K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2019

Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này?

“Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người. Con người không ai tự nhiên đạt được thành công mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng thành công, mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng rất nhiều và người có công to lớn trong việc giúp ta có thêm kiến thức chính là những người thầy luôn âm thầm dõi theo từng bước đi của ta.

Vì thế, khi ta đến được con đường vinh quang thì hãy luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô và đền đáp lại thật xứng đáng. Không chỉ dừng ở việc ta lễ phép, kính trọng thầy cô mà ta cần thực hiện tốt những lời thầy cô dạy, chăm chỉ rèn luyện để trở thành công dân tốt. Khi đó, không chỉ riêng ta cảm thấy vui mà những người dạy dỗ ta còn vui hơn gấp trăm lần vì họ đã đào tạo được thế hệ tương lai có ích cho xã hội. Dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, những người thầy, người cô vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất, vậy thì họ rất xứng đáng được mọi người kính trọng và ghi nhớ công ơn.

Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, nó còn thể hiện ở việc những người được thế hệ trước truyền nghề dù có đi đến bất kì nơi đâu thì trong sâu thẳm tâm thức của họ đề có sự biết ơn, ghi lòng tạc dạ công lao của các bậc tiền bối – những người sáng lập ra nghề và truyền lại cho họ.

Chúc bạn học tốt#

28 tháng 10 2018

trong sách Giáo Dục Công Dân có đấy, mở ra mà xem.

28 tháng 10 2018

Vì tôn trọng đạo là tôn trọng phật giáo

=> phật giáo là nơi tu thiền rất linh thiêng

tôn trọng sự linh thiêng là tốt

=>(ĐPCMMMM)

31 tháng 10 2018

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.

Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều... Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các em vào đại học, thầy vui - Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi - ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy,cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội hiện đại ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới. Về phía nhà nước và xã hội. Tôi nghĩ cần có sự quan tâm hơn nữa để nâng cao mức sống cho giáo viên, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Cần phải có những chính sách ưu tiên - không chỉ khi học mà cả sau khi ra trường : thu hút nhân tài cho các trường sư phạm. Phải có các thế hệ thầy giỏi thì mới có trò giòi; mới tạo đà cho "sự học" ở Việt Nam hội nhập cùng thế giới, về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giáo dục con em mình thái độ thực sự tôn trọng đối với các thầy giáo, cô giáo. Mỗi học sinh cũng cần biết thế hiện tình cảm với thầy, cô một cách chân thành, đúng đắn.Theo tôi, tình cảm đó không thể "gói ghém" trong một bó hoa, một chiếc phong bì hay túi quà nhân ngày lễ, tết. Trái lại, nó phải được thể hiện trước hết là sự nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người trò; ở thái độ

tôn trọng tình nghĩa thầy trò. Bởi vì, đối với người thầy, niềm vui lớn nhât vẫn là được truyền thụ tri thức; được nhìn thấy các lứa học trò trường thành như người làm vườn được thấy cây cối xanh tươi, đơm hoa kết trái. Yêu kính thầy, cô cũng không chỉ là biết vâng lời mà còn phải là say mê với môn học, khao thát hiểu biết và noi theo chí hướng, nhân cách của thầy...

Những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu, ngành Giáo dục của đất nước chúng ta cũng không ít hiện tượng tiêu cực. Có những thầy, cô đứng trên bục giảng mà không dành cho sự nghiệp trồng người tình yêu và trách nhiệm. Có nhiểu học trò đã không tìm thây ở thầy giáo, cô giáo của mình chồ dựa tinh thần. Bản thân tôi cũng có lúc buổn khổ, thất vọng vì sự thiếu công bằng, thiếu nhiệt tình cùa một vài thầy, cô nhưng tôi hiếểu rằng đó chi là thiểu số. Nhìn lại con đường học tập của mình, tôi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết công ơn dạy dỗ của thấy, cô. Các thầy giáo, cô giáo đã lặng lẽ vượt lên bao khó khăn về vật chất, thiệt thòi về tinh thần để miệt mài bên trang giáo án, say sưa bên tấm  bảng đen, tìm nguồn hạnh phúc từ những đôi mắt và gương mặt học trò. Trong lớp học nào tôi cũng thấy những thầy, cô được học trò yêu quý, kính trọng. Các thầy, cô đã cho chúng tôi không chỉ tri thức mà cả niềm tin vào những điều tốt đẹp, cao quý, bền vững của cuộc đời Trong lớp 12 của tôi, có đến 6 bạn đăng kí thi vào các truòng sư phạm. Mỗi người xuất phát từ những lí do riêng, nhưng tất cả giống nhau ở một điếm: đều mang trong trái tim mình hình ảnh của những thầy, cô mà họ yêu quý, ngưỡng mộ. Các bạn ấy muốn được trờ thành người như thế muốn tiếp nóì con đường của thầy, cô...

