K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2019

Đacuyn đã giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật là sự đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi trong một thời gian dài thông qua tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Chọn D

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu...
Đọc tiếp

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa :

(1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau.

(2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể.

(4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao.

(6) các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải.

(7) loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.

Phương án đúng là

A. (4), (6), (7). 

B. (1), (2), (4). 

C. (2), (5), (7).      

D. (1), (3), (4).

1
17 tháng 2 2018

Đáp án A

Phương án đúng là: (4), (6), (7)

(1)sai vì phần lớn các biến dị cá thể được

truyền cho đời sau

(2) sai vì kết quả của CLTN đã tạo nên

nhiều loài sinh vật có kiểu hình thích nghi

(3) sai, ông cho rằng CLTN tác động lên

từng cá thể

(5) sai, ông không đề cập tới khái niệm

“kiểu gen”; ông cho rằng cá thể nào có

biến dị di truyền giúp chúng thích nghi với

môi trường sẽ để lại nhiều con cháu hơn

29 tháng 11 2018

Đáp án D.

Quan niệm Đacuyn về sự hình thành màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá:

A. ® sai. Quần thể sâu ăn lá chỉ xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

B. ® sai. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. (Quan niệm củta di truyền hiện đại).

C. ® sai. Sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục (quan niệm Lamac).

17 tháng 4 2019

Đáp án B.

19 tháng 12 2019

Đáp án D

A. → sai. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu → quan niệm của Lamac

B. → sai. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu → Đacuyn chưa có khái niệm đột biến

C. → sai. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.

D. → đúng. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.

30 tháng 8 2017

Đáp án A

Nội dung C, D sai vì các yếu tố môi trường không tạo ra các đặc điểm hình thái trên cơ thể sinh vật, nó chỉ chọn lọc những kiểu hình đã có sẵn trong quần thể tạo nên các đặc điểm thích nghi.

Nội dung B sai vì Đacuyn chưa có khái niệm về đột biến

Sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá theo Đacuyn là do: A. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. Trong đó diễn ra song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải các biến dị có hại. B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác...
Đọc tiếp

Sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá theo Đacuyn là do:

A. quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. Trong đó diễn ra song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải các biến dị có hại.

B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục.

C. trong quá trình sống phát sinh các đột biến khác nhau, giao phối tạo ra các tổ hợp gen với kiểu hình khác nhau. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những kiểu gen có lợi ( màu xanh).

D. quần thể sâu ăn lá xuất hiện những alen đột biến màu xanh lục và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

1
6 tháng 12 2017

Sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá theo Đacuyn là do:

Đột biến làm xuất hiện gen quy định màu xanh lụC. Quá trình giao phối phát tán gen đó ra quần thể, tạo ra các kiểu gen khác nhau. CLTN sàng lọc những kiểu hình có lợi (màu xanh).

Chọn D

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không...
Đọc tiếp

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

(3) Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chi chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

(4) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
15 tháng 7 2018

Đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng là (2) và (3).

(1) sai vì: Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. CLTN tác động lên kiểu hình của các cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(4) sai vì: Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, nhưng không tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại: 1-Cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau. 2-Đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. 3-Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước lớn. 4-Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần...
Đọc tiếp

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại:

1-Cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.

2-Đột biến và biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

3-Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra đối với những quần thể có kích thước lớn.

4-Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể trong quá trình hình thành loài mới. 5- Nguồn nguyên liệu bổ sung cho tiến hoá  là di nhập gen

6-Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định đặc điểm thích nghi

Số đáp án đúng:

A. 2                      

B. 5                      

C. 3                      

D. 4

1
7 tháng 4 2018

Đáp án : C

1- sai , hiện tượng thường biến cùng một kiểu  gen có thể cho các kiểu gen khác nhau

2- đúng

3- Đúng , những quần thể có  kích thước nhỏ thành phần kiểu gen và tần số alen dễ bị biến đổi  bởi các yếu tố ngẫu nhiên hơn là những quần thể có kích thước lớn

4- Sai , cách li địa lí chỉ giúp phân hóa và duy trì sự khác biệt về thành phần kiểu gen giữa các quần thể, không tạo ra sự khác biệt

5-Sai

6 ,  Đúng , chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình  kém thích nghi , củng cố các kiểu hình thích nghi => tích lũy các alen tham gia quy định kiểu hình thích nghi

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính...
Đọc tiếp

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc lai phân tích thì đều cho đời con có 4 loại kiểu hình. 

B. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có 4 loại kiểu gen

C. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình

D. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.

1
2 tháng 6 2018

Đáp án C

Quy ước:

A-B-: Hoa vàng; A-bb: hoa đỏ;

aaB-: hoa xanh; aabb: hoa trắng

A đúng, AaBb × AaBb

→ 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb

AaBb × aabb

→ 1AaBb:1aaBb:1Aabb:1aabb

B đúng, Aabb × aaBb

→ (Aa:aa)(Bb:bb)

C sai: Aabb × AAbb

→ (AA:Aa)bb

D đúng, AaBB × aabb → (1Aa:1aa)Bb

→ 50% hoa đỏ