K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn hiểu như thế nào về ý kiến "nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ." Bài đọc: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ 1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ: - Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”. - Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn...
Đọc tiếp

Bạn hiểu như thế nào về ý kiến "nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ."

Bài đọc:

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

1. Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ:

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”.

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ.

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. […]

2. Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hoà bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sính ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vứt, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khí cũng bủn xỉn lắm. Hình như tất cả những người “chơ” đều bủn xỉn. Và hoàn toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng, vô tư nhất nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hỡi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét: Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ hay Pét-xoa - nhà thơ lớn Bồ Đào Nha - đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vích-to Huy-gô:

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3. Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả.

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

(Lê Đạt, Đối thoại với đời & thơ, NXB. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 86 - 88)

0
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

 Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Cô ơi !Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại...
Đọc tiếp

 

Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm)   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ  và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

 Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn  bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.

Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

……………………………….

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.

                                                                    Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục

=== hết ===

0
14 tháng 2

đây là thể loại gì ạ?

 

3 tháng 1 2018

Đây là một bài thơ có giá trị của nhà thơ Thế Lữ - ngọn cờ đầu của thơ mới giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ được sáng tác năm 1934 vào thời điểm phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta vừa phải trải qua thời kì khủng bố hắng của thực dân Pháp. Bài thơ là lời độc thoại của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú đã nói lên nỗi uất hận vì bị mất tự do, bị giam cầm và lòng nhớ tiếc quãng đời được tự do tung hoành và làm chúa tể chốn sơn lâm của nó.

Miêu tả tâm trạng của ‘chúa sơn lâm’ trong một tình huống đầy bi kịch, nhà văn Thế Lữ đã phải vận dụng ngôn ngữ một cách sinh động nhằm thể hiện cho được cái hình hài bề ngoài của con hổ bị nhốt trong cũi sắt - làm cái thú tiêu khiển cho thiên hạ - nhưng bên trong hồn vía nó vẫn là một ‘chúa tể của muôn loài’.

Vì vậy nhà phê bình Hoài Thanh đã nói: ‘Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được’.

Thật vậy, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động, tài tình, thể loại nào cũng được vận dụng thật đắc địa nhằm khắc hoạ cho được, cho hay cái tầm trạng ngao ngán đầy bi kịch của con hổ.

Nổi bật lên trước hết trong tâm trạng con hể bị nhốt này là lòng căm hờn, niềm uất hận, nỗi chán chường và khinh ghét tất thảy mọi vật xung quanh nó: ‘Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt’. Thậm chí mối căm hờn của nó như cũng được ‘vật chất hoá’ thành một vật cụ thể, một ‘khối’ cụ thể rắn chắc khó có thể tan đi được để nó phải nhẫn nhục mà ‘gậm’! Bởi vậy thái độ của nó là ‘Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua’: hình ảnh con hổ ‘nằm dài’ ở đây rõ ràng đã bộc lộ một tâm trạng chán chường của nó, chán đến mức nó không muốn hành động không thiết hoạt động gì nữa và chỉ ‘nằm dài’. Và ‘Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu’: ‘niềm uất hận’ của con hổ cũng lại được ‘vật chất hoá’ cũng trở thành cụ thể, có hình, có khối, buộc nó phải ‘ôm’ lấy cho tới ‘ngàn thâu’! Để mà khinh ghét hết thảy:

‘Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm’.

rồi khinh cả ‘bọn gấu dở hơi’ cùng với ‘cặp báo vô tư lự’...

hàng xóm láng giềng, và nó ghét:

‘Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Giải nước đen giả dối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém... ‘

Tóm lại, nó ghét toàn bộ những cái cảnh vườn bách thú quá tầm thường này! Đúng vậy, cảnh núi rừng hùng vĩ của ông ‘chúa sơn lâm’ xưa kia đem so sánh với cảnh vườn bách thú trước mắt, thì cảnh trước mắt này quả thật là thảm hại, tầm thường và giả dối!

