K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2022

 tham khảo

 

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.

A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. A Phủ với những tính cách, phẩm chất vừa khiến người ta xót thương vừa khiến người ta ngưỡng mộ hơn.

Tô Hoài đã để cho A Phủ xuất hiện trong lần cọ xát, đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man. Tiếp theo đó tác giả ngược dòng kể về hoàn cảnh của A Phủ. A Phủ phải chịu đựng sự cơ cực, vất vả những năm tháng ấu thơ. Trận dịch đậu mùa khi A Phủ mười tuổi đã cướp đi gia đình, bố mẹ, anh chị em. Để lại một mình A Phủ bơ vơ, cù bất cù bơ. Tình cảnh ấy thật khiến người đọc xúc động. Đáng buồn hơn nữa có người đã đem A Phủ đi bán đổi lấy thóc. Nhưng tính cách gan góc, ngang bướng của A Phủ thì nó không thể trói buộc được anh. A Phủ đã trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn từ mùa này sang mùa khác. Sự cơ cực ấy đã được rèn luyện suốt bao nhiêu năm, A Phủ thành một chàng thanh niên gan dạ, dũng cảm đương đầu với số phận. Đây chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau của cuộc đời A Phủ.

Từ khi trưởng thành, A Phủ đã chứng tỏ mình là một người gan góc, liều lĩnh, không chịu khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Chính nghị lực và sức khỏe của A Phủ đã khiến cho nhiều người yêu mến anh. Dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước. Vào những ngày Tết, “ A phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”. Chính điều này đã tạo nên ấn tượng cho nhiều cô gái.

Nhưng A Phủ lại là người không cha không mẹ, không tiền không bạc, không ruộng nương thì lấy vợ là chuyện quá xa xôi. Một người đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn cô độc như thế.

Có lẽ hình ảnh A Phủ đánh A Sử khiến người đọc vừa dồn dập, vừa thương cảm cho con người này “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đầu xuống áo đánh tới tấp”. Hành động này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề sợ bọn địa chủ phong kiến tàn bạo. Nhưng đây cũng chính là nguyên cớ tạo nên mối thù sâu sắc giữa người nông dân nghèo và tầng lớp địa chủ, quý tộc. A Phủ đã bị thống lý Pá Tra đánh đập dã man, tàn bạo từ trưa đến đêm.Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hủ tục, sự phân biệt giai cấp nặng nề, coi thường những người nông dân thấp cổ bé họng. Chúng coi A Phủ như một con vật, không hơn không kém. Bộ dạng A Phủ lúc đó thật thảm hại và đáng thương “A Phủ chỉ im lặng như tượng phật”. Sự im lặng đó chính là sự căm phẫn, uất ức đến tột độ nhưng cũng không thể làm điều gì hết.

 

Chỉ vì hành động đó mà A Phủ đã phải làm nô lệ suốt đời cho nhà thống lý. Xã hội bây giờ dường như chỉ tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hội mới hả hê, mới yên long.

Đến đây chúng ta lại liên tưởng đến nhân vật Mị, có lẽ A Phủ cũng như Mị, sống lay lắt héo hon trong ngôi nhà đầy oán hận này.

Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mị, từ đây sống hay chết cũng đều phó mặc cho nhà thống lý. A Phủ không có quyền lựa chọn cho mình con đường đi, không được chọn hạnh phúc cho mình. Suốt một đời này phải làm trâu làm ngựa cho nhà thống lý. Một sự thật nghiệt ngã đến đau long. Tô Hoài đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Bằng ngôn ngữ đặc tả, tác giả đã tạo nên sự riêng biệt của A Phủ.

Bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà thống lý đã bắt trói A Phủ và đánh đập dã man. Sự đau khổ và tuyệt vọng in hằn trong đôi mắt ấy, đôi mắt ám ảnh người đọc đến tận tâm can. Cái chết hiển hiển trong tâm trí A Phủ và A Phủ ý thức rất rõ được điều này.

Có lẽ chính vì ý thức này đã làm nên sự vượt phá ở cuối tác phẩm khi Mị quyết định cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ. Có lẽ đây là đoạn văn khiến cho người đọc vừa hồi hộp, vừa xót xa vừa khâm phục.Con người ta khi bị bóc lột quá sức sẽ vùng lên đấu tranh để đi tìm con đường riêng. A Phủ thực sự đã làm được. Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ sẽ thành một người công dân có ích cho đất nước, đi theo tiếng gọi của cách mạng.

Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ, hình tượng điển hình của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt.

10 tháng 4 2022

Dàn ý :

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Phân tích:

1.Trước khi trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra:

a.Số phận khổ đau, bất hạnh:

_Khi còn nhỏ (10 tuổi): cha , mẹ, anh, em mất trong một trận đậu mùa, chỉ còn lại mình A Phủ bơ vơ không có ai che chở -> trở thành món hàng trao đổi, mất tự do.

_Khi lớn lên: không có cha mẹ, không có bạc, không có trâu, không có ruộng -> không lấy được vợ.

b.Vẻ đẹp của A Phủ:

_Lối sống tự do, phóng khoáng, mạnh mẽ:

+ Khi 10 tuổi, trốn khỏi nhà bị bán đổi để lên vùng núi cao để tìm tự do, sống cuộc sống mình yêu thích.

_Tự lực kiếm sống, lao động giỏi.

_Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt để giữ lối sống, tâm thế tự tin, yêu đời.

_Yêu chính nghĩa, dũng cảm bảo vệ chính nghĩa (thể hiện qua trận đánh nhau với A Sử),

2.Bị biến thành người ở gạt nợ:

_Bị bắt về -> tiến hành đám xử kiện: bắt đầu từ việc hút -> chửi bới, kể lể -> đánh -> hút.

_Tuyên án: nợ 100 lạng bạc -> làm người ở cho nhà thống lí Pá Tra để trả nợ dần.

3.Sau khi biến thành người ở gạt nợ:

a.Những đọa đầy ở chốn địa ngục trần gian:

_Trở thành trâu ngựa của nhà thống lí Pá Tra, tài năng và sức khỏe bị lợi dụng một cách triệt để.

_Mạng sống bị rẻ rúng.

b.Vẻ đẹp tâm hồn:

_Tự do, phóng khoáng ngay cả khi bị trói buộc.

_Sự tự tin, trung thực.

_Khát vọng sống, khát vọng tự do bùng cháy mãnh liệt.

_Sự can trường.

Đánh giá.

10 tháng 4 2022

woow em bái phục chị 

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

4 tháng 2 2022

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

4 tháng 2 2022

Cảm ơn bạn về câu 1. E sẽ hỏi các bạn cùng lớp về câu 2

 

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

 

26 tháng 3 2022

Giúp mình với mọi người:(((