K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nắng mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không.

 

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

 

Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra;

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.

(Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 1998, trang 288)

Lựa chọn  phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Nắng mới là ai?

A. Nắng mới

C. Người mẹ

B. Tôi

D. Con gà

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát

C. Bài luật

B. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn

Câu 3. Cho biết hoàn cảnh làm nảy sinh tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình.

A. Khi “nắng mới hắt bên song”.

B. Khi nghe tiếng “xao xác, gà trưa gáy não nùng”.

C. Mỗi khi nhìn thấy nắng đầu mùa báo hiệu kết thúc những ngày lạnh ẩm, nghe tiếng gà trưa xao xác gợi lại dĩ vãng khi xưa, mỗi lúc như thế mẹ thường mang áo ra phơi.

D. Mỗi khi nhớ lại dĩ vãng năm xưa có mẹ

Câu 4. Những từ ngữ nào biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

A. Xao xác, não nùng, rượi buồn, chập chờn, nhớ.

B. Xao xác, não nùng, buồn, sống lại, mường tượng.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười.

C. Xao xác, não nùng, rượi buồn, mường tượng, cười

Câu 5. Người mẹ hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật tôi với những hình ảnh nào?

A. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Hãy còn mường tượng lúc vào ra

B. Áo đỏ người đưa trước dậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo

C. Người phơi áo trước dậu, người mẹ thủa thiếu thời

D. Lúc người còn sống, lúc vào ra

Câu 6. Anh/chị hiểu nắng mới trong bài thơ là gì?

A. Ánh nắng tinh khôi, đầu tiên của một ngày mới.

B. Ánh nắng đầu mùa báo hiệu đã hết những ngày lạnh, ẩm.

C. Ánh nắng rực rỡ buổi trưa hè.

D. Ánh nắng hiu hắt, yếu ớt cuối mùa.

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.

B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.

C. Nỗi nhớ thương tha thiết với người mẹ thân yêu.

D. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Những từ láy được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì trong việc biểu hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo”?

Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật “tôi” bằng một đoạn văn 7-10 câu.

3
30 tháng 11 2022

  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  loading...    

30 tháng 11 2022

câu 1: C   câu 5: A

câu 2: B   câu 6: B

câu 3: C   câu 7: C

câu 4: A   câu 8: 

Các từ láy đó là: xao xác, não nùng, chập chờn, mường tượng

-  Tác dụng:

+ Biểu hiện trực tiếp, sinh động tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Gợi nỗi buồn trong hiện tại, nỗi nhớ về dĩ vãng với hình ảnh người mẹ thân yêu.

Câu 9:

Câu thơ gợi lên nét cười tươi tắn, rạng rỡ, ấm áp với hàm răng được nhuộm đen bóng (một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa) và rất duyên dáng (vì nụ cười được che phần nào sau tay áo) của mẹ.

Câu 10:Trong kí ức của nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên rất sắc nét, gần gũi, thân thương. Mẹ đi xa khi “tôi” còn nhỏ  tuổi. Những kí ức của “tôi” về mẹ vẫn như mới hôm qua. Có lẽ, hình ảnh “áo đỏ người đưa trước dậu phơi” cùng với “nét cười đen nhánh sau tay áo” đã là những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong tâm trí “tôi”. Mẹ là người phụ nữ tươi duyên, hiền hậu. Mẹ chịu thương chịu khó và lạc quan… Kí ức đẹp đẽ đó không bao giờ có thể phai nhạt.  Tình cảm của nhân vật tôi đối với mẹ vô cùng tha thiết, sâu nặng.

Mỗi lần mang một bật bên son Xin xăm, gà triệu giây nào mùng Lòng tuy buồn theo thời đi vùng, Chip chôn sống lại những ngày không Tôi nhớ mẹ tốt, thu thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười Mỗi lần nắng mới ngo ngoài nội, do đó người đưa trước giữu pho. Hình dáng mẹ tôi chim xoa một Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen thành sau tay ăn Trong ảnh trung he trước giận...
Đọc tiếp

