K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Nhân vật

Phân tích

Nguyễn Huệ

- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long, “giận lắm”, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, “giữ lấy lòng người”, chiêu mộ nhân tài ra giúp nước…

- Đi đến đâu, ông chiêu mộ binh sĩ đến đó. Chính sách cũng hết sức hài hòa, lấy dân làm gốc, không bao giờ cưỡng bách dân chúng.

- Nguyễn Huệ rất sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.

- Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.

- Ông có trí tuệ của bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.

- Nguyễn Huệ là người có tài dụng binh như thần.

Lê Chiêu Thống

- Chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.

- Vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài.

- Là một ông vua bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất nước, cấu kết với nhà Thanh để đất nước rơi vào tay của kẻ thù phương Bắc

NG
13 tháng 9 2023

- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.

16 tháng 9 2023

STT

Thuật ngữ

Khái niệm/ đặc điểm

1

Cốt truyện đơn tuyến

Là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính, tạo thành một tuyến truyện duy nhất

2

Cốt truyện đa tuyến

Là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

3

Nhân vật chính

Là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của truyện

4

Chi tiết tiêu biểu

là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú, đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận...
Đọc tiếp

1.1. Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:

- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.

- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.

- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

0
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bắc Bình Vương biết tin báo giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. 

Những công việc mà Bắc Bình Vương đã làm: tế cáo trời đất cùng với các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Dức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung, lễ xong, hạ lệnh xuất quân. 

Những chi tiết đó cho thấy Bắc Bình Vương là một quân tử yêu nước, thương dân, là người có tầm nhìn xa trông rộng. 

NG
13 tháng 9 2023

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta:

+ Bắc Bình Vương tiếp nhận tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.

+ Bắc Bình Vương tế cáo trời đất cùng thần sông, thần núi, lên ngôi hoàng đế.

+ Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.

+ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc.

- Những chi tiết đó cho thấy vua Quang Trung là người nhạy bén, sáng suốt, hành động mạnh mẽ và quyết đoán.

14 tháng 9 2023

Nhân vật

Các chi tiết

Nhận xét tính cách, phẩm chất

Trần Bình Trọng

“Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ”

là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.

Trần Quốc Tuấn

“Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu”

là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.

Hoàng Đỗ

“Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.”

là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hung Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói xáo rỗng, giả dối, lố bịch.

16 tháng 9 2023

Một số chi tiết tiêu biểu:

- Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại.

- Cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình.

- Bới tuyết bằng một cành cây

=> Tính cách yêu thương động vật, thực vật của nhân vật Xa-vu-skin.

Tiêu biểu cho kiểu người dối trá và ảo tưởng trong xã hội.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán .

Chủ đề của tác phẩm: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán. 

NG
13 tháng 9 2023

- Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.

- Chủ đề:

+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.

+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.