K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Phần trung bình: Phân tích sâu về nội dung và ý nghĩa của truyện "Túi gạo của mẹ"

Truyện "Túi gạo của mẹ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện ngắn nhưng đầy ẩn ý, nó nêu bật các giá trị gia đình, tình thân, và lòng hiếu thảo một cách rất đặc biệt. Phần trung bình sẽ đi sâu vào phân tích các khía cạnh của câu chuyện này.

1. Đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại:

Truyện phản ánh sự đấu tranh trong tâm trí của nhân vật chính - cô gái trẻ, giữa những giá trị truyền thống mà mẹ đã dạy dỗ và thế giới hiện đại mà cô đang sống. Sự hiểu biết và đồng cảm của cô đối với cuộc sống bận rộn của mình và lòng hiếu thảo với mẹ là điểm nhấn của câu chuyện.

2. Ý nghĩa của "Túi gạo":

Túi gạo trở thành biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ đối với con cái. Nó cũng thể hiện sự hy sinh và nỗ lực của mẹ để bảo vệ và chăm sóc gia đình dưới mọi hoàn cảnh.

3. Tình thân trong tình cảm gia đình:

Câu chuyện tập trung vào mối quan hệ giữa mẹ và con gái. Nó thể hiện sự hiểu biết, tôn trọng và lòng biết ơn của con gái đối với mẹ, cũng như tình cảm sâu sắc giữa hai người trong cuộc sống hàng ngày.

4. Sự đổi mới và thách thức:

Tác giả giải thích sự đối mặt của con gái với sự thay đổi và thách thức từ cuộc sống hiện đại. Cô phải làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và trách nhiệm gia đình, giữa hiện tại và quá khứ.

5. Tôn trọng và hiếu thảo:

Một trong những thông điệp chính của câu chuyện là tôn trọng và lòng hiếu thảo đối với người mẹ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và truyền thống trong việc hình thành con người.

Truyện "Túi gạo của mẹ" không chỉ là một câu chuyện đơn giản về tình thân gia đình mà còn là một cái nhìn sâu sắc và đầy ý nghĩa về cuộc sống, lòng hiếu thảo, và giá trị gia đình. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở về sự quan trọng của việc trân trọng và tôn trọng những người thân yêu trong cuộc sống hàng ngày.

8 tháng 10 2016

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

8 tháng 10 2016

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

 

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                   Bài làm

 Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông. 

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. 

Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:

1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.

 

2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 

3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.

5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Đề xuất hướng giải quyết: 

1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.

2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;

3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.

4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;

 

5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                           Bài làm

 Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.

Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…

Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

6 tháng 11 2021

image

THAM KHẢO

6 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý. 

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em có thể dựa vào bài này để làm thành một bài mới!

 Truyện ngắn " Lão Hạc " của Nhà văn nam cao cho em thấy Lão Hạc là 1 người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng để chúng ta ca ngợi và noi theo.