K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

GỢI Ý LÀM BÀI: Đề bài yêu cầu người viết bày tỏ suy nghĩ của mình về lời nói của thủ lĩnh người da đỏ với vị Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất cảu người da đỏ. Học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản, tự do trình bày suy nghĩ của mình, tích hợp vốn hiểu biết từ văn học, từ cuộc sống từ các kênh thông tin khác ...miễn sao phù hợp.
Sau đây là một số gợi ý mang tích chất định hướng:
-Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con của mình.
-Người và đất có quan hệ gắn kết (Mẹ- con) không thể tách rời. Đó là quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường.
-Lời cảnh báo: Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bịu ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán...
-Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muốn tồn tại phải dựa vào thiên nhiên...

5 tháng 2 2018

Bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm, cùng với lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú, đa dạng, tác giả bức thư này đã đặt ra một vấn đề quan trọng có ý nghĩa toàn cầu: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình.

Bức thư có thể chia làm ba đoạn.

Đoạn 1: Quan hệ của người da đỏ đối với đất, với thiên nhiên.

Đoạn 2: Sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng trong cách sống, trong thái độ đối với đất đai và thiên nhiên.

Đoạn 3: Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của mình.

Mở đầu bức thư, tác giả đề cập đến đất đai cùng mọi vật liên quan với nó như nước, động vật, thực vật, bầu trời, không khí... Tất thảy đều thiêng liêng đối với người da đỏ vì đó là kỉ niệm ghi sâu trong kí ức:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Không chỉ là kỉ niệm, mảnh đất này còn là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phân của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phép nhân hoá nhiều lần Đềthể hiện ý tưởng của mình. Đất là mẹ. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ ấm. Phải là người gắn bó suốt đời và hiểu đất đai sâu sắc đến độ nào tác giả mới viết nên những dòng chữ xúc động sâu xa như thế.

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Từ hình ảnh của nước, tác giả liên tưởng, so sánh với máu của tổ tiên, tiếng rì rào của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Quả là những so sánh độc đáo và chính xác, xuất phát từ tình yêu tha thiết, chân thành.

Tiếp theo, tác giả giải thích nguyên nhân sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng:

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em

của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử vói mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Điệp ngữ kết hợp với phép tương phản đã thể hiện rõ ý tưởng của người viết. Đất đối với người da đỏ là anh em, đối với người da trắng là kẻ thù bởi vì người da trắng cho rằng đất là thứ mua được, tước đoạt được.

Người da đỏ sinh ra và lớn lên ở đây, làm sao họ có thể đối xử tệ bạc với mảnh đất nghĩa tình?! Mảnh đất họ có được là do ông cha Đềlại và biết bao mồ hôi xương máu đổ ra mới tạo dựng nên. Đây là điểm khác hẳn với người da trắng. Người da trắng đối xử với đất tàn nhẫn và coi đất là thứ hàng hoá vô tri vô giác dùng Đềmua bán, trao đổi. Chính vì thế mà thủ lĩnh da đỏ ngạc nhiên trước cách đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn của người da trắng đối với đất. Khi đã chiếm đoạt được, lòng tham của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Vì cách đối xử của người da trắng đối với đất hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nên thủ lĩnh Xi-át-tơn ra điều kiện rằng nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất trân trọng như người da đỏ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự khác biệt trong thái độ đối xử với đất giữa người da đỏ và người da trắng xuất phát từ cách sống và môi trường sống không giống nhau. Người da trắng gắn với môi trường thành phố san sát những toà nhà bê tông lạnh lùng cao chọc trời, còn người da đỏ một đời gắn bó với thiên nhiên phong phú và sống động:

Ở thành phô' của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi Ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình, bay bổng, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của thủ lĩnh về mảnh đất của bộ tộc mình. Người da đỏ biết bảo vệ và quý mến thiên nhiên bởi đó là tất cả đời sống vật chất và tinh thần của họ:

Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng Đềý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Thủ lĩnh da đỏ đi từ ngạc nhiên đến căm giận khi phải chứng kiến thái độ đối xử tàn bạo đối với muông thú của người da trắng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết Đềduy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ổđoạn văn này, tác giả khẳng định: Tạo hoá luôn luôn điều hoà sự cân bằng sinh thái giữa con người với thiên nhiên.

Có thể xem đây là kết luận của bức thư:

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo

chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ Đềsống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

Đi xa hơn, lời kết luận còn cảnh báo: Nếu không đối xử tử tế với đất thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì Đất là Mẹ của cả loài người. Giá trị của bức thư mang tính chất vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này.

Tác giả lặp lại hình ảnh Đất là Mẹ với ý khẳng định đất sinh ra con người, nuôi con người lớn lên, ấp ủ, che chở con người. Cuối đời, con người lại trở về với Đất, mối quan hệ giữa đất và người thật khăng khít, không thể tách rời nhau.

Vì sao một bức thư nói về việc mua bán đất từ thế kỉ XIX ở nước Mĩ nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản nổi tiếng nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường?

