K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua sự việc bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản em cảm thấy cái "tâm" của một bậc anh hùng hiếm có trong thiên hạ. Trần Quốc Toản dù còn trẻ đã lo nghĩ về việc lớn bảo vệ tổ quốc, yêu nước thương dân. Phong thái và bản lĩnh của vị tướng khiến quân giặc không dám đối mặt so gươm. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.

22 tháng 9 2016

* Trần Hưng Đạo : Ba lần  cầm quân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên , đc nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần , là ng viết áng văn bất hủ Hịch tướng sĩ .

* Lí Thường Kiệt : đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 - 1077 , nổi tiếng vs chiến thắng trên phòng tuyến sông như Nguyệt và thường đc coi là tg bài thơ thần Nam quốc sơn hà .

* Lí Công Uẩn : Ban Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) vào mùa xuân năm 1010 để chuyển dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( Hà Nội )

* Phạm Ngũ Lão : Ngồi đan sọt bên về đường , mải nghĩ về 1 câu trong binh thư , đến nỗi quân lính dẹp lối cho xa giá của Hương Đạo Vương cầm quân đâm vào đùi chảy máu mà vẫn ko nhúc nhích . Trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương  , là vị tướng giỏi góp nhiều công lớn cho chiến thắng quân Mông - Nguyên .

* Trần Quốc Toản : 16 tuổi , căm thù giặc đến bóp nát quả cam trong tay ở bến Bình Than , giương cao là lá cờ thêu sáu chữ vàng " Phá cường địch , báo hoàng ân " , góp công đánh giặc Mông - Nguyên lần thứ 2 .

                     thanghoa
 

22 tháng 9 2016

Pha Mai Hoa bạn học qua chưa giúp mình với

25 tháng 9 2018

Trần Hưng Đạo - Triều Trần ( Thời vua Trần Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lý Thường Kiệt - Triều Lý ( Thái Tông - Thánh Tông - Nhân Tông )

Lí Công Uẩn - Triều Lý ( Lý Thái Tổ )

Phạm Ngũ Lão - Triều Trần ( Trần Thái Tông )

Trần Quốc Toản - Triều Trần ( Trần Nhân Tông )

Hoc Tốt nhé !!!

25 tháng 9 2018

Theo thứ tự sau nè bạn

NHÀ TRẦN

NHÀ LÝ

NHÀ LÝ

NHÀ TRẦN

NHÀ TRẦN

CHÚC BẠN HỌC TỐI NHA BẠN!

3 tháng 10 2016

(1)Trần Hưng Đạo(nhà Trần)

(2)Lí Thường Kiệt(nhà Lí)

(3) Lí Công Uẩn(nhà Lí)

(4)Phạm Ngũ Lão(nhà Trần)

(5)Trần Quốc Toản(nhà Trần)

2 tháng 10 2016

Thời Trần và thời Lý

26 tháng 11 2019

Tham khảo:

Trường em mang tên vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản. Hôm nay, em đến trường sớm hơn mọi ngày để làm công việc trực nhật lớp, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Trường Trần Quốc Toản nằm trên một khu đất rộng, bằng phảng trong khuôn viên Bàu Cát. Khi em đến, hai cánh cổng to lớn đã phai màu vì nắng mưa hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm chờ đón chúng em.

Bầu trời hôm nay đẹp quá, tiết trời se se lạnh, một vài cơn gió nhẹ nhàng thổi qua làm bay bay mái tóc em. Đứng trên lầu cao quan sát, em thấy tuy ngôi trường không được đồ sộ cho lắm nhưng khang trang, sáng sủa. Trường có ba dãy lầu kết thành hình chữ U, có những hàng cây xanh che bóng mát, có những bức tường chắc chắn bao bọc. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp đều có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong, bàn ghế sạch sẽ, tinh tươm. Đặc biệt, phía trên cửa mỗi lớp đều có một tấm bảng ghi tên lớp, màu xanh thẫm nổi bật trên tường vôi trắng. Khu văn phòng nằm gần phía cổng trường, đằng trước có một bồn hoa hồng đỏ thắm xen kẽ với hoa cúc vàng tạo nên một vẻ đẹp thanh khiết. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và hội họp. Cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu. Đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách và tài liệu khoa học. Đây là kho tàng kiến thức vô cùng quý giá đôi với chúng em, những lúc ra chơi, em thường vào thư viện để đọc sách. Đằng sau các lớp học là vườn trường hay còn gọi là vườn sinh vật. Ớ đây trồng rất nhiều các loại cây: Cô hồng duyên dáng trong bộ váy màu đỏ, chị huệ giản dị trong chiếc xường xám trắng muốt, cây thiên tuế mạnh mẽ trong bão táp mưa sa. Tất cả như làm tăng thêm vẻ đẹp, sống động cho trường.

Nơi giúp chúng em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Mặt sân được lát bằng những viên gạch Tàu đỏ thẫm tạo thành từng ô vuông thẳng tắp đến cuối sân. Chính giữa là cột cờ cao chừng mười mét với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới. Bao quanh sân trường là những cây điệp vàng đang dua nhau khoe sắc dưới ánh nắng ban mai.

Rồi các bạn đến trường đông dần lên, phút yên tĩnh của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, các bạn tụm năm tụm ba nói chuyện, bàn tán sôi nổi về một bộ phim hoạt hình được chiếu tối hôm qua. Có bạn lại ngồi ôn bài hoặc đọc truyện trên các ghế đá. Trên cành cây, các chú chim đang hót líu lo nhảy từ cành này sang cành khác. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trông vang lên, không gian như rùng mình lay động bởi sức lan tỏa của các sóng âm truyền vào thinh không. Các bạn vội vàng xếp hàng vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió, tiếng chim lích chích trong những tán lá phượng.

Em rất yêu ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Trần Quốc Toản thân thương này.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 11 2019

9 phút mà viết được nhiu đây, khâm phục

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

26 tháng 3 2021

em cảm ơn ạ. ^ - ^