K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

- Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp lại khi ta chạm tay vào là hiện tượng cảm ứng của cây trinh nữ trước tác nhân kích thích là sự va chạm.

- Hiện tượng cảm ứng này giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống, tránh được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường.

22 tháng 2 2023

- Nếu không có phản ứng đối với các kích thích thì sinh vật sẽ không thể tồn tại được. Hình 33.1a, nếu cây không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng thì cây sẽ không đủ ánh sáng để quang hợp, dần dần sẽ gây chết cây.

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

26 tháng 2 2023

- Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (trinh nữ) và cây me đều là hiện tượng cảm ứng của thực vật.

- Tuy nhiên:

+ Cây xấu hổ (trinh nữ) là phản ứng lại với yếu tố chuyển động, tác động của môi trường.

+ Cây me khép lá do cảm ứng với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường.

22 tháng 2 2023

Xét ví dụ trên ta thấy rõ cây đậu con không được sinh ra từ các hình thức của sinh sản vô tính, điều này có nghĩa là chúng được sinh sản theo hình thức khác: sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính được hiểu là hinh thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử để phát triển thành cơ thể mới.

Hoa hướng dương thì luôn hướng về phía mặt trời nhờ ánh sáng

Khi côn trùng chạm vào lá cây bắt mồi, lá cây sẽ khép lại kẹp chặt con mồi thì cái này là nhờ sự tiếp xúc

26 tháng 2 2023

- Phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường:

+ Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

+ Khi dùng đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể, toàn thân giun đất co lại.

- Ý nghĩa của các phản ứng trên đối với sinh vật: Các phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất giúp chúng tự vệ tránh xa các tác nhân kích thích từ môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

23 tháng 2 2023

Ví dụ về kích thích:

- Tay rụt lại khi chạm vào cốc nước nóng

+ Tên kích thích: cốc nước nóng

+ Phản ứng của cơ thể: tay rụt lại

+ Ý nghĩa: bảo vệ cơ thể

- Hiện tượng bắt mồi ở cây nắp ấm

+ Tên kích thích: con mồi

+ Phản ứng của cơ thể: đóng nắp

+ Ý nghĩa: cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

- Hiện tượng chim én bay về phía Nam vào mua đông

+ Tên kích thích: Không khí chuyển lạnh

+ Phản ứng của cơ thể: Bay về phía Nam

+ Ý nghĩa: Bảo vệ cơ thể, tìm kiểm dinh dưỡng.

21 tháng 9 2023

Trả lời:

Để tìm hiểu về thế giới tự nhiên ta cần vận dụng:

- Phương pháp:

(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; 

(2) Hình thành giả thuyết; 

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; 

(4) Thực hiện kế hoạch; 

(5) Rút ra kết luận.

- Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

22 tháng 2 2023

- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó

- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:

Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi

Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu

Bước 2: Xây dựng giả thuyết

Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.

Ở bước này, em phải:

   + Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm

   + Lập phương án thí nghiệm

   + Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập

Bước 4: Phân tích kết quả

   + Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…

   + Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ

Bước 5: Viết, trình bày báo cáo

Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:

   + Tên báo cáo

   + Tên người thực hiện

   + Mục đích

   + Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp

   + Kết quả và thảo luận

   + Kết luận