K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

Trình tự miêu tả trong bài văn là: miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát.

9 tháng 10 2017

Cảnh động Phong Nha được miêu tả theo trình tự từ gần tới xa, từ khái quát tới cụ thể, từ cụ thể tới khái quát:

    + Từ vị trí tới hai con đường vào động gặp nhau ở bến sông Son.

    + Giới thiệu cấu tạo của động.

  a, Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết miêu tả.

    + Độ cao 200m

    + Nguồn gốc: trước kia là dòng sông ngầm.

    + Hiện tại: những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

    + Các từ ngữ: màu xanh ngọc bích óng ánh, đẹp lộng lấy, kì ảo, sắc màu lóng lánh như kim cương…

    → Vẻ đẹp độc đáo, kì ảo của động Phong Nha.

  b, Vẻ đẹp của Động Nước được miêu tả bằng các chi tiết:

    + Có một con sông ngầm chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối với Kẻ Bàng với rừng nguyên sinh.

    + Miêu tả tỉ mỉ cấu tạo của Động Nước: gồm 14 buồng thông nhau, buồng ngoài cách mặt nước 10 m, từ buồng thứ tư hang cao 25- 40m.

  - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

    + Có khối hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, ông tiên…

  - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc.

  - Vẻ đẹp của động: hoang sơ, kì bí, thanh thoát, nên thơ.

  - Hệ thống các từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm:

    + Sử dụng tính từ diễn tả vẻ đẹp: lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát, giàu chất thơ.

    + Cụm tính từ, cụm danh từ: huyền ảo về màu sắc, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh.

17 tháng 5 2016

Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.

17 tháng 5 2016

Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.

25 tháng 4 2020

Các bạn ơi đây là đoạn văn nhé:

                                                                                               VƯỢT THÁC​

    Gió nồm(1) vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

     Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít.

      Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ(4) dáng mãnh liệt(5) đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

       Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đã dựng đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).

      Những động tác thả sào, rút sào rập ràng(10) nhanh như cắt(11). Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ(12) của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

      Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

      Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp(13) nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.

25 tháng 4 2020

Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.

Chúc bạn học tốt!

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
4 tháng 2 2023

Hai câu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ:

– Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già.

Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn.

– Chúng nó thấy chị em Sơn, đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. 

Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh hành động dè dặt, sợ sệt, dè chừng của đám trẻ con với hai chị em Sơn.

19 tháng 12 2023

a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.

Cụm động từ: thấy đất khô trắng. "Thấy" là động từ trung tâm.

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn. 

b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.

Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. "Lật" là động từ trung tâm. 

Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm ntheo hướng khác.

c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. 

Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. "Hăm hở" là động từ trung tâm.

D
datcoder
CTVVIP
19 tháng 12 2023

a. 

- Cụm động từ : “nhìn ra ngoài sân” 

+ Động từ trung tâm: “nhìn” → ý nghĩa được bổ sung: hướng, địa điểm của hành động nhìn. 

- Cụm động từ : “thấy đất khô trắng” 

+ Động từ trung tâm: “thấy” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động thấy. 

b. 

- Cụm động từ : “lật cái vỉ buồm”, “lục đống quần áo rét”   

- Động từ trung tâm: “lật”, “lục” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động lật, lục. 

c. 

- Cụm động từ : “hăm hở chạy về nhà lấy áo” 

- Động từ trung tâm: “chạy” → ý nghĩa được bổ sung: cách thức; hướng, địa điểm của hành động chạy.