K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

+ Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

+ Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

7 tháng 12 2021

Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930.[1] Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20.[2] Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.[3]

22 tháng 12 2020

- Nguyên nhân:

Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống người lao động, nên bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.

- Biểu hiện:

Tháng 10/1929, bùng nổ cuộc khủng hoàng kinh tế thừa, bắt đầu từ Mĩ sau nhanh chóng lan toàn thế giới tư bản, trầm trọng 1932, kết thúc năm 1933:

+ Hàng hóa ế thừa nhưng nhân dân không có tiền mua.

+ 50 triệu công nhân thất nghiệp, hang ngàn nông dân mất ruộng đất.

+ Phong trào biểu tình, tuần hành, diễn ra khắp các nước.

Hậu quả:

+ Để lại hậu quả trầm trọng về: kinh tế, chính trị, xã hội ở ác nước tư bản và thuộc địa.

+ Đe dọa ngiêm trọng sự tốn tại của CNTB.

+ Chủ nghĩa phát xít ra đời ở: Đức, Italia, Nhật Bản đối lập với khối Mĩ, Anh, Pháp đã ráo riết chạy đua vũ trang. Nguy cơ bùng nổ Thế chiến mới.

21 tháng 1 2022

-Đứng trước khủng hoảng, các quốc gia giải quyết khủng hoảng theo những cách khác nhau.

-Một số nước tư bản như Mĩ, Anh, Pháp,… tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế – xã hội. Nguyên nhân là do có nhiều thuộc địa, thị trường và truyền thống dân chủ tư sản. Tiêu biểu nhất là “Chính sách mới” của Mĩ.

-Trong khi đó, các nước Đức, Italia và Nhật Bản tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Nguyên nhân là do các nước này không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, đây là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến. 

-Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng mạnh mẽ, giai cấp tư sản thống trị quyết định đưa Hít-le – Thủ lĩnh của Đảng Đức Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Đảng Công sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến Đức thành một lò lửa chiến tranh.

24 tháng 12 2021

+Về bản chất thì cuộc khủng khoảng này xảy ra bởi các nước tư bản quá chạy theo lợi thuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt mà không hề để tâm đến sức mua của thị trường, từ đó khiến đời sống của quần chúng nhân dân ngày càng trở nên nghèo đói.

+Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới.

+undefined

23 tháng 12 2022

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là một cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ rồi nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, gây ra một tác động vô cùng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ các nước tư bản với việc chạy đua sản xuất hàng loạt sản phẩm và hàng hoá số lượng lớn, mong đạt được lợi nhuận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế sản phẩm và hàng hoá tràn lan, tạo nên sự mất cân bằng giữa cung và cầu, tiền mất giá, tài chính đi xuống trầm trọng. Đồng thời, làm các quan hệ giữa các quốc gia xấu đi, nhiều xích mích và tranh chấp quyền lợi xảy ra.

Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản đuổi theo lợi nhuận, vì thế sản xuất sản phẩm và hàng hoá một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc rủi ro khủng hoảng thừa, trái ngược với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1919 - 1924, được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.