K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

Gần hết học kì II của năm lớp 4, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan ở hồ Núi Cốc.

Vì đây là lần đầu tiên được đi xa mà không có bố mẹ, chỉ có cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn nên tôi vừa hồi hộp vừa xen một chút lo lắng. Biết vậy, mẹ đã chuẩn bị cho tôi đủ thứ từ tối hôm trước và dặn dò tôi đủ điều. Sau đó mẹ bắt tôi đi ngủ thật sớm vì ngày mai 5 giờ sáng xe đã chạy.

Lên giường nằm rồi mà tôi vẫn chưa hết hồi hộp, cuối cùng tôi thiếp đi cho đến đúng lúc chuông báo thức đổ một hồi dài. Tôi vùng dậy, mẹ đã dậy và chuẩn bị ba lô cho tôi. Sau khi đã xong bố đèo tôi đến sân trường để cùng các bạn đi thăm quan.

Đúng 5 giờ sáng xe bắt đầu chạy, tất cả chúng tôi đều vui sướng khi đi ngang qua những con đường quen thuộc. Xe chạy bon bon, chỉ một lát sau đã rời xa nơi chúng tôi ở, những con đường xa lạ cứ mở dần ra trước mắt chúng tôi. Đi được một quãng, cô giáo bắt nhịp cho chúng tôi hát những bài hát quen thuộc, vậy là cả xe vang đầy tiếng hát cùng tiếng vỗ tay rào rào. Không khí thật vui vẻ, náo nhiệt.

Chỉ hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc, đến nơi cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi. Hồ Núi Cốc mở ra trước mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của hồ nước. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi chúng tôi sống.

Sau khi ăn sáng xong, cô giáo đưa chúng tôi đi vào thăm các hang núi, đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó được tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con người, đó quả là những công trình tinh vi đẹp mắt. Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Đứng trên đồi cao chúng tôi nghe thấy rất rõ tiếng thông vi vu như đang hát ru. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng toả trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nước nom như những vì sao đang tung tăng, chơi đùa.

Sau khi chơi chán trên bờ hồ, cô trò chúng tôi lại đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn chạy xô theo hướng gió thổi. Phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khung cảnh thật nên thơ.
Trên thuyền, cô giáo kể cho chúng tôi nghe sự tích núi Cốc, rồi cô còn hát cho chúng tôi nghe bài hát Huyền thoại hồ Núi Cốc, giọng cô mượt mà tha thiết, lúc trầm lúc bổng ngọt ngào, thiết tha.

Thế là sau một ngày tham quan khu du lịch núi Cốc, cô trò chúng tôi lại thu dọn đồ đạc trở về nhà. Dù đi cả một ngày nhưng không khí vui quá, tất cả chúng tôi chẳng còn thấy mệt nữa.

Lúc lên xe chúng tôi lại thi nhau hát và reo hò náo nhiệt cả một góc đường. Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lượm được bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến du lịch đầy bổ ích.

28 tháng 11 2017

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.

Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.

Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
 
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.

Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
 
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. 

Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa.
 
Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
 
Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
 
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
 
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
 
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách

1 tháng 11 2017

Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.

Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.

Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.

Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!

Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.

;)

1 tháng 11 2017

Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.

Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.

Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.

Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!

Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.

28 tháng 10 2018

Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.

Vì đã thông báo trước cho ông bà nên khi xe của gia đình em vừa đến con đê đầu làng thì ông của em đã đứng ở gốc cây đa chờ từ bao giờ. Khi xuống xe, hít thở những luồng không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh vật quê hương đẹp đẽ mà vô cùng quen thuộc thì em rất vui, muốn chạy thật nhanh về nhà của ông bà. Vì vậy mà khi em nhìn thấy ông nội của em đang đứng đợi gia đình em ở quán nước gần gốc đa thì em đã rất bất ngờ, hạnh phúc nữa. Em đã vẫy tay và gọi ông thật to, sau đó thì vội vàng chạy mà sà vào lòng ông. Cảm giác ấm áp khi nằm trong vòng tay ông thật quen thuộc, em đã luôn tưởng tượng ra cảnh này trong suốt quãng đường đi, để bây giờ trở thành hiện thực thì em rất xúc động, sống mũi đã bắt đầu cay cay.

