K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2021

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữa trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

 

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

6 tháng 9 2016

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!



 

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Các ý cần trình bày là:

- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:

+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.

+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.

+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...

- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.



 

28 tháng 10 2021

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

+ Hoàn cảnh:

Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.

Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.

+ Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

 

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.

+ Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

+ “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.

+ Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.

+ Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữa vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

12 tháng 9 2021

Dzịt, minh nguyet CTV, ✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿

27 tháng 9 2016

MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm

TB : 1. Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của HXH ( bạn tham khảo trong sách )                      2. Thân phận của người phụ nữ trong xh xưa                                                              - Thường có cuộc đời bất hạnh, trớ trêu bi kịch khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng k đc quyền quyết định hôn nhân , hạnh phúc của mk thành ra tình duyên dở lỡ phải qua nhiều lần đò, sống kiếp lấy chồng chung mà tình duyên vẫn chưa chọn.                                                                                                                               -  Đáng thương hơn cả là khi lâm vào bi kịch người phụ nữ k biết chia sẻ với ai mà phải ôm nỗi buồn sâu thẳm , mối sầu hận , đau thương xót xa , tội nghiệp.

3. Thân phận người phụ nữ trong xh ngày nay 

- Trong xh ngày nay thân phận người phụ nữ đã thay đổi nhiều , k còn tục lệ bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy , có quyền lựa chọn hôn nhân của mk                                        - trong xã hội bây giờ đã có quyền bình đẳng nam giới và nữ giới . Và người phụ nữ có quyền đứng lên tự do , lẽ phải cho mk, phần nào đó k phải chịu uất ức .

KB : Khẳng định lại vấn đề vuihahayeu 

( mk viết nếu có gì k phải thì cho xin ý kiến nhá ..!!!!haha)

3 tháng 10 2016

bn ơi viết giùm mk cái mở bài với kết bài đi bạn . thanks

 

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm sáng tác, những sáng tác chủ yếu,...)
- Giới thiệu về bài thơ Tự tình (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,....)
- Nêu vấn đề nghị luận: tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình.

2. Thân bài

a. Hai câu đề: Nỗi cô đơn, trống vắng
- "Đêm khuya": Thời gian thực nhưng đồng thời cũng là thời gian nghệ thuật, nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình.
- "Văng vẳng": m thanh của tiếng trống canh dồn từ xa vọng lại như làm cho thời gian, tuổi xuân của người phụ nữ trôi đi nhanh hơn.
- Đảo ngữ "trơ cái hồng nhan" càng tô đậm nỗi bẽ bàng, tủi hổ của người phụ nữ.

b. Hai câu thực: Nỗi buồn tủi, bẽ bàng, xót xa trước hoàn cảnh của bản thân
- Sử dụng rất tài tình cụm từ "say lại tỉnh", "khuyết chưa tròn" đã tô đậm bi kịch về thân phận của người phụ nữ với tình duyên lỡ dở.
- Cách nói ẩn dụ "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" đã thể hiện một cách sâu sắc rằng tuổi xuân, thời son trẻ của người phụ nữ đã qua đi nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa vẹn tròn, viên mãn

c. Hai câu luận: Thái độ phẫn uất, phản kháng trước "bi kịch duyên phận" và số phận hẩm hiu
- Nghệ thuật đảo ngữ cùng việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh "xiên ngang", "đâm toạc" đã làm nổi bật cái dữ dội, quyết liệt của sự phản kháng.
- Hai câu thơ như vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tiềm tàng sức sống dù bị nén xuống nhưng vẫn đang cố gắng vùng vẫy, cựa quậy vươn lên thật mạnh mẽ chứ nhất quyết không chịu đầu hàng số phận.
- Sự phản kháng, phẫn uất ấy của thiên nhiên hay phải chăng đó chính là sự phẫn uất, phản kháng của người phụ nữ trước số phận của mình.
- Hai câu thơ ấy đã thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương

d. Hai câu kết: Sự ngán ngẩm, buông xuôi và bất lực
- Xuân đi xuân lại lại" chính là bước chuyển của thời gian, mùa xuân này đi mùa xuân khác sẽ lại tới song " là lúc tuổi xuân của người phụ nữ đã mãi mãi mất đi.
- Một chữ "ngán" thôi đã diễn tả nỗi đau, sự ngán ngẩm, chán chường của người phụ nữ chán thì quá lứa, lỡ dở tình yêu và hạnh phúc.
- Tình yêu đã bị vỡ tan thành nhiều "mảnh" thế mà còn chua chát hơn khi lại "san sẻ tí con con" nên người phụ nữ đành nín lặng và chấp nhận.

3. Kết bài

Khái quát về cái tôi trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và nêu cảm nghĩ của bản thân.