K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý A, B, C, D của câu hỏi thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây về dự thảo Luận cương Chính trị (tháng 10- 1930) do Trần Phú soạn thảo: "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản". Văn Kiện Đảng, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr104.                                                                                                A. Cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.                                                                                                            B. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của mọi giai cấp trong xã hội Đông Dương.                                                                                                      C. Đảng Cộng sản cần có đường lối đúng đắn và có quan hệ mật thiết với quần chúng.                                                                                             D. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của riêng giai cấp công nhân Việt Nam

1

Bằng việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở đất nước ta. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán, bắt nhân dân ta học chữ Hán,...Qua đó, ta thấy âm mưu của chúng vô cùng thâm hiểm, xóa bỏ nền văn hóa của tổ tiên người Việt, xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới. Nước ta trở thành một quận của Trung Quốc. Nguy cơ mất nước, mất dân tộc của người Việt => chúng đồng hóa dân tộc ta. Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ là chính sách thâm độc nhất. 

4 tháng 2 2023

b

10 tháng 2 2023

B

 

3 tháng 2 2023

B

4 tháng 2 2023

b

3 tháng 2 2023

Đâu là nội dung của Hội nghị thành lập Đảng?
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương

3 tháng 2 2023

B

 

22 tháng 11 2021

B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.

22 tháng 11 2021

B

21 tháng 12 2021

b Vua và quan lại.

21 tháng 12 2021

C

Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nayCâu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.C. Phát minh ra La bàn....
Đọc tiếp
Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nayCâu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.C. Phát minh ra La bàn. D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.Câu 14: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?A. Văn Lang.    B. Âu Lạc.     C. Chăm-pa.    D. Phù Nam.Câu 15: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ làA. Quan lang.       B. Lạc tướng, Lạc hầu.      C. Lạc hầu.        D. Bồ chính.Câu 16: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giớiA. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.Câu 17: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làmA. 15 bộ.      B. 15 tỉnh.      C. 15 đạo.        D. 15 chiềng, chạ.Câu 18: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.C. Chia thành cấm binh và hương binh.D. Chưa có quân đội.Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.C. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.D. Nhu cầu chống ngoại xâm,  Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.Câu 20: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?A. Gói bánh chưng.      B. Nhuộm răng đen.      C. Xăm mình.     D. Đi chân đất.Câu  21. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?A. La Mã.B. Hy Lạp.C. Ai Cập.D. Lưỡng Hà.Câu 22. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nềnD. cộng hòa quý tộc.A. chuyên chính của giai cấp chủ nô.B. quân chủ chuyên chế.C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.Câu 23. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?A. Ốc-ta-viu-xơ.B. Pê-ri-clét.C. Hê-rô-đốt.D. Pi-ta-go.Câu 24. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?A. Ta-lét.B. Pi-ta-go.C. Ác-si-mét.D. Ô-gu-xtu-xơ.Câu 25. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.B. Chính quyền, quân đội riêng.C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.Câu 26. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?A. Đại hội nhân dân.B. Viện Nguyên lão.C. Quốc hội.D. Nghị viện.Câu 27. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.C. Chỉ tồn tại về hình thức.D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.Câu  28. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ IIA. được mở rộng nhất.B. thu hẹp dần.C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.D. được mở rộng về phía Tây.Câu 29. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.C. Chỉ tồn tại về hình thức.D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.Câu 30. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì?A. Quyết định mọi công việc.B. Đại diện cho thần quyền.C. Chỉ tồn tại về hình thức.D. Thực hiện các quyền hành pháp.Câu 31. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.Câu 32. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.Câu 33. Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?A. Đoàn kết.B. Trọng nghĩa khí.C. Chống ngoại xâm.D. Trọng văn.Câu 34 Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào?A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...Câu 35. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán vớiA. Ấn Độ, Trung Quốc.B. Nhật Bản, Triều Tiên.C. Ai Cập, Lưỡng Hà.D. Hy Lạp, La Mã.Câu 36. Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?A. Hin-đu giáo và Phật giáo.B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.D. Hồi giáo và Phật giáo.
0
Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.Câu 3: Bằng những kiến...
Đọc tiếp

Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :

Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.

