K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

Bạn tham khảo phần thân bài nhé

Đoạn trích nói lên tâm trạng nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích: buồn tủi, thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, xót thựơng thân phận cay đắng của mình.

Đoạn thơ là một minh chứng cho quan điểm: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ của thi hào Nguyễn Du. Cảnh vật thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích bị bao phủ một nỗi buồn trĩu nặng bởi Kiều nhìn cảnh bằng cặp mắt u uồn và ẩn sâu trong đó là nõi cô đơn. Nỗi buồn tơ lòng người thấm vào cảnh vật và cảnh vật hoang vắng, đìu hiu càng gợi mối sầu trong lòng người con gái bất hạnh-Thúy Kiều.

Sáu câu đầu là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, mênh mông hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng nàng Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Kiều đang bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Có thể nói, lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân của Kiều. Từ lầu Ngưng Bích, Kiều thấy cảnh "non xa', 'trăng gần". Có lẽ Kiều thấy non xa vì xung quanh nàng là k gian hoang vắng, còn nàng thấy trăn gần là vì trời đẫ về khuya, k gian yên tĩnh, mặt trăng như to và gần hơn. K những vậy, khi nàng nhìn xa thì thấy những cồn cát nhấp nhô như những gợn sóng, những bụi hồng trải dài muôn dặm. Có lẽ, cảnh vật trước lầu Ngưng Bích rất đẹp, nhưng nó lại gợi nên nỗi buồn, cô đơn, khiến người đọc có liên tưởng như chính bưc tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy lại gợi lên một k gian hoang vắng , sợn ngập.Xung quanh Kiều không có một bóng người. Nỗi buồn, tủi thân k biết chia sẻ cùng ai khiến nỗi buồn ngày càng sâu. Thế nên nàng chỉ biết làm bạn vs thiên nhiên để vơi bớt nỗi cô đơn. Từ "bẽ bàng" đã diễn tả rất rõ tâm trạng của Kiều, nàng cô dơn, tội nghiệp, cảm thấy tủi thân, xấu hổ. Ơr lầu Ngưng Bích, thời gian đối vs Kiều như một vòng tuần oàn khép kín: Sáng làm bạn vs mây, khuya lại làm bạn với đèn. Vòng tuần hoàn ấy cứ giam hãm Kiều khiến nàng rơi vào tâm trạng cô đơn tuyệt đối.Không một bóng người, chỉ có không gian mênh mông, hoang vắng và buồn tẻ. Ướm vào thân phận nàng, nàng nào có khác chi hạt cát, hạt bụi nhỏ nhoi kia? Nỗi buồn của Kiều dường như cũng mở ra đến vô cùng như không gian bát ngát trước mắt nàng. Càng cảm thương cho thân phận, cõi lòng nàng càng tan nát.

Cảnh buồn hay gợi nhớ. Kiều lặng lẽ, âm thầm gạt lệ khi hồi tưởng về bao điều tốt đẹp nay đã thành quá khứ.Trước hết, Nàng nhớ người yêu cùng với mối tình đầu mãnh liệt và trong sáng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Hình ảnh hai người cùng uống chén rượu thề trăm năm gắn bó đêm nào dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời giờ vẫn còn đậm nét, tươi nguyên trong kí ức nàng. Nàng thương chàng Kim giờ này đang sốt ruột chờ trông tin tức người yêu. Nàng luôn sống trong tâm trạng mặc cảm của một nguồi tình tội lỗi. thế nhưng, tuy xa cách nhưng tấm lòng son sắt nàng dành cho Kim Trọng thì nàng k bao h nguôi quên.

Sau đó, nghĩ về cha mẹ, lòng Kiều xót xa, đau đớn:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai biết mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nàng đã đi xa biền biệt, lấy ai chăm sóc mẹ cha? Tuy đã cố dứt chữ tình để đền chữ hiếu nhưng nàng vẫn không khỏi băn khoăn, thổn thức khi nghĩ đến cảnh cha già mẹ yếu tựa cửa hôm mai, mòn mỏi đợi mong con trong vô vọng.Nang còn thấy mk chưa làm trong chữ hiếu vs cha mẹ vì đã k thể ở bên chăm sóc cha mẹ. Tác ggiar còn sử dungjcacs điển tích để khẳng định,nhấn mạnh đức ttinhs hiếu thảo của Kiều.

Mang một tâm trạng như thế nên Kiều nhìn đâu cũng chỉ thấy buồn:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Bốn lần, từ "buồn trông” được nhắc lại; mỗi lần mở đầu cho một cảnh. Kiểu kết cấu lặp này gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều và khiến âm điệu của thơ trở nên nhịp nhàng hơn, gợi nỗi buồn. Tám câu thơ, bốn bức tranh phong cảnh nhỏ trong một bức tranh phong cảnh - tâm tình rộng lớn. Bức thứ nhất: “cửa bể chiều hôm” mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên một cánh buồm đơn độc, thấp thoáng ẩn hiện, không biết về phương trời nào. Điều này càng cho thấy tâm trạng cô dơn của nàng, thế nhưng trong nàng vẫn còn một chút hi vọng. Thế nhưng hi vọng rồi lại cũng trở thành vô vọng. Bức thứ hai: “ngọn nước mới sa” cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa không biết rồi sẽ tới đâu. Cánh hoa áy cũng như chính cuộc đời beò dạt hoa trôi của nàng. Bức thứ ba: “nội cỏ rầu rầu”, héo úa, không còn sức sống. Bức thứ tư: “gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng...”. Với BPNT nhân hóa "kêu"cùng từ tượng thanh"ầm ầm" đã gợi lên âm thanh của sóng thật dữ dội, khiến nàng Kiều phải lo lắng, sợ hãi về tương lai của mk.

Chúng ta bắt gặp ở đây bút pháp quen thuộc của Nguyễn Du. Cảnh vật chỉ mang tính ước lệ nhưng phản ánh rõ tình người, cụ thể là nỗi buồn không giới hạn của Kiều. Mỗi cảnh ngụ một ý, tăng dần lên theo suy nghĩ và mặc cảm về thân phận con người: lẻ loi, cô độc, trôi nổi, dập vùi, héo tàn và linh tính báo trước về một tương lai đen tối đầy bão tố.

 

12 tháng 10 2021

Tưởng người dưới chén nguyệt đồng 
Tin sương luống những rày trông mai chờ 
Bên trời góc bể bơ vơ 
Tấm son gột rửa bìa giờ cho phai 
Xót người tựa cửa hôm mai 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ 
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

5 tháng 10 2016

viết thành bài văn hộ mình nhé

6 tháng 10 2016

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

22 tháng 10 2020

đéo biết hỏi con cặc

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
14 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý sau đây nhé!

– Mở đoạn: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể.

– Thân đoạn

+ Kể lại chuyện em mắc lỗi với bạn: Lỗi đó như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, cãi nhau và gây tổn thương cho bạn,…

+ Tâm trạng của em khi biết mình mắc phải lỗi lầm đó như thế nào (miêu tả): ray rứt, ân hận,…

+ Em đã xin lỗi bạn ra sao?

– Kết đoạn: Bài học rút ra cho chính bản thân em.

Gợi ý :

a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán

- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay

- Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc

b. Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén

- Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta

  • Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”...
  • Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm
  • Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc

- Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:

  • Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân
  • Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”

⇒ Dùng người sáng suốt

c. Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người

-Tầm nhìn xa trông rộng:

  • Mới khởi binh những đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”
  • Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sánh ngọa giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình