K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bài tập làm văn 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa." 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập làm văn

 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."

 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi."  Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."

 3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."

 4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ? 

A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí

B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao

C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài

1
31 tháng 10 2018

Lời giải:

Cậu ấy loay hoay mất một lúc và  thấy bí.

9 tháng 5 2019

Đó là những lời

- "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"

- ""Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa".

16 tháng 4 2019

Đó là những lời

- "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?"

- ""Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa"

28 tháng 5 2018

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp : “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?”

   Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

18 tháng 12 2017

Giai thích cho bo Phan dung sau

Câu A 5 động từ đó là loay hoay , cầm bút , quét nhà , rửa bát , giặt khăn mùi soa

mik ko chắc cho lắm vì mik ko bt chữ giúp đỡ có phải động từ

HT

28 tháng 11 2021

Câu C. Có 7 động từ: loay hoay, cầm (bút), viết, giúp đỡ, quét (nhà), rửa (bát đĩa), giặt (khăn mùi soa).

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:– Đừng quên cô nhé!Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.

(1) Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

– Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

– Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết và không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

(Theo Nguyễn Tuân, Mõm Lũng Cú tột Bắc)

a) Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?

b) Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì?

1
17 tháng 8 2017

Lập dàn ý cho bài văn viết về con vật nuôi

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về con gà trống

Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em

Thân bài

- Miêu tả qua về con vật nuôi đó:

     + Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước

     + Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi

- Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…

- Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.

- Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó

- Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào

Kết bài

Cảm xúc của em dành cho con vật đó

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáoKhi đến trường cô giáo như mẹ hiền”Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có...
Đọc tiếp

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sang.

Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

BÀI HAY   Tả cái đồng hồ báo thức lớp 5 - Những bài văn hay nhất

Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Hết)

Bài làm 2 học sinh lớp 5 – Tả cô giáo chủ nhiệm

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe…

Bài làm:

Trong đời học sinh của mình, tôi nhận được sự dạy dỗ của rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người thầy cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Oanh, cô giáo chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một người rất giản dị, cách ăn mặc của cô khác hẳn với những thầy cô khác. Hàng ngày đến lớp cô thường diện chiếc áo sơ mi và chiếc quần âu đen, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp dịu hiện của cô. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Với mái tóc ấy, khi thì cô tết tóc hai bên, khi cô búi cao trên đỉnh đầu, khi thì buộc cao lên. Dù tạo theo kiểu nào, nhìn cô vẫn rất trẻ trung và duyên dáng. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dù chúng tôi có mắc khuyết điểm cô vẫn luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến.

Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Khi giảng bài cô thường pha trò thêm để tạo không khí vui vẻ cho chúng tôi học bài, vì vậy tiết học của cô khiến chúng tôi rất thích thú. Những khi cần nghiêm khắc cô cũng rất nghiêm khắc với chúng tôi. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Trước giờ lên lớp cô luôn soạn giáo án rất cẩn thận và giảng bài rất nhiệt tình với học sinh. Cả lớp chúng tôi ai cũng yêu thích tiết học của cô.

Ngoài giờ học cô thường đến bên chúng tôi để giúp đỡ những bạn học kém, hoặc kể chuyện cho chúng tôi nghe. Những bạn học kém trong lớp được cô đến tận nhà để thăm và chỉ bảo. Bạn Nam học kém nhất lớp, và gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất, nhưng nhờ sự giúp đỡ ân cần của cô, cùng với những món quà nhỏ mà cô đã trích ra từ đồng lương ít ỏi của mình, bạn Nam đã vượt qua khó khăn và vươn lên thành học sinh giỏi của lớp.

Tôi còn nhớ rất rõ lần ấy, tôi bị ốm và nghỉ học một tuần, khi đến lớp tôi rất lo lắng vì không theo kịp các bạn. Nhưng ánh mắt và sự tận tình của cô đã giúp tôi bình tĩnh trở lại. Cuối buổi học cô đã gọi tôi ở lại để giảng lại bài cho tôi nghe, cô nhắc bạn bên cạnh cho tôi mượn vở để tôi chép lại bài và căn dặn chỗ nào chưa hiểu cứ hỏi để cô giảng lại bài. Tôi rất vui và xúc động trước thái độ của cô, sau lần đó tôi đã học tập chăm chỉ hơn nhiều và cuối năm học đó tôi đã trở thành học sinh xuất sắc của lớp.

Bây giờ cô giáo chủ nhiệm của tôi đã là một cô giáo khác, nhưng hình ảnh về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 4 làm tôi không bao giờ quên. Suốt cuộc đời này tôi sẽ luôn lưu giữ hình ảnh cô trong tim mình và cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà cô đã dành cho chúng tôi.

6
22 tháng 8 2018

cũng hay

23 tháng 9 2018

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.          Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn....
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 

Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

          Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.

          “Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.

          Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

          Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

          Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.

 

                        ( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,

                            NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

1
3 tháng 3 2022

Câu 1: PTBĐ chính: Tự sự

Câu 2: Cô giáo đã giúp nhân vật " tôi " hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận

hoặc Sự quan tâm của cô giáo khi đã giúp hs của mình nhận ra được ý nghĩa của việc cho và nhận phức tạp đến nhường nào!

( Đây cũng gọi là câu chủ đề của VB trên )

Câu 3:

Nhan đề: Cho và nhận

( Bạn có thể lấy nhiều cái tên khác nhưng mà mình nghĩ nên bám sát cái đề )

Câu 4: Tham khảo dàn bài nhé!!
* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)

* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề

- Giải thích:

+ Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.

+ Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.

- Biểu hiện:

+ Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ

+ Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.

+ Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người” Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhãn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…

- Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

16 tháng 1 2019

- Việc tưởng tượng ra tình huống cũng là cách nêu ra mong muốn, khao khát của bản thân

- Trong Đoạn trích Những tấm lòng cao cả, nhờ việc tạo ra được tình huống tưởng tượng mà tác giả đã trình bày hết được những suy nghĩ thầm kín, tình cảm kính trọng, yêu quý với cô giáo.

- Trong đoạn trích Mõm Lũng Cú tột Bắc, Nguyễn Tuân đã thể hiện được rõ ràng, cụ thể tình yêu Tổ quốc mà Nguyễn Tuân thể hiện cụ thể rõ ràng, tình yêu, cụ thể rõ ràng của đất nước mình.

- Mạch viết văn liên tục, tự nhiên, tránh được sự gượng gạo, khiên cưỡng và bộc lộ tình cảm nhờ đó tăng được tính chân thật