Câu 3: Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc? Mong giúp mình nhanh mình vội lắm mai lộp rồi giúp với đọc nhiều trên mạng rồi nhưng giống nhau quá ai giúp mình làm khác đc ko
4
5 tháng 10 2016
* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…Hà Nội - Thứ 6, ngày 09/09/2016 20:54:46Ra đời trong sự đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ của thành phố Hà Nội trong các thời kỳ năm 1945 đến nay của tỉnh Hà Đông, tỉnh sơn Tây thuộc chiến khu 11 (XI) về Mặt trận Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống pháp; tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999 - T7.2008 đã kế thừa phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống "nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội", truyền thống văn hóa "Xứ Đoài" cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng thời đại mới, làm rạng danh non song đất nước Việt Nam.

Trước và trong cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của lực lượng vũ trang thủ đô như "Đội Danh dự Việt Minh", "Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu", "Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu",... luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, khi thời cơ đến vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền Hà Nội, góp phần quyết định thắng lợi, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang của cách mạng Tháng tám năm 1945, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị mấy nghìn năm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam.

Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô kiên quyết đấu tranh đập tan các âm mưu, kế hoạch chống phá kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu 11 – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập. Bước vào cuộc khánh chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Khu ủy, Bộ chỉ huy Chiến khu 11, quân và dân Hà Nội đã vinh dự nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến, kiên cường chiến đấu giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn.

Xuất phát từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, nên lực lượng vũ trang Hà Tây luôn có quan hệ mật thiết với lực lượng vũ trang Hà Nội về tất cả tổ chức hoạt động trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành. Tỉnh Hà Tây được thành lập tháng 4 năm 1965 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây, với diện tích tự nhiên 2.147 km2 gồm cả núi, rừng, trung du và đồng bằng rộng lớn. Vị trí địa lý của Hà Tây có tầm quan trọng về chiến lược, là "áo giáp chở che", là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các vùng kinh tế quan trọng khác. Hà Tây có bề dày lịch sử văn hóa, nơi khởi phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến để giành và giữ chủ quyền quốc gia dân tộc. Hà Tây đã sinh ra, nuôi dưỡng những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, trong đó nhiều danh nhân có vai trò quyết định tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển lịch sử dân tộc như: Thánh Tản, Phạm Tu, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi….

Trước cách mạng Tháng Tám, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân Hà Đông tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội tiến hành tổng khởi nghĩa thành công. Sau đó một số lực lực vũ trang Hà Đông được điều động tăng cường cho Hà Nội, làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và chính phủ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng và chiến đấu giam chân địch trong thành phố.

Sau khi Hà Nội bị tạm chiếm, Chiến khu 11 được tách khỏi chiến khu 2 và mở rộng địa bàn bao gồm cả Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây, còn gọi là Sơn Lưỡng Hà. Ngày 25 tháng 01 năm 1948, chiến khu 11 được hợp nhất với chiến khu 2 và chiến 3 thành lập liên khu 3, theo sắc lệnh 120/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến, các địa phương thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông là địa bàn hoạt động của các đơn vị lực lượng vũ trang Mặt trận Hà Nội. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ kháng chiến và căn cứ của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, đơn vị hành chính ngoại thành Hà Nội.

Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 9 năm 1989, lực lượng vũ trang địa bàn huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây thuộc lực lượng vũ trang và địa giới hành chính quân sự Quân khu Thủ đô; sau đó từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1999 thuộc địa giới hành chính và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, Quân khu 3. Trong quá trình xây dựng chiến đấu, trưởng thành dù cơ cấu tổ chức thuộc chiến khu, mặt trận, liên khu hay quân khu nào, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Tây cũng luôn phát huy truyền thống  cách mạng, truyền thống văn hóa vùng quê "Xứ Đoài", sát cánh quân và dân Hà Nội kiên cường, dũng cảm chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm trang sử vàng chói lọi nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô, mà tiêu biểu là các đội "Cảm tử quân", đã trở thành nhiều biểu tượng của truyền thống "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang Thủ đô vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện đắc lực cho chiến trường, vừa dũng cảm, kiên cường phối hợp với các lực lượng chiến đấu đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là cuối tháng 12 năm 1972, trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đã làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực (máy bay B52) của lực lượng Hoa Kỳ, để Hà Nộ trở thành "thủ đô phẩm giá con người".