Có lẽ bởi nội dung bức thư quá hay, quá tiến bộ, dù ở thời điểm đó, thủ lĩnh Xi-át-tơn chưa thể có được ý thức đầy đủ, khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là từ lòng yêu quê hương đất nước. Khi người da trắng từ châu Âu tràn sang châu Mĩ thì người Anh-điêng đang sống theo hình thức bộ lạc, nghĩa là đang sống một cách hoà đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên như một bà mẹ hiền cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống hằng ngày, về phía họ, họ cũng thấy được tác động trở lại của con người đối với thiên nhiên. Nền cơ khí máy móc của người da trắng xâm nhập đã làm đảo lộn tất cả, huỷ hoại gần như hoàn toàn môi trường sống quen thuộc của họ. Họ đã ngầm có ý thức phản kháng, chỉ chờ dịp bộc lộ. Bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ là một cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, trong thư, ta không thấy thủ lĩnh da đỏ trả lời là có bán đất hay không, lại càng không nói đến chuyện giá cả. vấn đề được đặt ra như một giả thiết (nếu... nếu... ), mà đặt giả thiết chủ yếu là Đềtạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất như đã nói trên, tức là những thứ làm cho đất trỏ nên có giá trị, có ý nghĩa, tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái tự nhiên.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. ở thời điểm này, tài nguyên của trái đất gần như đang bị khai thác cạn kiệt, mỏi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng. Bối cảnh đó khiến cho Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường sống - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu.

5 tháng 2 2018

Mở đầu bức thư, tác giả đề cập đến đất đai cùng mọi vật liên quan với nó như nước, động vật, thực vật, bầu trời, không khí... Tất thảy đều thiêng liêng đối với người da đỏ vì đó là kỉ niệm ghi sâu trong kí ức:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Không chỉ là kỉ niệm, mảnh đất này còn là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phân của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phép nhân hoá nhiều lần Đềthể hiện ý tưởng của mình. Đất là mẹ. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ ấm. Phải là người gắn bó suốt đời và hiểu đất đai sâu sắc đến độ nào tác giả mới viết nên những dòng chữ xúc động sâu xa như thế.

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Từ hình ảnh của nước, tác giả liên tưởng, so sánh với máu của tổ tiên, tiếng rì rào của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Quả là những so sánh độc đáo và chính xác, xuất phát từ tình yêu tha thiết, chân thành.

Tiếp theo, tác giả giải thích nguyên nhân sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng:

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em

của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử vói mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Điệp ngữ kết hợp với phép tương phản đã thể hiện rõ ý tưởng của người viết. Đất đối với người da đỏ là anh em, đối với người da trắng là kẻ thù bởi vì người da trắng cho rằng đất là thứ mua được, tước đoạt được.

Người da đỏ sinh ra và lớn lên ở đây, làm sao họ có thể đối xử tệ bạc với mảnh đất nghĩa tình?! Mảnh đất họ có được là do ông cha Đềlại và biết bao mồ hôi xương máu đổ ra mới tạo dựng nên. Đây là điểm khác hẳn với người da trắng. Người da trắng đối xử với đất tàn nhẫn và coi đất là thứ hàng hoá vô tri vô giác dùng Đềmua bán, trao đổi. Chính vì thế mà thủ lĩnh da đỏ ngạc nhiên trước cách đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn của người da trắng đối với đất. Khi đã chiếm đoạt được, lòng tham của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Vì cách đối xử của người da trắng đối với đất hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nên thủ lĩnh Xi-át-tơn ra điều kiện rằng nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất trân trọng như người da đỏ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự khác biệt trong thái độ đối xử với đất giữa người da đỏ và người da trắng xuất phát từ cách sống và môi trường sống không giống nhau. Người da trắng gắn với môi trường thành phố san sát những toà nhà bê tông lạnh lùng cao chọc trời, còn người da đỏ một đời gắn bó với thiên nhiên phong phú và sống động:

Ở thành phô' của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi Ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình, bay bổng, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của thủ lĩnh về mảnh đất của bộ tộc mình. Người da đỏ biết bảo vệ và quý mến thiên nhiên bởi đó là tất cả đời sống vật chất và tinh thần của họ:

Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng Đềý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Thủ lĩnh da đỏ đi từ ngạc nhiên đến căm giận khi phải chứng kiến thái độ đối xử tàn bạo đối với muông thú của người da trắng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết Đềduy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ổđoạn văn này, tác giả khẳng định: Tạo hoá luôn luôn điều hoà sự cân bằng sinh thái giữa con người với thiên nhiên.

Có thể xem đây là kết luận của bức thư:

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo

chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ Đềsống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

Đi xa hơn, lời kết luận còn cảnh báo: Nếu không đối xử tử tế với đất thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì Đất là Mẹ của cả loài người. Giá trị của bức thư mang tính chất vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này.

Tác giả lặp lại hình ảnh Đất là Mẹ với ý khẳng định đất sinh ra con người, nuôi con người lớn lên, ấp ủ, che chở con người. Cuối đời, con người lại trở về với Đất, mối quan hệ giữa đất và người thật khăng khít, không thể tách rời nhau.

Vì sao một bức thư nói về việc mua bán đất từ thế kỉ XIX ở nước Mĩ nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản nổi tiếng nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường?

