K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2020
  • Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
  • Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương
  • Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO
13 tháng 1 2020

hahaHello bạn mình bạn có thể tham khảo câu trả lời sau ạ :

1. Bình thường hóa quan hệ với hoa kì : Từ đầu năm 1995 Việt nam và Hoa Kì đã bình thương hóa quan hệ

2. Trở thành thành viên chính thức ASEAN : Tháng 7 năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ÁEAN

3. Hội nhập các diễn đàn kinh tế: Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA ( khu vực mậu dịch tự do ASEAN ), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương

4.Trở thành thành vien chính thức của WTO : Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Chúc bạn học tốt !

7 tháng 9 2017

Tháng 4/ 2007, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đã đánh dấu thành công lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại nhiều cơ hội (về thị trường, vốn, khoa học công nghệ…) đồng thời cũng là thử thách lớn đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất để có thể cạnh tranh và phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

12 tháng 6 2019

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng coa hiệu quả sản xuất.

 => Loại đáp án A, B, D

- Sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên là khó khăn về nhân tố bên trong của đất nước ta, đây không phải là thách thức do nền kinh tế thế giới mang lại

Đáp án cần chọn là: C

-Dịch vụ các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người .

- Bao gồm 3 nhóm ngành :

+ DV tiêu dùng : thương nghiệp , dv sửa chữa , khách sạn ,nhà hàng , dv cá nhân và cộng đồng .

+DV sản xuất : giao thông vận tải , bưu chính viễn thông , tài chính , tín dụng , kinh doanh tài sản tư vấn .

+DV công cộng : khoa học công nghệ , giáo dục , y tế , văn hóa , thể thao , quản lí nhà nước , đoàn thể và bảo hiểm xã hội .

- Khi kinh tế phát triển thì dịch vụ trở lên đa dạng.

6 tháng 11 2019

* Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế rất đa dạng và phức tạp.Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người, chia thành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng.

-Dịch vụ tiêu dùng gồm:

+Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

+Khách sạn, nhà hàng,

-Dịch vụ sản xuất gồm:

+Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

+Tài chính, tín dụng.

+Kinh doanh tài sản, tư vấn.

-Dịch vụ công cộng gồm:

+Khoa học công nghệ, văn hóa , giáo dục, y tế, thể thao.

+Quản lí Nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc

*Đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ nước ta hiện nay:

-Khu vực dịch vụ ở nước ta chỉ chiếm 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP năm 2002.

-Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ ở nước ta đang phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới.

-Tỉ trọng của nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ(53,1%); dịch vụ sản xuất chiếm 26,8%; dịch vụ công cộng chiếm 22,2%.

-Dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng là hai loại hình dịch vụ quan trọng, nhưng còn chiếm tỉ lệ thấp cho thấy ngành dịch vụ nước ta chưa thật sự phát triển.

-Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ, nhất là trong các lĩnh vựa: tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm, giáo dục đại học,...Điều này càng cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận của các ngành dịch vụ .

-Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao,lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tốt.Đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta.

12 tháng 12 2019

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội (về vốn, thị trường, công nghệ) nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn như: sự biến động của thị trường thế giới, cạnh tranh gay gắt với các nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế => đòi hỏi nước ta phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch kinh tế và nâng coa hiệu quả sản xuất, tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức.

Đáp án cần chọn là: B

3 tháng 5 2019

 Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

6 tháng 11 2023

B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

`->` Cơ cấu kinh tế đang chuyển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

6 tháng 11 2023

cảm ơn nhiều

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

NG
28 tháng 10 2023

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

NG
28 tháng 10 2023

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.