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nối tiếp truyền thống cha anh, cán bộ, chiến lược lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, dũng cảm kiên cường, mưu trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, vừa tăng cường chi viện lực lượng cho các trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lược lượng nòng cốt cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thủ, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần bảo vệ xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, phồn vinh.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội kế tục và phát huy truyền thống anh hùng, kiên cường chống ngoại xâm, sáng tạo trong lao động, đoàn kết, nhân ái, bao dung trong đối nhân xử thế của dân tộc, đồng thời kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc "1000 năm Thăng Long - Hà Nội"., giá trị truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", lập nên bao chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến, cùng những chiến công hiển hách của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lược lực lượng vũ trang Thủ đô đã hun đúc nên giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc đúng như lời khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" đoàn kết sáng tạo; Đề cao cảnh giác; tích cực rèn luyện; sẵn sàng chiến đấu; đã đánh là thắng !"
5 tháng 10 2016

CAU 2 NHA

20 tháng 3 2022

C

20 tháng 3 2022

A

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.Câu 7. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm...
Đọc tiếp

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.

B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.

C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.

Câu 7. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 8. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.

Câu 9. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thành Luy Lâu.                                   B. Thành Cổ Loa.

C. Thành Tống Bình.                                D. Thành Đại La.

Câu 10. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A. 15 bộ.        B. 16 bộ.        C. 17 bộ.           D. 18 bộ.

Câu 11. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước:

A. Văn Lang.         B. Âu Lạc.         C. Chăm-pa.       D. Phù Nam.

Câu 12Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc | Kết nối tri thức

 A. Nỏ Liên Châu.                                                   B. Mũi phóng lao.

 C. Rìu vạn năng.                                                     D. Súng thần công.

Câu 13. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc và Đông Bắc.              B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.     D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

 

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?

A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.

B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.

C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Chưa có quân đội, luật pháp.

Câu 15. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Đúc đồng.   B. Làm gốm.     C. Làm giấy.         D. Làm mộc.

Câu 16. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là

A. sản xuất muối.                             B. trồng lúa nước.

C. đúc đồng, rèn sắt.                       D. buôn bán qua đường biển.

Câu 17. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?

A. Địa chủ người Hán.               B. Hào trưởng người Việt.

C. Nông dân lệ thuộc.                D. Nông dân công xã.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

3
15 tháng 2 2022

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.

B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.

C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.

D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.

Câu 7. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?

A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.

B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.

D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 8. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.

B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.

C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.

Câu 9. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

A. Thành Luy Lâu.                                   B. Thành Cổ Loa.

C. Thành Tống Bình.                                D. Thành Đại La.

Câu 10. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

A. 15 bộ.        B. 16 bộ.        C. 17 bộ.           D. 18 bộ.

Câu 11. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước:

A. Văn Lang.         B. Âu Lạc.         C. Chăm-pa.       D. Phù Nam.

Câu 12Hình ảnh sau đây minh họa cho loại vũ khí nào của cư dân Âu Lạc?

 

 A. Nỏ Liên Châu.                                                   B. Mũi phóng lao.

 C. Rìu vạn năng.                                                     D. Súng thần công.

Câu 13. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc và Đông Bắc.              B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.     D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

 

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?

A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.

B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.

C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Chưa có quân đội, luật pháp.

Câu 15. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Đúc đồng.   B. Làm gốm.     C. Làm giấy.         D. Làm mộc.

Câu 16. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là

A. sản xuất muối.                             B. trồng lúa nước.

C. đúc đồng, rèn sắt.                       D. buôn bán qua đường biển.

Câu 17. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?

A. Địa chủ người Hán.               B. Hào trưởng người Việt.

C. Nông dân lệ thuộc.                D. Nông dân công xã.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.

C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.

15 tháng 2 2022

Câu 6.C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.

Câu 7.D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.

Câu 8A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.

Câu 9.B. Thành Cổ Loa.

Câu 10. A. 15 bộ. 

Câu 11. B. Âu Lạc.

Câu 12.  B. Mũi phóng lao.

Câu 13. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu 14.B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.

Câu 15. C. Làm giấy.       

Câu 16. B. trồng lúa nước.

Câu 17. B. Hào trưởng người Việt.

Câu 18.C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.

 

22 tháng 12 2021

Chọn B

22 tháng 12 2021

B