K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2021

 Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

a. Thực trạng:

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

b. Biện pháp bảo vệ:

 - Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

 - Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

16 tháng 8 2023

tham khảo

VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN

1. Khái quát về rừng A-ma-dôn

- Vị trí:

+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.

+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.

- Diện tích: khoảng 6 triệu km².

- Hệ sinh thái:

+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.

+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...

+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...

2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn

- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...

=> Ngành khai thác mỏ phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.

 

Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.

3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn

- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.

- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.

- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.

4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn

- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.

- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.

21 tháng 2 2019

- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

- Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng lãng phí.

-Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

10 tháng 4 2022

TK:

Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v… đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

8 tháng 5 2022

bạn tham khảo nha

- Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa trong việc:

+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học;

+ Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

=> Bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

- Khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng việc:

+ Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng;

+ Đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:

Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản l‎‎ý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...

NG
1 tháng 11 2023

- Sử dụng năng lượng tái tạo: Nhiều quốc gia châu Âu, như Đan Mạch và Đức, đã đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời. Họ thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng này để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

- Quản lý rừng bền vững: Các nước châu Âu như Thụy Điển và Phần Lan có chính sách quản lý rừng bền vững, đảm bảo rừng được duy trì và phục hồi sau khi được khai thác. Điều này giúp bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng không khí.

- Chất lượng không khí và xe điện: Các thành phố châu Âu thúc đẩy việc sử dụng xe điện và các phương tiện giao thông sạch hơn để giảm ô nhiễm không khí. Họ cũng thiết lập các khu vực hạn chế xe và khuyến khích sử dụng xe đạp và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.

- Quản lý và tái sử dụng chất thải: Các nước châu Âu áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về quản lý chất thải và tái sử dụng. Họ thúc đẩy việc tái chế và sử dụng lại sản phẩm để giảm ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

- Bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo: Các nước châu Âu đầu tư trong việc bảo tồn các khu vực tự nhiên độc đáo như công viên quốc gia và khu vực thiên nhiên hoang sơ. Điều này giúp bảo vệ động, thực vật, và cảnh quan thiên nhiên quý báu.

30 tháng 5 2019

Chọn: C.

Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

17 tháng 3 2023

Phạm vi : Hoang mạc Xa-ha-ra

Cách thức 

- Tại các ốc đảo , nơi có nguồn nước lộ ra , trồng cây ăn quả (chăn nuôi du mục ) 

- Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoang sâu  , nhiều mỏ dầu khí lớn , các mỏ khoáng sản , các túi nước ngầm được phát hiện . Hoạt động du lịch đem lại nhiều nguồn thu lớn 

-Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập "vành đai xanh " chống lại tình trạng hoang mạc hóa ,...

16 tháng 3 2023

Kham khảo nha bn:
- Cách thức để con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.
Cách thức để con người khai thác:
+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.
+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.
+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:
Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...

NG
26 tháng 10 2023

Để khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau:

- Sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiệu quả để giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác tài nguyên đến môi trường.

- Thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch.

- Tăng cường quản lý và giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững, như sản phẩm tái chế, sản phẩm hữu cơ, v.v.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên nơi mình đang sống:

- Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng đèn LED, sử dụng nước tiết kiệm.

- Sử dụng các sản phẩm tái chế và sản phẩm hữu cơ để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.

- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp để giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như tình nguyện dọn rác, trồng cây, v.v.

- Tìm hiểu và học hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có thể đóng góp tích cực hơn vào việc bảo vệ môi trường.