K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

 

Bạo lực ngôn từ trong học đường là một vấn đề đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một hành vi sử dụng ngôn ngữ để làm tổn thương người khác, có thể là bằng cách nói những lời lăng mạ, xúc phạm, đe dọa, chê bai,... Bạo lực ngôn từ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, nhưng nó thường xảy ra ở trường học, nơi các em học sinh còn đang trong độ tuổi phát triển và dễ bị tổn thương.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực ngôn từ trong học đường, trong đó có thể kể đến:

Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường: Khi các em học sinh không được quan tâm, chăm sóc đúng mức, chúng sẽ dễ bị kích động và có những hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ.Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh có nội dung bạo lực có thể tác động tiêu cực đến tâm lý của các em học sinh, khiến chúng trở nên hung hãn và có những hành vi bạo lực.Thiếu kỹ năng giải quyết xung đột: Khi các em học sinh không có kỹ năng giải quyết xung đột, chúng sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ để giải quyết vấn đề.

Bạo lực ngôn từ có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cả nạn nhân và thủ phạm. Đối với nạn nhân, bạo lực ngôn từ có thể khiến họ cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ, tự ti, thậm chí dẫn đến trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Đối với thủ phạm, bạo lực ngôn ngữ có thể khiến họ trở nên hung hãn, bạo lực và có những hành vi vi phạm pháp luật.

Để ngăn ngừa bạo lực ngôn từ trong học đường, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột. Nhà trường cần có các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Xã hội cần lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.

Mỗi người chúng ta đều có thể góp phần ngăn ngừa bạo lực ngôn ngữ trong học đường bằng cách:

Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng trong lớp học và trường học.Kiên quyết lên án và xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn ngữ.Giáo dục con cái về kỹ năng giải quyết xung đột và cách ứng phó với bạo lực ngôn ngữ.

Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho tất cả học sinh.

8 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Lòng đố kị là một thói xấu trong xã hội hiện nay)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm lòng đố kị là gì?

Biểu hiện của lòng đố kị:

+ Luôn ghen ghét với sự thành công của người khác

+ Coi thường người khác, không công nhận tài năng của họ

+ Tự nâng cao mình hơn so với người khác

...

Tác hại của lòng đố kị:

+ Khiến con người trở thành hẹp hòi, ích kỉ

+ Hình thành một thói xấu, khiến cho người khác tránh xa mình

+ Khó thành công trong mọi lĩnh vực

...

Nguyên nhân:

+ Do tính ích kỉ

+ Do tư duy hạn hẹp

+ Do sự trở ngại trong sự học hỏi

...

Giải pháp:

+ Luôn phải học hỏi, biết quan sát thành tích của người khác

+ Tập gạt bỏ thói sân si, ghen ghét người khác

+ Luôn học hỏi, nâng cao giá trị bản thân

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

Em tự liên hệ bản thân em

_mingnguyet.hoc24_

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đề 1

Thuyết minh về tác phẩm “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) - Nguyễn Trãi

      Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình Ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

      Mở đầu bài thơ "Cảnh ngày hè" là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

                                                                                                “Rồi hóng mát thuở ngày trường

                                                                                                Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                                                                Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

                                                                                                Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                                                                Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

                                                                                                Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

      Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung thoải mái nhất khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác khướu giác và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng thân thuộc gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

      Hai câu cuối của bài thơ đã được Nguyễn Trãi gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

                                                                                                “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

                                                                                                Dân giàu đủ khắp đòi phương”

      Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

      Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

                                                                                                “Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

      Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

      Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đề 2

Thuyết minh về tầm quan trọng của việc học tập trong xã hội hiện nay

       Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

       Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video... Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi" ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ, diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một vũ trụ rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

       Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thấy là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nua. Và hiển nhiên, những người "có học" sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa không chỉ nói lên con người mà nó còn giúp mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử... Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử... sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

       Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học tập hay làm việc mà chỉ muốn ăn chơi va dần sa đọa vào tệ nạn xã hội dẫn đến những hậu quả thương tâm.

       Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B