Bởi vậy, nó mới da diết nhớ đến cái ‘thuở tung hoành hống hách những ngày xưa’ và da diết nhớ đến ‘cảnh sơn lâm bóng cả, cây già với tiếng gió gào ngàn, với giọng buồn hét núi’ của nó. Nó bỗng tự ngắm mình trong ‘giấc mộng ngàn to lớn’ để hồi tưởng lại cái thời nó còn được tự do ‘vùng vẫy ngày xưa’. Và lúc này, hình ảnh con hổ chợt hiện lên trang thơ thật là đẹp:

‘Với khí thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc’ và cũng thật là oai phong lẫm liệt:

‘Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi,

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi’

Với cảnh núi rừng tươi đẹp, hùng vĩ, nó đã tự do tận hưởng mọi lạc thú ở địa vị một vị chúa tể:

- '... Những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan’

- '... Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới’

- '... Những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng’.

- '... Những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật’...

Quả thực trong hồi ức của con hổ, cảnh núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ đầy vẻ hoang sơ và thơ mộng! Song, ngoài nỗi nhớ và niềm kiêu hãnh, ta còn thấy cả nỗi thất vọng với tiếng thở dài chua xót của nó:

‘Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ‘

Câu hỏi tu từ này vừa nói lên sự nuối tiếc day dứt vừa nói lên nỗi thất vọng lớn lao. Chúng ta cảm nhận được nỗi nhớ tiếc này ở nó thật là da diết (‘Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ’) và nỗi nhớ tiếc đó đã trở thành ‘giấc mộng ngàn to lớn’ của nó:

‘Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

-Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi! ‘

Như vậy, rõ ràng Thế Lữ xứng đáng là vị tướng giỏi, tài hoa điều khiển đội quân Việt ngữ tung hoành trong bài thơ Nhớ rừng. Chính nhờ sự sắp xếp các từ ngữ phù hợp mà chúng phát huy được sức mạnh và không thể cưỡng được, vì nhiệm vụ được giao mỗi loại từ ngữ đều phù hợp với vị trí thể hiện trong câu trong cụm từ. Một hệ thống hình ảnh thơ rất giàu chất tạo hình, với đường nét hình khối, màu sắc rực rỡ, tác giả đã tạo nên những bức tranh đẹp một cách tráng lệ, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. Có những hình ảnh thơ thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bất ngờ (‘Đêm vàng bên bờ suối’, ‘uống ánh trăng tan’, ‘lênh láng máu sau rừng’, ‘đợi chết mảnh mặt trời gay gắt’... )

Và ngôn ngữ, nhạc điệu, tiết tấu cực kỳ phong phú, gợi cảm... thể hiện thành công ý tưởng, cảm xúc của nhà thơ.

Ta có thể đọc lại một loạt động từ, tính từ rất mạnh và gợi cảm, thể hiện cảnh rừng thiêng liêng hùng vĩ và sức mạnh chế ngự của mãnh hổ: (‘bóng cả’, ‘cây già’, ‘tiếng gió gào’..., ‘giọng nguồn hét’, ‘thét khúc trường ca’, ‘dõng dạc’, ‘đường hoàng’, ‘lượn tấm thân’, ‘sóng cuộn nhịp nhàng’, ‘vờn bóng âm thầm’, ‘mắt thần khi đã quắc’... )

Nhạc điệu, tiết tấu rất linh hoạt ở mỗi câu thơ.

Câu thơ thứ nhất nhiều vần trắc, diễn tả nỗi dằn vặt, âm điệu dồn vào hai chữ ‘căm hờn’ như dồn nén u uất: ‘Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt’.

Câu thơ thứ hai nhiều vần bằng làm giọng thơ trầm hẳn xuống diễn tả tâm trạng buồn bã, ngao ngán: ‘Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua’.

Câu cảm thán như tiếng thở dài não ruột, đầy tiếc nhớ: ‘Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ‘

Cái âm vang trong giọng thơ ở câu kết như một tiếng vang vọng của lời nhắn gửi thống thiết: ‘Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi! ‘

Từ hình ảnh và tâm trạng con hổ được biểu hiện trong bài thơ, ta có thể liên tưởng tới tâm trạng của những lớp người trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ đang bị giam cầm trong vồng nô lệ nghiệt ngã của thực dân Pháp. Bởi vậy, bài thơ đã nói lên nỗi nhục nhằn của người nô lệ bị mất tự do và biểu hiện được mong ước và khát vọng tự do của họ.

15 tháng 9 2018

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại. 

- Đặc điểm nghệ thuật

+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. 

+ Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục

+ Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bài thơ được chia làm 5 khổ

- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.

- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3

21 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, xác định vần và nhịp

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ được chia làm 5 khổ

- Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.

- Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3