Ông ôm em vào lòng mà vỗ về, cảm giác này thật thân thương quá. Sau khi đã bình tĩnh hơn được một chút thì gia đình em cùng ông đi bộ về nhà, trên đường đi lúc nào em cũng nắm chặt tay ông, bàn tay ông cũng vô cùng ấm áp, khi em nắm tay ông thì có cảm giác rất an toàn và an tâm. Đã lâu không về quê nhưng người dân quê em vẫn không có gì thay đổi, vẫn hồn hậu, chất phác, thân thiện và gắn bó như vậy, trên suốt quãng đường đi mọi người rất nhiệt tình chào hỏi và bắt chuyện hỏi han tình tình của bố mẹ em thời gian qua. Sự nhiệt tình, ấp áp của tình cảm hàng xóm, láng giềng này cũng vô cùng khác lạ so với không khí xã giao nơi thành phố.

29 tháng 10 2018

1,Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.

Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.

Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.

Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.

Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...

Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

16 tháng 11 2016

1. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn

Dàn bài:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.

2. Thân bài:

* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:

- Mục đích cuộc đi thăm.

- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).

- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối với những gia đình có công với cách mạng...
 

 

16 tháng 11 2016

2. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

Dàn bài:

1. Mở bài:
- Giới thiệu chung: Cuộc đi do ai tổ chức? Đi vào dịp nào? Thăm di tích nào?
2. Thân bài:
- Diễn biến cuộc đi thăm:
+ Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến thăm
+ Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3. Kết bài.
- Cảm nghĩ của em:
+ Gắn bó hơn với bạn bè thầy cô...
+ Hiểu và yêu thêm quê hương, đất nước.

 

 

 

1 tháng 11 2016
Đề 1 : Một chuyến về quê
I/ Mở bài:
Lý do về thăm quê, về quê với ai ?
II/ Thân bài:
+ Cảm xúc khi được về quê
+ Quang cảnh chung của quê hương
+ Gặp họ hàng ruột thịt
+ Thăm mộ tổ tiên
+ Gặp bạn bè cùng tuổi
+ Dưới mái nhà người thân
+ Phút chia tay
III/ Kết bài:
Cảm nghĩ về chuyến về quê
  Đề 4 : Một chuyến ra thành phố.
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi
  
6 tháng 11 2016

Dàn ý tham khảo:
Mở bài:
Lý do ra thành phố?, Đi với ai ? Ấn tượng chung ?
Thân bài:
+ Trước khi lên đường:
. Tâm trạng
. Việc chuẩn bị
+ Lên đường:
. Không khí trên xe
. Quang cảnh hai bên đường
+ Đến nơi:
. Quang cảnh chung
. Diễn biến cuộc tham quan ( nghe thuyết minh, quan sát thực tế, chụp hình lưu niệm, mua sắm, xem văn nghệ?)
. Tâm trạng
Kết bài:
Cảm nghĩ sau chuyến đi

25 tháng 4 2021

Không sợ đạn kẻ thù, Lượm đã dũng cảm băng qua mặt trận để làm tốt nhiệm vụ của mình. Hai chữ ''vụt qua'' thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ, coi cái chết tựa như lông hồng. Nhưng không may một viên đạn đã bắn trúng vào em và em đã hi sinh ngã xuống như bao chiến sĩ khác trong cuộc kháng chiến. Dòng máu tươi của Lượm đã đổ ra nhuộm thêm thẫm màu cờ tổ quốc. Các từ ''nằm, nắm chặt, bay'' vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp, vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. ''Lúa thơm mùi sữa'' của quê hương như đang ôm ấp, ru một giấc ngủ ngon cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ của người chiến sĩ nhỏ bé này đã hóa thân vào quê hương, đất nước.

Bài này bn có thể tham khảo nha!!

25 tháng 4 2021

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

25 tháng 2 2022

ttham khảo:

Gia đình em sống ở Hà Nội, nhưng mẹ em vốn là người miền Trung, gốc Huế. Mỗi năm gia đình em chỉ về thăm quê một đến hai lần, nhưng lần nào về quê cũng rất vui.

Em còn nhớ đó là năm lớp 4, nhân dịp Giỗ ông cố ngoại, mẹ và em sắp xếp vào thăm quê. Em và mẹ đi xe khách hơn 6 tiếng đồng hồ mới tới Huế, dù rất mệt nhưng sự chào đón của mọi người khiến cả em và mẹ đều quên đi sự mệt mỏi lúc ấy.

Mọi người cùng nhau dọn bữa cơm họp mặt, trò chuyện sau thời gian không gặp gỡ. Đó là những câu chuyện về người bà con xa, về bác hàng xóm gần và cả những câu chuyện về dự định tương lai của các cháu trong gia đình.