Như vậy, dù ở thời đại nào, tôn sư trọng đạo vẫn là một truyền thống quý giá cần được giữ gìn, tiếp nối. Đạo thầy trò có thể tồn tại ở những trạng thái khác nhau nhưng mãi mãi vẫn là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, không thể thiếu trong hành trang tinh thần của mỗi con người.

31 tháng 10 2018

Dàn ý nghị luận vè tôn sư trọng đạo

I. Mở bài.

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

  • Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
  • Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

"Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:

  • "Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
  • "Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.

Vì thế dân gian lại có câu:

  • "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.

Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:

  • "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".

Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.

Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.

b. Chứng minh.

  • Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
  • Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
  • Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
    • Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...
    • Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

c. Bình luận.

  • Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...
  • Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

  • Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".
  • Bài học bản thân.
Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?Câu III  a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.0,25b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.0,25c. Trình bày nội dung theo...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?

Câu III

 

 

a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.

0,25

c. Trình bày nội dung theo nhiều cách, theo các gợi ý sau:

 

* Mở đoạn: Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.

* Thân đoạn:

- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc  qua các chặng đường lịch sử.

- Những điều học tập được từ thế hệ đi trước.

* Kết đoạn: Bản thân sẽ phát huy truyền thống yêu nước.

0,5

 

 

0,5

 

0.5

 

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ trong cách diễn đạt.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảo bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

 

0
17 tháng 2 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

Chuc bạn học tốt~~~

Nhìn nhận những hạn chế

Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.

Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.

Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.

Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.

6 tháng 3 2019

inh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.”

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III tr. CN., dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 tr. CN. đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh... Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Có những bà mẹ có tới chín người con trai, một người con rể và cả chồng là liệt sĩ! Đây là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý đế án đàm, nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.



Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.

Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu, khách quan , cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Toàn cầu hoá chứa đựng nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít những thách thức. Để nắm vững và dân dụng có hiệu quả những cơ hội, đồng thời vượt qua những thách thức, mỗi quốc gia cần phải phát huy được tối đa sức mạnh vốn có của mình và lấy đó làm nền tảng đưa đất nước tiến lên.

Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn giải phóng, nhân dân được sống trong hoà bình. Nỗi nhục mất nước đã được rửa, nhưng nỗi nhục nghèo đói thì vẫn còn đó. Nước ta vẫn còn là một nước trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học và công nghệ còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang từng ngày, từng giờ âm mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đặc biệt là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Có thể nói, đây là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức đối với cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt của nó cũng không thua kém gì so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải phát huy tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc, tinh thần dám xả thân nước mà ông cha ta để lại để đưa đất nước vượt qua những thử thách khắc nghiệt này.

Mặt khác. xu thế toàn cầu hoá lai đang có những tác đông không nhỏ đến tinh thần yêu nước hiện nay của nhân dân ta theo những chiều hướng khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của cả thể giới bởi vì, dưới những hình thức đa dạng của toàn cầu hoá, ranh giới giữa các nước dường như mờ đi, khoảng cách dường như ngắn lại, mức độ cập nhật thông tin gần như là tức thời, sự xâm nhập lẫn nhau về tư tưởng, lối sống giữa các quốc gia là rất lớn. Trước tình hình đó đã có nhiều người tự thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc được đánh thức bởi “trông mình lại nghĩ đến ta" và mong muốn làm được một cái gì đó có ích cho dân tộc mình, đất nước mình.

Trong khi đó, cũng đã xuất hiện không ít tư tưởng so sánh rồi bi quan về tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nước ta so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Có người sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí cả Tổ quốc để có được một cuộc sống vật chất vương giả. Không ít người được cử ra nước ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìm mọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giầu sang, sung sướng cho riêng mình. Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấu hiệu giảm sút. Có nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốn cống hiến, chỉ muốn hưởng thụ. Cũng có không ít người còn lợi dụng chính sách mở cửa để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đã xuất hiện tư tưởng sùng bái một cách tuyệt đối các giá trị vật chất cũng như tinh thần của các nước tư bản phát triển dẫn tới đánh mất lòng tự hào dân tộc, làm tăng mức độ đòi hỏi về quyền lơi mà không chú trọng tới nghĩa vụ của bản thân mình đối với Tổ quốc.

Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho nhiều người dân chỉ mải mê kiếm tiền bằng mọi cách mà ít khi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Đau lòng hơn, tâm lý này không chỉ có ở những người dân bình thường, mà còn có ở không ít cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng trở nên phổ biến như một quốc nạn, số đảng viên tha hoá về mặt nhân cách ngày càng tăng. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của quần chúng nhân dân, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và làm giảm sức chiến đấu của Đảng ta. Đây là một mảnh đất thuận lợi cho việc tiến hành những âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Rõ ràng, trong bối cảnh toàn cấu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ sung nhưng nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" , thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” .

Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu không có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phương hướng cơ bản để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.

Để vững vàng bước vào hội nhập, chúng ta không những phải bảo vê được nền độc lập tự chú của quốc gia, mà còn phải có được một tiềm lực kinh tế vững mạnh, đủ sức hợp tác và cạnh tranh trên trường quốc tế. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một phút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng quốc phòng và an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ. Trong điều kiện mới hiện nay, xây dựng và bảo vệ đang xâm nhập lẫn nhau đến mức xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng. Đây là điểm rất mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay.

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như vậy mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Hơn nữa, mỗi người cũng cần thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để bảo vệ vững chắc vùng trời. vùng biển thân yêu của Tồ quốc. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Lớp trẻ ngày nay cần mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến kinh tế và tri thức, cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy mà mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào, cũng phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười để từng nói: các thế hệ trước đây đà "rửa được nôi nhục nô lệ cho dân tộc", thế hệ ngay nay "phải tiếp nối sư nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mớ ra một chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới"

Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định rằng, nước Đại Việt ta thật là một nước văn hiến và hào kiệt không bao giờ thiếu. Kế thừa tư tưởng đó, yêu nước ngày nay là phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tránh tư tưởng tự ti, bi quan. Mặt khác, yêu nước phải gắn với sự phát triển chung của phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào chống chủ nghĩa khủng bố... vì sự tiến bộ xã hội trên toàn thê giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần ái quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế".  Tinh thần yêu nước truyền thống Viết Nam gắn liền với tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị giữa nhân dân lao động các dân tộc trên thế giới. Nó được kế thừa và phát triển trong quan điểm "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cây của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" của Đảng ta.

Yêu nước trong bối cảnh hiện nay đặc biệt phải gắn liền với độc lập tư chủ và ý chí tự lực tự cường. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độ c lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc về nhiều mắt vào các đối tác trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta không thể trông đợi vào sự giúp đỡ vô tư của các nước khác, cũng không thể có thái độ thu động, ỷ lại vào bất cứ ai. Chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng. trong quan hệ quốc tế, một trong những nguyên tắc cơ bản được đặt ra là : bình đẳng và cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Vì vậy, ngày nay một mặt, chúng ta vẫn tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn viện trợ... của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên thế giới. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng với những điều kiện kèm theo những ưu đãi đó, không vì việc nhỏ mà hy sinh việc lớn, không cái lợi trước mắt mà không chú ý đến cái lợi lâu dài của quốc gia, dân tộc. Trong khi tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. chúng ta cần xác định dựa vào nguồn lực trong nước là chính.

Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chế với việc chống tham nhũng, bởi nó chính là một trong những thù trong vô cùng nguy hiểm. Về phía Nhà nước, cần phải xây dựng được một cơ chế quản lý thích hợp, đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những kẻ tham nhũng. Về phía nhân dân, không nên tiếp tay hay tạo cơ hội cho việc tham nhũng, mà cần phát hiện, tố cáo với các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời. Các tố chức đảng cũng cần tăng cường công tác phê và tự phê một cách có hiệu quả, tiến tới làm trong sách hàng ngũ của Đảng để Đảng ta thực sự làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Cần khắc phục tình trạng quan liêu, cửa quyền, hách dịch đang xảy ra rất phổ biến ở nhiều cơ quan nhà nước hiện nay đe Nhà nước ta thực sư là Nhà nước của dân, do dân và vì dân và để kế thừa tư tưởng yêu nước mà Nguyễn Trãi đã từng khẳng định: yêu nước gắn liền với thương dân, khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu.

Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.

coppy tren mang thi co k ko

12 tháng 11 2019

trên mẠNG CS NHa chứ mk lười ghi lém-_-

30 tháng 4 2021

Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

15 tháng 10 2021

cảm ơn nhaa <3

 

11 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.