để tất cả có thể về dự bữa cơm gia đình. Nào là mai là đào quất mỗi người mang về một cành đào cành quất có thể là không có quà nhưng về được là rất vui rồi.

Những đứa nhỏ anh chị em tôi trông mới thật kháu khỉnh đáng yêu. Nhìn chúng trong bộ quần áo màu mè đón tết thật là có không khí. Mỗi nhà ba bốn người nào là xe hơi, nào là xe máy mọi người háo hức tấp nập, rộn ràng đi về. gia đình tôi vui vẻ khi thấy mọi người trở về. Thấy con cháu đầy đàn người vui nhất có lẽ là bà của tôi. Cả đời bà chăm chút từng người con đứa cháu.

Bữa cơm sum họp diễn ra thật đầm ấm, những món ăn truyền thống được mẹ tôi và các cô chú bày biện thật đẹp mắt. Phụ nữ thì xào nấu những món rau quả còn những trụ cột gia đình đảm nhiệm chặt thịt gà. Chẳng ai bảo ai cứ thế mỗi người một tay làm xong mâm cơm cúng gia tiên và cuối cùng là cùng nhau ăn uống nói chuyện rôm rả đến tận trưa chiều. Bánh Chưng mẹ tôi gói xanh mướt ai ăn cũng khen ngon, những đứa nhóc thì thi nhau ăn, bố mẹ chúng mừng lắm vì bình thường chúng chẳng chịu ăn mấy. có lẽ là do có người ăn thi hay là tình cảm nồng ấm của gia đình giúp chúng nó vui vẻ ăn một cách ngon lành.

Cả nhà ai nấy cười tít mắt, mỗi người một câu chuyện vừa ăn vừa nói. Lâu nhất là những người đàn ông. Họ chưa ăn mà còn phải uống trước, không biết bao nhiêu chén rượu chai bia rót ra đặt lên rồi hạ xuống, cứ như thế mọi người chúc tết nhau qua từng ly rượu. Nào là lời chúc tốt lành, nào là an khang thịnh vượng, chúc gia đình ta hạnh phúc lâu dài. Khi những lời chúc và những câu chuyện ngớt đi họ bắt đầu ăn cơm và đứng dậy uống nước.

Sau khi dọn dẹp xong bữa cơm gia đình lũ trẻ con chơi ở ngoài sân với nhau. Chúng nô đùa đuổi bắt và chờ người lớn lì xì. Còn những ông bố bà mẹ ngồi quây quần bên nhau uống nước ăn kẹo kể về những việc làm của mình một năm đã qua. Thế đấy buổi sum họp của gia đình tôi đơn giản mà hạnh phúc như thế đấy.

3 tháng 2 2019

Thời gian trôi qua nhanh quá! Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Tị.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô ăn Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chung, mứt, hoa quả… được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ sa lông đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội đích thân sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ… Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán… món nào cũng ngon lành và vô cùng hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

– Cháu Đức này! Dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật là sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

29 tháng 1 2023

cảm ơn chị=)))))

 

29 tháng 1 2023

Nghỉ hết mùng 5, mùng 6 đi học :)