K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2019

Chọn đáp án: C

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm...
Đọc tiếp

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm 

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu

 

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

 

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.

Trắc nghiệm Từ và cấu tạo của từ tiếng ViệtCâu 1. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từA. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩaB. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câuC. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.D. Từ được tạo thành từ một tiếng..Câu 2. Đơn vị cấu tạo từ là gì?A. TiếngB. TừC. Chữ cáiD. Nguyên âmCâu 3. Từ tiếng Việt được chia làm mấy...
Đọc tiếp

Trắc nghiệm Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Câu 1. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ

A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

D. Từ được tạo thành từ một tiếng.

.

Câu 2. Đơn vị cấu tạo từ là gì?

A. Tiếng

B. Từ

C. Chữ cái

D. Nguyên âm

Câu 3. Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

A. Từ đơn và từ ghép

B. Từ đơn và từ láy

C. Từ đơn

D. Từ ghép và từ láy

Câu 5. Từ phức gồm mấy tiếng

A. hai hoặc nhiều hơn hai

B. ba

C. bốn

D. nhiều hơn hai

Câu 6. Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Từ “khanh khách” là từ gì?

A. Từ đơn

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy tượng thanh

Câu 8. Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ đơn

D. Từ láy hoàn toàn

Câu 9. Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép chính phụ

B. Từ láy hoàn toàn

C. Từ ghép đẳng lập

D. Từ láy bộ phận

Câu 10. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

A. Tươi tốt

B. Tươi đẹp

C. Tươi tắn

d.Tươi Thắm

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB:

- Biểu đồ mô tả sự biến đổi về lượng điện ở Việt Nam tiết kiệm được qua sự kiện Giờ Trái Đất từ năm 2012 đến năm 2021.

- Một số hình ảnh minh hoạ gợi liên tưởng đến những hành động nhỏ góp phần kiến tạo tương lai cho Trái Đất.

Lưu ý: Có thể xem đây là infographic (information graphic: đồ hoạ thông tin), là sự kết hợp những thông tin ngắn gọn với biểu đồ; hình ảnh minh hoạ sinh động, bắt mắt, giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng, rõ ràng.

b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong VB: Cung cấp thêm thông tin chi tiết cho nội dung của VB (thông tin về lượng điện Việt Nam tiết kiệm được qua sự kiện Giờ Trái Đất từ năm 2012 đến năm 2021 và thông tin về các hành động nhỏ góp phần kiến tạo tương lai cho Trái Đất), giúp cho nội dung VB trở nên chi tiết, rõ ràng, cụ thể hơn đối với người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Văn bản

Thể loại, kiểu văn bản

Phương tiện

Tác dụng

Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản thông tin tổng hợp

Hình ảnh, thuật ngữ : ‘’tay co’’, ‘’bìa’’, ‘’ván’’

Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, phong phú.

Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Bản tin-tin tổng hợp

Hình ảnh

Giúp người đọc hình dung được điều mà người viết muốn nói đến

Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật

Bản tin-tin vắn

 

 

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Thơ

Từ địa phương: ‘’phá’’, ‘’truông’’

Giúp văn bản thêm phần thú vị

Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây

Văn bản thông tin tổng hợp

Hình ảnh, từ địa phương: ‘hôn’’, ‘’bẹo’’

Giúp minh họa rõ ràng đối tượng đang được nói đến

6 tháng 4 2016

đây là online math nha bạn

22 tháng 8 2017

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào

- Ngôn từ: hóm hỉnh, hài hước, có duyên và lôi cuốn

- Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng khoáng

Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân ( lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn...)

11 tháng 3 2017

Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn

Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)

   + Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

   + Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc...

Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm

12 tháng 2 2018

- Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: có nhịp điệu, có nhạc tính, ý ở ngoài lời

   + Ngôn ngữ khác (truyện kí: ngôn ngữ kể chuyện, kịch- ngôn ngữ đối thoại)

   + Ngôn ngữ thơ: cảm xúc, nhịp điệu, ngắt nghỉ, bằng trắc, trầm bổng, hình ảnh…

- Nguyễn Đình Thi trực tiếp bàu tỏ quan điểm về thơ tự do và thơ vần:

   + “Luật lệ thơ từ âm điệu đến vần đều là vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ”

   + “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần”

   + Định hướng cách hiểu thơ:

   + Với bất cứ hình thức nào, thơ phải diễn đạt được tâm hồn của con người hiện đại