Sau bữa ăn, em cùng mẹ đi dạo phố. Huế cũng như mọi lần em về, trầm tư như mang một nỗi niềm gì đó. Những hàng cây bắt đầu rụng lá vàng, rải trên những con đường thứ màu sắc mê hoặc lòng người. Cầu Tràng Tiền tư lự bên dòng sông Hương chiều cuối thu êm đềm, thảnh thơi. Dòng sông lúc này đây như một cô gái Huế vậy, đầy dịu dàng, đằm thắm và e ấp, những gợn sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ càng khiến người ta mong chờ, khắc khoải một điều gì đó không rõ. Em và mẹ ghé vào nhà sách Phú Xuân, mọi người rất đông nhưng lạ thay không một tiếng ồn, thỉnh thoảng chỉ nghe vài âm thanh bé xíu từ tiếng trang sách được lật  mà thôi. Điều ấn tượng lúc này có lẽ là sự tế nhị và văn minh  con người quê hương mình.

Em và mẹ trở về nhà ngoại lúc trời cũng bắt đầu tối. Bữa cơm tối đã dọn sẵn, những món ngon ưa thích của em và mẹ đều được bà và dì Năm làm  như một món quà cho mẹ con em. Sau đó mọi người cùng nhau xem ti vi đầy ấm áp, em sà vào lòng bà nắm lấy đôi tay gầy guộc của bà và thấy thương bà nhiều lắm. Em bảo với bà: "Bà ơi, ít bữa bà ra Hà Nội chơi với cháu nghe bà". Bà cười hiền hậu rồi nhìn tôi âu yếm, bảo:

"Bà già rồi, có đi được đâu xa. Mẹ con cháu phải tranh thủ mà vô thường xuyên với bà nghe". Tôi dang cánh tay bé nhỏ của mình ôm lấy bà, dù không nói gì nhưng có lẽ cả bà và tôi đều hiểu được sự thương yêu và quý trọng của tôi với bà.

Hôm sau cùng ngày giỗ của ông, mọi người đến từ sớm để chuẩn bị. Sau khi  hoàn thành công việc là tôi và mẹ chia tay mọi người để ra Hà Nội cho kịp chuyến xe. Mọi người biếu gia đình rất nhiều quà, tuy bé nhỏ nhưng đong đầy tình cảm từ con người quê hương.

Tạm biệt xứ Huế thương yêu mà lòng tôi không nỡ, đành chấp nhận chia xa hẹn ngày gặp gỡ, ngày được gặp lại ngoại và những người thân yêu.

14 tháng 11 2018

                                                                                                Bài làm

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A9 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ, em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa với vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà em không hiểu lắm, chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy, thông qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang sự hiểu biết.

Chúc bạn học tốt!!!

5 tháng 11 2023

 

                                     Dàn ý

1. Mở bài

Nêu nhận xét khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.

2. Thân bài

  • Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ.
  • Kể lại hành trình chuyến đi: bắt đầu, trên đường đi, điểm đến.
  • Kể lại sự việc đáng nhớ hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… ở những nơi em đã đi qua.

3. Kết bài

  • Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi?
  • Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo.
30 tháng 10 2016

Dàn ý đề 1:

MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?

TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?

+ Phong cảnh

+ Con người

+ Cảnh vật

- Bạn đã làm những gì ở quê:

+ Thả diều cùng anh Hoàng.

+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.

+....

(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)

- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.

- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?

- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?

KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.

- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.

31 tháng 10 2018

Đề 1:

Mở bài: Bạn về quê vào dịp nào: tết, nghỉ hè,....

Thân bài:

- Phong cảnh đẹp biết bao:

+ Có đồng lúa chín vàng.......

+ Có dòng sông uốn khúc.............

+ Có mái đình cổ kính từ bao đời.........

+ Có cây đa gắn liền với người dân suốt mấy trăm năm qua......

-Tính tình của con người:

+ Thân thiện, niệm nở, thật thà và rất giản dị,...........

- Những việc bạn đã làm khi bạn về quê:

+ Đi thả diều trên đê cùng với đám trẻ cùng xóm

+ Được đi trăn trâu với ông................

+ Được trải nghiệm việc gặt lúa

+ Sau những việc đó hãy nêu cảm nghĩ

- Nêu cảm xúc khi chuẩn bị rời xa quê hương

Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về quê hương

- Hứa hẹn rằng năm sau về tiếp......