K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất.

+ ok bn ;3

HT

@Kawasumi Rin

14 tháng 12 2021

TK

Đây là một tội ác, đã làm cho trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục người tàn phế

Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

3 tháng 3 2022

Little boy và fat man

3 tháng 3 2022

Bom nguyên tử 

30 tháng 8 2017

Đáp án: C

Giải thích: Mục…IV bài 17….Trang…101...SGK Lịch sử 11 cơ bản

Những con sếu bằng giấy   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.   Khi Hi-rô-si-ma bị ném...
Đọc tiếp

Những con sếu bằng giấy

   Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

   Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

   Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.

   Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".  

Câu 4

Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?

2
27 tháng 9 2023

Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?

Em sẽ nói :

Tôi căm ghét chiến tranh giống bạn

Bạn mất đi như cho tôi cảm thấy được rõ chiến tranh tàn khốc như thế nào

\(#16082009\)

11 tháng 11 2023

Em sẽ nói:

"Hãy yên nghỉ nhé. Bạn sẽ được thanh thản nơi thiên đường cùng 644 con sếu hòa bình của bạn."

30 tháng 3 2021

Nguyên nhân Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử vẫn còn gây tranh cãi. về cơ bản, ta có những nguyên nhân chính sau:

 -  Mĩ muốn chấm dứt nhanh Thế chiến II cũng như triệt tiêu toàn bộ tư tưởng phát xít của các nước đồng minh như Đức, Italia, song một số chuyên gia khẳng định Nhật Bản đã không đầu hàng ngay khi bị ném bom và "hầu như không tác động gì đến quân đội Nhật bản"- Bảo tàng Quốc gia của Hải quân Mỹ tại thủ đô Washington cũng thừa nhận. Với lý do này, rất nhiều ý kiến phản đối và cho rằng, dù Mĩ không ném bom, Nhật đầu hàng là chuyện sớm muộn.

-  Sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã, ghi công chính trong việc tiêu diệt Đức, Liên Xô, người Mĩ vì muốn “dây máu ăn phần”, nên họ nhắm vào Nhật Bản. Nhưng vào phút cuối cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, người Mỹ không muốn hy sinh mạng sống những người lính của mình. Vì vậy, việc tấn công bằng vũ khí nguyên tử đã được giới cầm quyền lựa chọn

 -  Giới cầm quyền Mĩ đã chọn một bước đi mang tính Chính trị, muốn thị uy với thế giới sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhât mà Mĩ đang độc quyền, nhất là Liên Xô - nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

-  Một lời cảnh báo, đe dọa các nước XHCN rằng Mĩ có thể tấn công và tiêu diệt họ bất cứ lúc nào, sẵn sàng cho việc Thế Chiến III bùng nổ

 -  Có thể Liên Xô muốn trấn an cử tri và binh sĩ Mỹ rằng sự hy sinh của họ trong cuộc chiến sẽ được đền đáp bằng thắng lợi hoàn toàn hay tách Liên Xô khỏi phe Đồng Minh vì trước đó đã có thông tin rằng Liên Xô tham chiến có thể thuyết phục được người Nhật đầu hàng không điều kiện
P/s: bài này là ý kiến cá nhân đã tham khảo từ các nguồn tư liệu nên có thể hoặc thiếu ý. Câu hỏi của bạn cũng hơi bao quát nên mình tạm hiểu "suy nghĩ gì" của bạn là phân tính nguyên nhân nhé

24 tháng 2 2021

Chiều dài 10 feet (3 m), đường kính 71 cm và khối lượng 4.000 kg. Việc thiết kế dựa trên phương pháp bắn phá uranium-235 để tạo ra phản ứng hạt nhân. Quá trình này hoàn thành bởi việc bắn một miếng uranium vào trong miếng khác nhờ một vụ nổ. Bom có khoảng 64.0 kg uranium, trong đó có 0.7 kg tham gia phản ứng hạt nhân, và chỉ có khoảng 0.6 g trong số này được chuyển.thành năng lượng.

Người chế tạo là 

Los Alamos Laboratory.

bởi phi đội bay gồm 12 người trên pháo đài bay B-29 Enola Gay, do đại tá Paul Tibbets của lực lượng Không quân của Lục quân Hoa Kỳ điều khiển. 

Tổng thống đương thời đó là Harry S. Truman. 

Những cái còn lại thì tôi chịu.