Mỗi lần mang một bật bên son Xin xăm, gà triệu giây nào mùng Lòng tuy buồn theo thời đi vùng, Chip chôn sống lại những ngày không Tôi nhớ mẹ tốt, thu thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười Mỗi lần nắng mới ngo ngoài nội, do đó người đưa trước giữu pho. Hình dáng mẹ tôi chim xoa một Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen thành sau tay ăn Trong ảnh trung he trước giận th (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh . Hoại Chân, NXB Văn học, 2000, tri 288, Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Câu 2 (0,5 điểm). Chủ thể trữ tỉnh trong bài thơ xuất hiện ở dạng thức nào? Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ “Nh cưới đen nhánh sau tuy áo" gợi lên điều gì về người mẹ Câu 4 (1.0 điểm). Phân tích tác dụng nghệ thuật của hiện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, do đó người chịu trước giậu phải Câu 5 (1,0 điểm), Hai câu thơ "Hình dáng mẹ tôi chùn xoa mới Hãy còn mường tượng lúc vào ng mang đến cho anh/chị cảm xúc gì về những người thân yêu”? II. VIET (6.0 diem) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tính mẫu tử trong đời sống mỗi người Câu 2 (4,0 điểm). Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên.

0
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi, Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra; Nét cười đen nhánh sau tay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi,
Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra;
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học)
Câu 5: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
(0,5 điểm)
Câu 6: Theo tác giả, yếu tố nào của ngoại cảnh đã khơi gợi dòng hồi tưởng về
mẹ? (0,5 điểm)
Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (1 điểm)
Câu 8: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa nắng mới và mẹ tôi trong bài thơ?
(1 điểm)
Câu 2: Bàn về Tử Văn, có ý kiến cho rằng: Đó chỉ là một kẻ sĩ cố chấp, ngông
cuồng. Ý kiến của anh chị như thế nào?

0
Mỗi lần nắng mới hắt bên song. Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ, Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo, Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. Câu 1....
Đọc tiếp

Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ,
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo,
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

Câu 1. Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Hình ảnh “Me tôi” trong trí nhớ của tác giả hiện lên qua những chi tiết cụ thể nào?

Câu 3.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trọng văn bản và nêu tác dụng của chúng?

Câu 4. Trong những chi tiết gợi nhớ về người mẹ của tác giả, anh/ chị ấn tượng nhất với hình ảnh nào? Hãy bày tỏ những xúc cảm của mình về chi tiết đó?

1
13 tháng 4 2020

Câu 1: Phương thức biểu cảm.
Câu 2: Nỗi nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư.
Câu 3: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ:
Hoán dụ: “Nét cười đen nhánh” nhằm chỉ nụ cười của mẹ.
Tác dụng: Hình ảnh người mẹ hiện lên vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp kín đáo.
Câu 4: suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
-Hình thức: một đoạn
-Nội dung cần có những ý sau:
+Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn.
+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình.

13 tháng 4 2020

cảm ơn nha :3

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
 Dừng chân trong mưa bayLiếp nhà ai ánh lửaYên lặng đứng trước nhauEm em nhìn đi đâuEm sao em không nói Mưa rơi ướt mái đầuMỗi đứa một khăn góiNgày nào lần gặp nhauNgập ngừng không dám hỏiChuyến này chắc lại lâuChiều mờ gió hútNào đồng chí-bắt tayEmBóng nhỏĐường lầy( Nguyễn Đình Thi, Không nói, Tia nắng, (thơ), Nxb. Văn học 1983)1. nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?2. chỉ ra biểu...
Đọc tiếp

 

Dừng chân trong mưa bay

Liếp nhà ai ánh lửa

Yên lặng đứng trước nhau

Em em nhìn đi đâu

Em sao em không nói 

Mưa rơi ướt mái đầu

Mỗi đứa một khăn gói

Ngày nào lần gặp nhau

Ngập ngừng không dám hỏi

Chuyến này chắc lại lâu

Chiều mờ gió hút

Nào đồng chí-bắt tay

Em

Bóng nhỏ

Đường lầy

( Nguyễn Đình Thi, Không nói, Tia nắng, (thơ), Nxb. Văn học 1983)

1. nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?

2. chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên

3. từ bài thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về giá trị của những lần ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến

4. lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tâm đắc đó.

 

1
11 tháng 11 2022

GGGGGGGGGGGGGGGGGGFFFFgggggggggggggggggggggggggggggggggggg

 

 

 

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao