K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

Câu 1

– Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

– Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

– Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.

– Mở rộng thị trường nội địa.

Câu  2:

- Do: sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên làm băng ở Nam cực tan chảy.

- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam Cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.

Câu 3:

- Kinh tế phát triển rất không đều giữu các nước.

- Ôxtraaylia và NiuDilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển.

- Các nước còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

- Các ngành quan trọng:

+ Ôxtraaylia và NiuDilen:

Nông nghiệp: Trồng lúa mì, chăn nuôi bò, cừu.

Công nghiệp: Khai hoang, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm.

+ Ở các đảo:

Nông nghiệp: Trồng dừa, ca cao, cà phê, chuối.

Công nghiệp: Chế biến thực phẩm.

Câu 4:

- Thiên nhiên châu Âu có các môi trường tự nhiên là: Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, Địa trung hải, Núi cao.

- Đặc điểm của môi trường ôn đới lục địa:

+ Khí hậu: Mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi nhiều; Mùa hạ nóng và có mưa.

+ Sông ngòi nhiều nước trong mùa xuân - hạ và các thời kì đóng băng vào mùa đông.

+ Thực vật từ bắc xuống nam có: đồng rêu, rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng, ven biển Ca - xpi là vùng nửa hoang mạc.

24 tháng 12 2021

Tham khảo

Phải lột xác nhiểu lần vì chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

24 tháng 12 2021

TK

câu 2 :

Vì lớp vỏ cuticun bao xát cơ thể, và kém đàn hồi, lopes vỏ này không lớn lên theo cơ thể nên khi lớn lên lớp vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên 1 cách nhanh chóng

 

19 tháng 5 2016

Câu 1: Cấu tạo ngoài của thằn lằn:

- Da khô , có vảy sừng bao bọc 
- Có cổ dài 
- Mắt có mi cử động . có nướ mắt 
- Màng nhĩ nằm trong một hỏc nhỏ trên đầu 
- Thân dài , đuôi rất dài 
- Bàn chân 5 ngón có vuốt

Câu 2: Vai trò của lưỡng cư:

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
- Hiện nay số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Câu 3: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì: Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đôi với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thê nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc; lạc đà có chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ, khi cần, mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của co' thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù.
 

19 tháng 5 2016

1/ Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc giúp ngăn cản sự thoát hơi nước.
- Có cổ dài giúp phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
- Mắt có mí cử động, có nước mắt giúp bảo vệ mắt để màng mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ trên đầu giúp bảo vệ màng nhĩ, hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Bàn chân 5 ngón có vuốt Tham gia sự di chuyển trên cạn.
- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.

2/ Vai trò của các loài lưỡng cư trong tự nhiên và trong đời sống con người:
+ Tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.
+ Là thức ăn của nhiều loài chim, thú, bò sát,…
+ Cung cấp thực phẩm, dược liệu.
+ Là vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

3/ Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì: khí hậu rất khắc nghiệt

\(\rightarrow c\)

5 tháng 1 2021

Câu 1:

 

Sán lá gan

Giun đũa

Giun đất

Cấu tạo

+ Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, đối xứng 2 bên màu đỏ máu

+ Mắt, lông bơi tiêu giảm à thích nghi với đời sống kí sinh không di chuyển

+ Các giác bám phát triển à để bám vào vật chủ 

 

 Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

+ Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

+ Con cái: to, dài

- Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

- Có khoang cơ thể chưa chính thức:

+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

 

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái

- Có khoang cơ thể chính thức

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng

- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ

- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch

 

Di chuyển

Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

 

Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

- Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi

→Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và tòan thân mà giun đất di chuyển được

 

Dinh dưỡng

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

   + Hầu cơ cơ khỏe

   + Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Kiểu dinh dưỡng: dị dưỡng : hút chất din dưỡng từ vật chủ 

 

- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn

- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều → Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.

 

- Gun đất ăn vụn thực vật và mùn đất

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu

 

Sinh sản

- Sán lá gan lưỡng tính

- Cơ quan sinh dục phát triển, gồm 2 bộ phận: Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt

 

- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống

+ Con đực: 1 ống

+ Con cái: 2 ống

- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người

 

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng va tinh dịch trên đường đi

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắ hai đầu lại thành kén

- Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần 

 

 

5 tháng 1 2021

Câu 2:

Đặc điểm cấu tạo của trai sông:

a. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong

- 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ

- Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong

b. Cơ thể trai

- Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động

- Cơ thể trai gồm:

  + Bên ngoài dưới lớp vỏ là áo trai, mặt trong áo trai tạo thành khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai, có ống hút và ống thoát nước.

  + Giữa là tấm mang

  + Trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai hình lưỡi rìu

Ý nghĩa của cách dinh dưỡng của trai sông đối với môi trường nước

Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò. 

26 tháng 4 2016

Câu 1:Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
 

26 tháng 4 2016

Câu 2: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

 

Câu 1:Vì sao ếch chỉ sống ở nơi ẩm ướt ? Em đã làm gì để bảo vệ lưỡng cư?

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm : - Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Da ếch cần ẩm để thực hiện khuyếch tán không khí dễ dàng, nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch bị khô, ếch không thực hiện được quá trình trao đổi khí sẽ chết.

Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 3: Giải thích tại sao nói thú phát triển đa dạng và thích nghi với nhiều môi

Hệ thần kinh phát triển nên các phản ứng rất nhanh  độ chính xác cao, khả năng định hướng tốt. Chính vì vậy, thú có khả năng di chuyển, phát tán và thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau  có số lượng loài rất lớn, hiện có khoảng 4600 loài với 26 bộ.

13 tháng 12 2021

Tên các bộ lưỡng cưĐại diệnĐặc điểm đặc trưng nhất

Bộ lưỡng cư không đuôiẾch đồng- Thân ngắn - Hai chi sau dài hơn 2 chi trước - Đa số hoạt động về đêm
Bộ lưỡng cư không chânẾch giun- Thiếu chi, thân dài - Có mắt, miệng, răng - Hoạt động cả ngày lẫn đêm
13 tháng 12 2021

1.

Tên các bộ lưỡng cư

Đại diện

Đặc điểm đặc trưng nhất

Bộ Lưỡng cư có đuôi

Cá cóc Tam Đảo

- Thân dài, đuôi dẹp bên

- Hai chi sau và trước tương đương nhau

- Hoạt động chủ yếu vào ban ngày

Bộ lưỡng cư không đuôi

Ếch đồng

- Thân ngắn

- Hai chi sau dài hơn 2 chi trước

- Đa số hoạt động về đêm

Bộ lưỡng cư không chân

Ếch giun

- Thiếu chi, thân dài

- Có mắt, miệng, răng

- Hoạt động cả ngày lẫn đêm

 

16 tháng 3 2022

TK: Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng như: + Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước (mất nước) của cơ thể. + Có cổ dài, linh hoạt: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

16 tháng 3 2022

tham khảo

 Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn so với ếch đồng như: + Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước (mất nước) của cơ thể. + Có cổ dài, linh hoạt: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.