Có lẽ bởi nội dung bức thư quá hay, quá tiến bộ, dù ở thời điểm đó, thủ lĩnh Xi-át-tơn chưa thể có được ý thức đầy đủ, khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là từ lòng yêu quê hương đất nước. Khi người da trắng từ châu Âu tràn sang châu Mĩ thì người Anh-điêng đang sống theo hình thức bộ lạc, nghĩa là đang sống một cách hoà đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên như một bà mẹ hiền cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống hằng ngày, về phía họ, họ cũng thấy được tác động trở lại của con người đối với thiên nhiên. Nền cơ khí máy móc của người da trắng xâm nhập đã làm đảo lộn tất cả, huỷ hoại gần như hoàn toàn môi trường sống quen thuộc của họ. Họ đã ngầm có ý thức phản kháng, chỉ chờ dịp bộc lộ. Bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ là một cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, trong thư, ta không thấy thủ lĩnh da đỏ trả lời là có bán đất hay không, lại càng không nói đến chuyện giá cả. vấn đề được đặt ra như một giả thiết (nếu... nếu... ), mà đặt giả thiết chủ yếu là Đều tạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất như đã nói trên, tức là những thứ làm cho đất trỏ nên có giá trị, có ý nghĩa, tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái tự nhiên.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. ở thời điểm này, tài nguyên của trái đất gần như đang bị khai thác cạn kiệt, mỏi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng. Bối cảnh đó khiến cho Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường sống - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu.

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông...
Đọc tiếp

I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:

(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)

a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?

b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.

c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông điệp nào?

e/em hãy tìm nghệ thuật liệt kê trong đoạn văn trên.Tác dụng của nghệ thuật đó.

g/qua đoạn văn trên em hãy viết 1 đoạn văn chỉ để lòng kính yêu thương bác hồ .Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động , 1 câu chủ động , 1 câu đặc biệt . Đoạn văn từ 8 đến 10 câu chỉ ra câu chủ động , bị động

Câu 2:Em hãy viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội (ngữ văn tập 2 ) nêu nội dung của ba câu tục ngữ đó.

1
9 tháng 4 2019

giúp mình với ngày mai mình kiểm tra rồi

31 tháng 7 2018

Năm 1854 tổng thống Mỹ là phreng-klin R-ơ-xơ tơ muốn mua đất của người da đỏ thủ lĩnh da đỏ là siesta đã gửi bức thư trả lời trong đó có câu Đất là mẹ suy nghĩ của em về câu nói trên

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Ngữ văn 7- tập 1, trang 10)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Xác định PTBĐ chính, thể loại của văn bản em vừa tìm được.

c. Tìm 3 từ láy, 5 từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích trên. Phân loại từ ghép, từ láy vừa tìm được.

d. Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn trích?

e. Trong văn bản có chứa đoạn trích trên, tại sao người cha không trực tiếp nói với con mà lại chọn hình thức viết thư?

0
30 tháng 11 2021

A

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :" Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ mà xem, En-ri-cô à ! Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

" Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ mà xem, En-ri-cô à ! Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! "

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này là gì ?

2. Nêu nội dung của đoạn văn.

3. Tìm các chi tiết thể hiện hình ảnh của người mẹ.

4. Từ đoạn văn trên, em có tình cảm gì đối với mẹ của mình ?

Ai trả lời được mk tặng 6 điểm nha nha m.n

4
7 tháng 10 2018

1. tự sự

2.kể về hình ảnh của người mẹ đã vất vả nuôi con.

3.cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở,...

4.Mẹ là người đã sinh ra mình, hi sinh để mình được khôn lớn,..

Không chắc đâu đừng có ném đá nha. 

7 tháng 10 2018

c1 : tự sự và biểu cảm

c2 : nói về sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với en - ri - cô 

c3 : - cách ... mất con

       - người mẹ sẵn sàng bỏ ... cuu song con

c4 : cảm thấy công lao to lớn của mẹ với con cái , sự hi sĩ sinh thầm lặng , ko đòi hỏi gì , sẵn sàng hi sinh tất cả vì con . qua do , chung ta phai yeu thouong cha me , hieu thao ,  dung xuc pham den cha me minh

(c4 ko chac dung )

k cho minh nhe

1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với...
Đọc tiếp

1. Cho đoạn văn sau: "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa co đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mỏ ra "

a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? của ai?

b, Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với con qua câu nói trên?

c, Theo em thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra

d, Tìm các từ ghép có trong đoạn văn và cho biết các từ đó thuộc loại từ ghép nào?

2. Sau khi nhận được bức thư của bố, E-ri-cô rất hối hận và viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vai vào nhân vậy để viết bức thư ấy. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và hai từ ghép đẳng lập

3. Sau khi nhận được thư của bố, E-ri-cô rất hối hận. Thay lời E-ri-cô, em hãy viết một bức thư ngắn (5 - 7 câu) trả lời bố. Gạch chân dưới 2 từ ghép chính phụ và 2 từ ghép đẳng lập

4. Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong văn bản Cổng trường mở ra không ngủ được là vì lo lắng cho con khi lần đầu tiên đến trường. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? vì sao?

0