K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

- Diễn biến chính:

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.

 

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.

+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.

- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.

- Ý nghĩa:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

22 tháng 8 2023

Tháng 10-1075, trước những hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, nhà Lý bất ngờ tấn công vào châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông). Sau khi rút quân về nước, nhà Lý khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến quy mô lớn ở bờ nam sông Cầu, phía bắc kinh thành Thăng Long.

Đầu năm 1076, quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt và bị chặn lại ở phòng tuyển bên bờ sông Như Nguyệt (Bắc Ninh ngày nay). Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt sông đánh sang phòng tuyến của quân nhà Lý nhưng đều thất bại. Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ cho quân vượt sông, tấn công vào doanh trại địch. Quân Tống thiệt hại nặng,  rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc. Lúc này, nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hoà. Quân Tống nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

- Năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy đạo quân bộ  thủy kéo vào nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở Bạch Đằng, Tây Kết,...

*Kết quả: Hầu Nhân Bảo tử trận, Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi.

*Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống giữ vưng nền độc lập dân tộc.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

*Nét chính về kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Kháng chiến chống quân Xiêm:

+ Hoàn cảnh: sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội đó, cuối tháng 7/1784, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ.

+ Diễn biến chính: Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang). Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công.


+ Kết quả: gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt, buộc phải rút về nước; quân Tây Sơn làm chủ vùng Gia Định.

- Kháng chiến chống quân Thanh:

+ Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.

+ Diễn biến chính: Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn. Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long. Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. Mùng 3 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Rạng sáng mùng 5 Tết Kỉ Dậu (1789), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội).


+ Kết quả: Quân Thanh đại bại, buộc phải rút chạy về nước.

♦ Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789)

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Xiêm và Mãn Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.

- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).

- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

- Hoàn cảnh:

+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán. 

+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta. 

+ Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Ông đã sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở vùng cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng

- Diễn biến chính:

+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền  cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm. 

+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn,  Lưu Hoằng Tháo tử trận.

- Ý nghĩa: 

+ Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

♦ Cải cách về kinh tế:

- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.

+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..

- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.

♦ Cải cách về văn hoá:

- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.

+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.

+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.

+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

22 tháng 8 2023

- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam:

+ Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

+ Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo nên Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc, là “cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.

=> Với vị trí chiến lược nổi bật, trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Minh Mạng từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương. Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.

- Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện có vai trò đặc biệt quan trọng:

+ Nội các: thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng, có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.

 

+ Đô sát viện: thành lập năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.

+ Cơ mật viện: thành lập năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.

- Quyền lực tập trung vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường.

+ Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan;

+ Ở kinh đô có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương).

- Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt.