K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

refer

Kí ức của con người luôn ghi dấu những điều đẹp nhất về quê hương, gia đình, xứ sở của họ, nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Lớn lên, đi xa vào đời, đi đến đâu cũng đều mang trong mình màu sắc của nơi ta đã lớn lên, chả phong cảnh nơi đó. Như những người con quê tôi, phóng khoáng và dịu dàng như nước, như trời nơi Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Đông Bắc Bộ, thuộc bờ biển Đông Bắc Việt Nam. Phải mất hàng triệu năm, đá xô sóng, sóng xô gió, vận động không ngừng nghỉ mới tạo nên một tác phẩm địa lí hoàn mỹ như thế, rộng lớn như thế, xanh rờn như thế. Toàn bộ vịnh có diện tích khoảng 1553 km vuông, có tới 1960 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, phần lớn trong đó là các đảo đá vôi.

 

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...

.âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

20 tháng 3 2022

tham khảo 

Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,… Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành. Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

 

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.



 

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

9 tháng 11 2019

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

10 tháng 1 2021

cậu tham khảo bài văn này nha

Trong nền văn học dân tộc, làm lên sự phong phú, đồ sộ của kho tàng văn học ấy không chỉ bởi các sáng tác hay của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, không chỉ bởi các tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật cũng như giá trị thẩm mĩ. Cái làm lên giá trị của một tác phẩm văn chương cũng như góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm phong phú, đồ sộ không thể không kể đến vấn đề về thể loại. Xét riêng trong thơ ca, thể thơ là một nhân tố làm nên nhịp điệu, tạo ra sự hấp dẫn cho một bài thơ, và một trong những thể thơ mà các tác giả thường dùng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật là một thể thơ xuất hiện và ra đời ở thời Đường Trung Quốc, trước đây, thể thơ này thường dùng trong thi cử cũng như để tuyển chọn nhân tài cho triều đình. Ngoài ra, các thi vĩ, văn nhân Trung Quốc cũng sử dụng thể thơ này trong nhiều sáng tác thơ văn của mình, thể thơ này đã phát triển và kéo dài trong suốt thời kỳ phong kiến của Trung Quốc. Ở Việt Nam, thể thơ song thất lục bát được du nhập vào nước ta trong quá trình Trung Quốc thực hiện đồng hóa dân tộc ta, đó là khoảng thời gian Bắc thuộc. Tuy luôn chống lại những chính sách đồng hóa, thậm chí đồng hóa ngược trở lại đối với những người thực hiện đồng hóa.

Tuy nhiên, với những yếu tố tốt đẹp được đưa vào nước ta thì cha ông ta vẫn có ý thức tiếp nhận, đặc biệt là tiếp nhận không rập khuôn, hình thức mà là tiếp nhận có sáng tạo. Trong sự tiếp nhận sáng tạo đó có thể thơ song thất lục bát, các tác giả trung đại đã sử dụng thể thơ song thất lục bát vào các sáng tác thơ văn của mình, sáng tạo ra rất nhiều các tác phẩm văn chương có giá trị, không chỉ ở thời điểm bấy giờ mà đến tận ngày nay ta vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được những giá trị to lớn, những đóng góp quan trọng đó cho nền văn học dân tộc.

Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ mà mỗi bài có tám câu và mỗi câu có bảy chữ. Cấu trúc về mặt hình thức này được khái quát ngay trong tên gọi của thể thơ: “Thất ngôn bát cú” trong đó ngôn là chữ, thất ngôn là bảy chữ, “cú” là câu, bát cú có nghĩa là một bài thơ bao gồm tám câu. Thể thơ thất ngôn bát cú gồm hai thể, đó là thể bằng và thể trắc. Cụ thể như sau, nếu tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Chẳng hạn, bài thơ qua đèo ngang thuộc thể trắc bởi có tiếng thứ hai của câu thứ nhất mang vần trắc:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa”

Qua câu thơ trên, ta có thể thấy tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng “tới” cũng tức là vần trắc. Vì vậy mà ta có thể khẳng định đây là bài thơ thuộc thể trắc. Chính cấu tạo bằng trắc của thể thơ song thất lục bát đã tạo ưu thế cho thể thơ này, có chính là nhạc điệu, có khi tinh tế, có khi uyển chuyển cân đối, sự linh hoạt trong nhịp điệu này làm cho lời thơ, bài thơ có sự du dương, như một bản tình ca. Nói về vấn đề quy định của các tiếng bằng trắc trong câu bằng một sự khái quát sau: nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh. Có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ rất chặt chẽ về các vần bằng chắc, nếu không tuân thủ theo những quy định của thể thơ thì có thể coi là phá luật.

Xét về bố cục của thể thơ song thất lục bát ta có thể thấy thể thơ này gồm có bốn phần. Trong đó, câu thơ đầu là câu phá đề, đây là hai câu mở đầu của bài, giới thiệu về nội dung mà các tác giả muốn đề cập đến. Câu thơ sau nữa gọi là câu thừa đề, câu này có tác dụng chuyển tiếp vào bài, tức là kế thừa và phát triển những nội dung của hai câu phá đề. Hai câu này được gọi là hai câu đề. Hai câu thực là câu ba và câu bốn, đây là các câu dùng để giải thích, nói rõ hơn về vấn đề cần trình bày. Sau hai câu thực là hai câu luận, đó chính là câu thơ thứ năm và câu thơ thứ sáu có vai trò mở rộng và tiếp tục bàn luận về nội dung của bài thơ. Phần cuối cùng của một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật đó là câu kết, chính là câu thơ thứ bảy và thứ tám của bài thơ, dùng để kết luận, chốt lại vấn đề cần trình bày của bài thơ.Về nhịp điệu của thể thơ song thất lục bát cũng vô cùng uyển chuyển, linh hoạt, có thể là nhịp 4/4; nhịp 2/2/2/2 . Chẳng hạn như:

“Bước tới/đèo ngang/ bóng xế tàCỏ cây chen đá/ lá chen hoa”

Như vậy, thể thơ song thất lục bát là thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học Trung Quốc, sau đó thông qua quá trình đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt của vần, của nhịp thơ.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))))))

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.3

   

 

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

t T b B t T B

Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

t B b T t B B

   Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

   

 

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

   Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

   Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

   Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

   Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

2 tháng 1 2020

mk có học lớp 4 

2 tháng 1 2020

@Ash Creninja: Ko s đâu ak

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng -Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........-Kết bài...
Đọc tiếp

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:

-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng 

-Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.

-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........

-Kết bài khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành, liên hệ thực tế bản thân......

Thứ 3 tuần này mình kt rồi nên mong các bạn giúp mình làm thật nhiều bài tham khảo có giá trị, phong phú, không copy quá nhiều trên mạng chỉ dựa vào, mình không phải quá đáng đâu, nhưng những bài mình từng đọc qua thì không có những yếu tố trên nên mình muốn tham khảo thật nhiều những ý kiến để làm bài kiểm tra đạt kết quả ! Rất mong các bạn giúp đỡ mình!!!!!!!!! Thật nhiều bài nha, nhưng đừng có trùng nhau, mình ko đọc ha lần đâu, mình cũng đã đọc nhiều bài rồi mong các bạn đừng copy ý quá nhiều trên mạng, mình cần thêm ý kiến cho bài tập làm văn này!!!!!!!!

1
10 tháng 3 2019

Nhưng mà mình chỉ tham khảo chứ không copy y chang đâu, mong các bạn giúp mình!!!!!!!!

mấy bài văn nghị luận đó bạn

 

16 tháng 1

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.