K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022

Tham khảo: Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh) sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ một cán bộ văn hóa, tuyên huấn và sáng tác thơ, ông đã làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội, Tổng biên tập báo Văn nghệ…. Từ năm 2000, ông là Tống thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh) sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Từ một cán bộ văn hóa, tuyên huấn và sáng tác thơ, ông đã làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội, Tổng biên tập báo Văn nghệ…. Từ năm 2000, ông là Tống thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

23 tháng 1 2022

Tham khảo

Bài 1.

Phạm Duy Tốn (chữ Hán: 范維遜; 1883 –25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ. ... Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.

Bài 2.

_ Tác giả : Phạm Duy Tốn (1883 - 1924)

_ Hoàn cảnh sáng tác : là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918.

_ Thể loại : truyện ngắn

23 tháng 1 2022

Refer:

Câu 1 : -Phạm Duy Tốn (1883-1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Phú Xuyên, thành phố Hà Nội). Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. ... Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.

Câu 2 : 

Hoàn cảnh sáng tác : là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Nam, in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918.

Xuất sứ : tháng 7 năm 1918

Thể loại : truyện ngắn

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. 

26 tháng 1 2021

I. Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam

- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi

II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác

1. Xuất xứ

- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”

- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Câu 2:Vượt thác:

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa

- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình

- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

Sông nước cà mau

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

26 tháng 1 2021

Võ Quảng (1 tháng 3 năm 1920 - 15 tháng 6 năm 2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ... Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Kihôtê sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. 

chúc hok tốt